Ông Triệu Tài Vinh 'hiến kế' tinh giản biên chế

Theo ông Triệu Tài Vinh, không nhiều người lựa chọn bước vào "vùng xám" để làm những việc tốt cho cái chung, vì không có thêm thu nhập và cơ hội thăng tiến.

Thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị khóa 11 về “tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”; Nghị quyết số 18 của hội nghị TƯ 6 (khóa X12) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19 về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” đã thu được một số kết quả cụ thể.
3 lựa chọn
Tuy nhiên, nhìn tổng thể các kết quả này chưa phản ánh đủ tinh thần tinh giản biên chế, xây dựng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xã hội hóa và tăng tính tự chủ các hoạt động sự nghiệp. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, cần được đánh giá một cách khách quan.
Mục tiêu của hầu hết những người đi làm ở cả khu vực công và tư là có thu nhập để bảo đảm cuộc sống của gia đình và thăng tiến trên con đường nghề nghiệp.
Do vậy, hầu hết mọi người sẽ hướng tới cả 2 mục tiêu này nên các chính sách cần được thiết kế sao cho mục tiêu của tập thể cùng hướng với mục tiêu của cá nhân.
Cần phải tháo gỡ các nút thắt thể chế chung, nhất là các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức làm việc
Cần phải tháo gỡ các nút thắt thể chế chung, nhất là các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức làm việc 
Nếu 2 điều này ngược nhau thì phần thiệt thường nghiêng về tập thể. Điều không may là rất nhiều chính sách trong thực tế thường ở trong “vùng xám” và những người thực thi có 3 lựa chọn.
Một là bước vào "vùng xám" để làm những việc tốt cho cái chung nhưng có khả năng phải chịu những rủi ro và không có nhiều lợi ích.
Hai là lợi dụng "vùng xám" để trục lợi.
Ba là không làm gì và đẩy trách nhiệm cho người khác hoặc nơi khác.
Thực tế hiện nay, không có nhiều người lựa chọn phương án 1 vì thường không có thêm thu nhập và cơ hội thăng tiến. Nếu linh hoạt giải quyết nhanh chóng cho người dân hay DN đối với những vấn đề vướng mắc phát sinh, thì khi xong việc thường chỉ nhận được những lời cảm ơn chứ không có thêm các khoản "thu nhập trực tiếp".
Xem thêm video: Ông Triệu Tài Vinh: Phải đối mặt với tin "Cả nhà làm quan"
Hơn nữa việc giải quyết linh hoạt có thể không đúng quy trình và xảy ra sai sót, trong khi quy trình bổ nhiệm và thăng tiến hiện tại với tiêu chí "không sai" được đặt lên hàng đầu, nên việc xử lý linh hoạt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích bản thân.
Vì khi xảy ra trục trặc thì người đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Cơ chế này vô hình trung khiến cho cán bộ chọn cách không làm gì hoặc làm rất hạn chế hoặc làm theo "đúng quy trình". Bởi nếu có làm và làm "sáng tạo" thì khó tránh được sai sót và khuyết điểm. Đây là rào cản lớn để công chức có thể và mong muốn làm việc hiệu quả.
Trong hệ thống công, việc nghĩ ra cái mới tất yếu sẽ phát sinh thêm việc cho chính người đó và cả những người xung quanh. Cho nên, suy nghĩ sẽ là không việc gì phải làm như vậy và tâm lý mặc kệ nảy sinh.
Tâm lý giữ nguyên hiện trạng hay sức ỳ là rào cản lớn nhất hiện nay, nhất là khi có trục trặc về sự đoàn kết và thống nhất nội bộ.
Cần giải pháp nào?
Cần phải tháo gỡ các nút thắt thể chế chung, nhất là các vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức làm việc. Xây dựng cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức làm việc và người dân có ý chí vươn lên, dám bước vào "vùng xám" làm những việc tốt cho cái chung và cơ chế giải quyết rủi ro cũng như cách ghi nhận kết quả, coi như lợi ích ban đầu.
Cần xác định rõ vai trò và quyền hạn can thiệp của chính quyền. Nguyên tắc cơ bản là nhà nước chỉ nên can thiệp khi thị trường không hiệu quả hoặc nhận diện được các "tín hiệu" tích cực từ thị trường và cần vun đắp để giúp thị trường phát triển tốt hơn, nhanh hơn, bền vững hơn.
Tín hiệu tích cực của thị trường là việc càng nhiều các DN sẵn sàng tham gia vào công tác quản lý xã hội. Trước mắt phải quyết liệt thực hiện tự chủ, đẩy mạnh xã hội hóa, trả lại cho thị trường chức năng định giá sức lao động.
Tiếp theo, cần xem xét hình thành các cơ chế: cạnh tranh giữa các vị trí; đánh giá cán bộ dựa trên kết quả; chủ động và chịu trách nhiệm của người đứng đầu khi tổ chức muốn đi vào các "vùng xám" để tìm kiếm cơ hội thành công; cơ chế để có thể cải thiện thu nhập cho công chức nhưng phải tách bạch giữa lợi ích và quyền hạn của công chức; giao việc có tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho công chức thực thi.
Vấn đề khó là cải cách tiền lương trong bối cảnh hiện nay, khi cải cách thể chế chậm chạp, hệ thống chính trị, bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu năng và nhiều đơn vị sự nghiệp vẫn thuộc khu vực công. Hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước là một gánh nặng lớn.
Phải cải cách khu vực sự nghiệp công lập trên nguyên tắc trả lương theo cơ chế thị trường, thực hiện cơ chế đặt hàng...
Thực hiện nguyên tắc Nhà nước không nên làm những việc DN có thể làm. Cho phép DN làm những điều pháp luật không cấm. Một mặt phải tinh giản tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Mặt khác phải xã hội hoá, khoán tự chủ, giao quyền thực chất.
TS Triệu Tài Vinh (Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương)

Công ty Trung Quốc Luxshare-ICT sai phạm: Đưa người trái phép vào Việt Nam nhằm mục đích gì?

(Kiến Thức) - Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định xử phạt đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Luxshase - ICT (Việt Nam) do nhiều sai phạm, trong đó có cả việc đưa người trái phép vào Việt Nam.

Cần làm rõ Công ty Trung Quốc Luxshare-ICT đưa người trái phép vào làm gì?
UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với năm cá nhân đang làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Luxshare - ICT hiện tạm trú tại khách sạn Ravatel Home, thành phố Bắc Giang, vì đã vi phạm về người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 17, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ).

Sau 15/4, tiếp tục gia hạn cách ly toàn xã hội... có nên?

(Kiến Thức) - Đại diện Bộ Y tế mới đây đề xuất tiếp tục kéo dài thời gian áp dụng giãn cách xã hội nếu thấy cần thiết bởi đây là chính sách có ý nghĩa quyết định của công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19. Vậy có nên tiếp tục gia hạn cách ly toàn xã hội?

Tại phiên họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề xuất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem xét kéo dài thời gian áp dụng giãn cách xã hội nếu thấy cần thiết.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá kết quả khả quan bước đầu của công cuộc phòng chống dịch bệnh là nhờ vào vai trò rất quan trọng của hai giải pháp cách ly toàn xã hội và ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào. Ông Long cho rằng, đây là hai chính sách có ý nghĩa quyết định.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.