“Ông trùm sáng chế”

(Kiến Thức) - TS Lê Văn Tri vừa được cấp chứng nhận đạt kỷ lục có nhiều bằng sáng chế nhất châu Á trong lĩnh vực công nghệ sinh học với 16 bằng sáng chế. 

Ý tưởng bên ly cà phê sáng

TS Lê Văn Tri cho biết, 2013 là một năm ông nhận được nhiều thành công trong sự nghiệp cũng như những niềm vui từ gia đình. Tháng 10, ông bất ngờ được thông báo là người có nhiều bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ nhất châu Á. Niềm vui như nhân lên thời gian sau đó khi con trai ông báo tin được Nhà nước phong chức danh phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam.

"Bộ sưu tập" bằng độc quyền, bằng sáng chế của TS Lê Văn Tri.
"Bộ sưu tập" bằng độc quyền, bằng sáng chế của TS Lê Văn Tri. 

Cầm trên tay chứng nhận xác lập kỷ lục, TS Lê Văn Tri chia sẻ, ý tưởng sáng tạo đến với ông như một dòng nước không ngừng chảy. Nó có thể bắt nguồn từ những buổi sáng bên ly cà phê hay chợt lóe lên khi làm trong phòng thí nghiệm. Thậm chí, những lần khảo sát thực địa, bắt gặp những sự việc liên quan đến đề tài cũng khiến ông xuất hiện những ý tưởng mới. Nhưng có một điều, tất cả những đề tài đó không phải ngẫu nhiên mà là một chuỗi hệ thống.

“Trong tôi luôn tồn tại các câu hỏi dạng như: Tại sao không làm cái này, sao không xử lý cái kia... Suy nghĩ đã khiến tôi nảy ra những ý tưởng tuyệt vời cho cuộc sống. Tôi vẫn ngẫm, một giọt nước sẽ làm tràn ly, chọn đúng thời điểm sẽ có ý tưởng. Khi xuất hiện câu hỏi, tôi đã viết ra để làm bài toán giải ngay sau đó...”, TS Lê Văn Tri cho hay.

Như để chứng minh cho điều mình đã nói, ông Tri kể: Bằng sáng chế thứ 15 với đề tài biến rơm rạ thành phân bón sinh học. Khi đi khảo sát, thấy phần mùn thừa của rơm rạ tôi đã có trăn trở phải xử lý thành một thứ có ích. Bốc nắm mùn đưa lên xem bỗng đầu tôi nghĩ ngay đến giá thể mạ. Mẫu lập tức được chở về công ty. Chỉ sau một thời gian ngắn, hồ sơ bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ thứ 16 đã được hoàn thành.

“Nhiều người nhìn tôi khâm phục, bảo sao có thể làm được nhiều bằng sáng chế như thế. Nhưng với tôi, đó dường như thói quen, sự xoay chuyển các đề tài. Khi hồ sơ xét duyệt này đang triển khai thì nghiên cứu nọ được xúc tiến. Tất cả cứ như một hệ thống trong quỹ đạo, hỗ trợ lẫn nhau”, “ông trùm sinh học” cho biết.

Lúc này đây, ngồi trước tôi, một người đàn ông đã 60 tuổi nhưng niềm đam mê nghiên cứu khoa học vẫn còn cháy bỏng. Dường như đầu ông luôn vận động hướng đến nghiên cứu. Giọng nói sang sảng, dứt khoát thể hiện sự quyết tâm vượt qua khó khăn để đi đến chinh phục đỉnh cao trong khoa học.

Tự hào khi con hơn cha

Khi đề cập đến gia đình, TS Lê Văn Tri cho rằng, ông muốn dành sự im lặng đối với gia đình. Bởi ông rất ngại những bình luận trái chiều của bạn đọc. Nhưng có lẽ niềm kiêu hãnh về “gia đình hoàn hảo” không giấu được trong ánh mắt tràn ngập hạnh phúc của ông.

Qua thời gian cộng tác cùng TS Lê Văn Tri, tôi biết, gia đình chính là điểm tựa, bệ phóng cho thành công của ông. Ông may mắn và hãnh diện vì có người vợ đảm và con cái đều thành đạt. Trong những bước đi của ông, luôn có hình dáng của vợ. Bà không chỉ chăm lo cho ông từ sức khoẻ đến công việc mà còn chu toàn trong việc dạy dỗ con cái để ông yên tâm làm khoa học.

TS Lê Văn Tri vẫn luôn say mê nghiên cứu khoa học.
TS Lê Văn Tri vẫn luôn say mê nghiên cứu khoa học. 

Con trai ông, Lê Anh Vinh vừa được phong phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2013. Danh hiệu đến với anh khi mới tròn 30 tuổi. Dù tốt nghiệp tiến sĩ loại ưu tại Đại học danh tiếng Harvard (Mỹ) nhưng anh vẫn quyết tâm về nước để làm việc. Còn con gái ông cũng tốt nghiệp thạc sĩ tại Úc.

Chia sẻ về những thành công của các con, ông chỉ bảo: “Thời điểm nào cũng vậy, bố mẹ chỉ hỗ trợ con bằng cách nhìn từ xa, góp ý khi con gặp khó khăn. Quyết định cuối cùng vẫn là con cái. Nhưng ở mặt khác, con cũng là người bạn để bố chia sẻ về công việc nghiên cứu”.

Ngày TS Lê Văn Tri nhận danh hiệu kỷ lục, con trai ông đi cùng. Ông hiểu con trai rất tự hào về bố của mình. Bởi hơn ai hết, con ông biết làm khoa học khó thế nào. Để đạt được bằng sở hữu trí tuệ phải vất vả ra sao. Đó cũng là gánh nặng cho chính nhà khoa học trẻ.

“Tôi nghĩ con có áp lực với danh hiệu của tôi. Nhưng có những điều con làm tốt hơn bố, trong đó có học hàm. Con hơn cha là nhà có phúc. Ngày Vinh nhận tin được phong phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam, cậu gọi điện ngay cho tôi thông báo đơn giản: Bố ơi con được rồi. Hơn ai hết, bố mẹ và gia đình đã chứng kiến sự cố gắng của Vinh. Hằng ngày, hai bố con vẫn nói chuyện, chia sẻ, ôm nhau và nói những lời chúc trước khi đi ngủ. Sự trân trọng, khâm phục, hiểu nhau không chỉ là tình cảm cha con. Cao hơn là tình bạn của những người cùng chí hướng phấn đấu”, TS Lê Văn Tri tâm sự.

Cái may của tôi là tất cả các bằng sáng chế từ đầu tiên đến nay vẫn được ứng dụng và đưa ra kinh doanh. Nó là nguồn khai thác trí tuệ và tài chính để nuôi các đề tài sau cũng như hệ thống nghiên cứu. - TS Lê Văn Tri

Những phát minh, sáng chế “ăn may” nhất mọi thời đại

Bỏng ngô. Năm 1894, tiến sỹ John Harvey Kellogg là người giám sát Viện dưỡng lão Creek Battle ở Michigan (Mỹ). Ông và em trai Will keith Kellogg của mình là những tín đồ thuộc giáo phái cơ đốc phục lâm. Cả 2 đã cùng tìm kiếm một loại thức ăn mới để cung cấp cho bệnh nhân mà vẫn tuân thủ được những quy tắc ăn kiêng nghiêm ngặt của giáo phái. Một lần Will vô tình để quên một ít lúa mì đã luộc ở ngoài, và nó bị ôi. Nhưng thay vì bỏ đi, ông đã cho nó vào máy cán. Không tạo ra hỗn hợp bột, họ nhận được rất nhiều mẩu vụn. Đem nướng nó, họ tạo ra được một thứ gọi là Granose-bỏng ngô. Hai anh em đã thử thực hành quá trình này với các loại ngũ cốc và với ngô. Vào năm 1906, Will lập nên công ty Kellogg, chuyên bán bỏng ngô.
 Bỏng ngô. Năm 1894, tiến sỹ John Harvey Kellogg là người giám sát Viện dưỡng lão Creek Battle ở Michigan (Mỹ). Ông và em trai Will keith Kellogg của mình là những tín đồ thuộc giáo phái cơ đốc phục lâm. Cả 2 đã cùng tìm kiếm một loại thức ăn mới để cung cấp cho bệnh nhân mà vẫn tuân thủ được những quy tắc ăn kiêng nghiêm ngặt của giáo phái. Một lần Will vô tình để quên một ít lúa mì đã luộc ở ngoài, và nó bị ôi. Nhưng thay vì bỏ đi, ông đã cho nó vào máy cán. Không tạo ra hỗn hợp bột, họ nhận được rất nhiều mẩu vụn. Đem nướng nó, họ tạo ra được một thứ gọi là Granose-bỏng ngô. Hai anh em đã thử thực hành quá trình này với các loại ngũ cốc và với ngô. Vào năm 1906, Will lập nên công ty Kellogg, chuyên bán bỏng ngô.

Lò vi sóng. Năm 1945, kỹ sư nghiên cứu về ra-đa Percy Spencer đã tiến hành thử nghiệm với một ống chân không mới, gọi là Maghetron, trong khi đang cộng tác cùng Raytheon Corporation. Ông lấy làm tò mò khi một thỏi kẹo trong túi áo ông bị chảy ra. Ông đã thử nghiệm với bỏng ngô. Và từ đó ý tưởng về một chiếc lò vi sóng đã được nhen nhóm. Năm 1947, Raytheon tạo ra chiếc lò vi sóng đầu tiên với tên gọi Radarange.
 Lò vi sóng.  Năm 1945, kỹ sư nghiên cứu về ra-đa Percy Spencer đã tiến hành thử nghiệm với một ống chân không mới, gọi là Maghetron, trong khi đang cộng tác cùng Raytheon Corporation. Ông lấy làm tò mò khi một thỏi kẹo trong túi áo ông bị chảy ra. Ông đã thử nghiệm với bỏng ngô. Và từ đó ý tưởng về một chiếc lò vi sóng đã được nhen nhóm. Năm 1947, Raytheon tạo ra chiếc lò vi sóng đầu tiên với tên gọi Radarange.

Silly Putty- loại nhựa dẻo silicon của công ty Binney&Smith. Vào chiến tranh thế giới thứ 2, trong khi đang cố tạo ra một chất thay thế cho cao su tổng hợp, James Wright đã đánh rơi một giọt axit boric vào trong dầu silicon. Kết quả là đã tạo ra một hợp chất polyme hóa. Vài năm sau, năm 1950, chuyên gia marketing Peter Hodgson đã sử dụng hợp chất này làm đồ chơi và đặt tên nó là Silly Putty.
 Silly Putty- loại nhựa dẻo silicon của công ty Binney&Smith. Vào chiến tranh thế giới thứ 2, trong khi đang cố tạo ra một chất thay thế cho cao su tổng hợp, James Wright đã đánh rơi một giọt axit boric vào trong dầu silicon. Kết quả là đã tạo ra một hợp chất polyme hóa. Vài năm sau, năm 1950, chuyên gia marketing Peter Hodgson đã sử dụng hợp chất này làm đồ chơi và đặt tên nó là Silly Putty.

Pose-it Note là một tờ giấy nhỏ nhỏ, với một dải dính ở đằng sau, cho phép nó có thể dính được vào tài liệu, tường… Ý tưởng này được Arthur Fry đưa ra vào năm 1974 như một cách để đánh dấu trang trong bản thánh ca. Sản phẩm này được một nhân viên của công ty 3M phát hiện một cách tình cờ. Từ đó, sản phẩm này được giới thiệu và trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
 Pose-it Note là một tờ giấy nhỏ nhỏ, với một dải dính ở đằng sau, cho phép nó có thể dính được vào tài liệu, tường… Ý tưởng này được Arthur Fry đưa ra vào năm 1974 như một cách để đánh dấu trang trong bản thánh ca. Sản phẩm này được một nhân viên của công ty 3M phát hiện một cách tình cờ. Từ đó, sản phẩm này được giới thiệu và trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Saccharin là một loại đường nhân tạo được phát hiện một cách tình cờ vào năm 1879 bởi nhà nghiên cứu Constantine Fahlberg, người đang làm việc cho trường Đại học John Hopkins. Phát hiện của Fahlberg rất tình cờ, khi ông quên không rửa tay trước bữa ăn. Ông đã đánh đổ một hóa chất vào tay và khi cầm bánh mì lên ăn, ông thấy nó có vị ngọt đặc biệt.
 Saccharin là một loại đường nhân tạo được phát hiện một cách tình cờ vào năm 1879 bởi nhà nghiên cứu Constantine Fahlberg, người đang làm việc cho trường Đại học John Hopkins. Phát hiện của Fahlberg rất tình cờ, khi ông quên không rửa tay trước bữa ăn. Ông đã đánh đổ một hóa chất vào tay và khi cầm bánh mì lên ăn, ông thấy nó có vị ngọt đặc biệt.

Lò xo xoắn ốc Slinky. Trò chơi Slinky là một sản phẩm tình cờ được tạo ra vào năm 1943 khi kỹ sư Richard James đang nghiên cứu chế tạo ra bộ lò xo có thể đỡ và trợ lực cho các bộ phận nhạy cảm trên tàu. Trong một lần vô tình đánh rơi bộ lò xo khỏi kệ, ông thấy nó không rơi thẳng xuống sàn mà lại tự động nảy lên nảy xuống, lăn nhiều vòng qua kệ tủ, giá sách rồi mới đáp xuống sàn. Cái tên Slinky được vợ ông nghĩ ra và bắt đầu đem bán vào khoảng cuối năm 1945, trở thành một trong những món đồ chơi nổi tiếng nhất trên thế giới.
 Lò xo xoắn ốc Slinky. Trò chơi Slinky là một sản phẩm tình cờ được tạo ra vào năm 1943 khi kỹ sư Richard James đang nghiên cứu chế tạo ra bộ lò xo có thể đỡ và trợ lực cho các bộ phận nhạy cảm trên tàu. Trong một lần vô tình đánh rơi bộ lò xo khỏi kệ, ông thấy nó không rơi thẳng xuống sàn mà lại tự động nảy lên nảy xuống, lăn nhiều vòng qua kệ tủ, giá sách rồi mới đáp xuống sàn. Cái tên Slinky được vợ ông nghĩ ra và bắt đầu đem bán vào khoảng cuối năm 1945, trở thành một trong những món đồ chơi nổi tiếng nhất trên thế giới.

Khoai tây chiên là sản phẩm của đầu bếp George Crum. Ông là người đã tạo ra món ăn nhẹ có muối vào năm 1853 tại nhà hàng Moon Lake gần New York. Chán ngán với những lời phàn nàn rằng món ăn của mình ướt và không đủ độ giòn, ông đã thái mỏng khoai tây hết mức có thể và chiên lên với mỡ động vật, sau đó trộn thêm muối. Món ăn này của ông sau đó đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
 Khoai tây chiên là sản phẩm của đầu bếp George Crum. Ông là người đã tạo ra món ăn nhẹ có muối vào năm 1853 tại nhà hàng Moon Lake gần New York. Chán ngán với những lời phàn nàn rằng món ăn của mình ướt và không đủ độ giòn, ông đã thái mỏng khoai tây hết mức có thể và chiên lên với mỡ động vật, sau đó trộn thêm muối. Món ăn này của ông sau đó đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Pháo hoa được phát minh ra ở Trung Quốc 2.000 năm trước. Nhiều người cho rằng nó được tạo ra một cách tình cờ khi người đầu bếp trộn lẫn than, sulfur và nitrat kali, những chất thường thấy trong bếp của người Trung Quốc bấy giờ. Hỗn hợp này sau đó bị bốc cháy và khi dồn vào những ống tre, nó phát nổ.
 Pháo hoa được phát minh ra ở Trung Quốc 2.000 năm trước. Nhiều người cho rằng nó được tạo ra một cách tình cờ khi người đầu bếp trộn lẫn than, sulfur và nitrat kali, những chất thường thấy trong bếp của người Trung Quốc bấy giờ. Hỗn hợp này sau đó bị bốc cháy và khi dồn vào những ống tre, nó phát nổ.

Play-Doh là miếng đất sét không độc, nhiều màu sắc. Nó được phát minh một cách tình cờ vào năm 1955 bởi Joseph và Noah McVicker khi cặp vợ chồng này đang có gắng lau giấy dán tường.
 Play-Doh là miếng đất sét không độc, nhiều màu sắc. Nó được phát minh một cách tình cờ vào năm 1955 bởi Joseph và Noah McVicker khi cặp vợ chồng này đang có gắng lau giấy dán tường.

Những loài sinh sản nhanh như vũ bão

(Kiến Thức) - Những sinh vật này tuy nhỏ bé, nhưng lại có tốc độ sinh sản nhanh đến mức khủng khiếp.

Nhung loai sinh san nhanh nhat the gioi
Trai ngựa vằn. Loài trai ngựa vằn bé nhỏ có tốc độ sinh sản khủng khiếp, mỗi cá thể có thể đẻ đến hàng triệu trứng một năm. Loài này vắt cạn chất dinh dưỡng và các vi sinh vật trong nước, gây thiệt hại nghiêm trọng với rất nhiều loài. 

Những bảo bối siêu nhân của động vật

(Kiến Thức) - Với những bộ phận bảo bối đặc biệt có phần kỳ quái, những loài này có thể “ung dung” sống trong môi trường tự nhiên hoang dã khắc nghiệt.

Sói bờm sở hữu đôi chân đặc biệt. Đôi chân dài, mảnh khảnh là lợi thế của loài vật này khi phải sống trong môi trường đồng cỏ cao khiến tầm nhìn hạn chế, chúng có thể nhìn thấy kẻ thù trước khi bị tiếp cận.
Sói bờm sở hữu đôi chân đặc biệt. Đôi chân dài, mảnh khảnh là lợi thế của loài vật này khi phải sống trong môi trường đồng cỏ cao khiến tầm nhìn hạn chế, chúng có thể nhìn thấy kẻ thù trước khi bị tiếp cận.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới