Ông Trần Đình Long nói về "con ông, cháu cha" ở tập đoàn Hòa Phát

Dưới đây là là những chia sẻ của tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát về việc phát triển doanh nghiệp, dùng người và cả quan niệm làm giàu.

Định vị lại Hòa Phát thành doanh nghiệp có tầm vóc khu vực
Chúng tôi mới đây đã thay đổi lại nhận diện thương hiệu để định vị lại Hòa Phát thành tập đoàn sản xuất thép, lấy thép làm trọng tâm, có tầm vóc trong khu vực. Đây là tham vọng của chúng tôi. Để đạt được tất nhiên cần có thời gian.
Phòng làm việc với bàn làm việc đơn giản của tỷ phú Trần Đình Long, nơi các phòng ban khi cần có thể “mượn” để làm nơi họp.
Phòng làm việc với bàn làm việc đơn giản của tỷ phú Trần Đình Long, nơi các phòng ban khi cần có thể “mượn” để làm nơi họp. 
Ông đánh giá thế nào về thị trường thép Việt Nam trong các năm tới?
Chúng tôi là thế hệ đầu tiên trong làm thép ở Việt Nam. Nói chính xác, sau đổi mới kinh tế Việt Nam như tờ giấy trắng, Việt Nam khi đó chưa có ngành công nghiệp thép, sản xuất rất manh mún. Sau chặng đường dài đổi mới, chúng ta đã xuất hiện ngành công nghiệp thép ở Việt Nam. Khoảng 5-7 năm nay, mọi người nhìn rất xấu về ngành thép ở thế giới và Việt Nam chung. Với những nước công nghiệp hóa mới, nhu cầu về thép tăng rất cao.
Đến nay nhu cầu thép tại Việt Nam hiện tăng trưởng rất nhanh và ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng đã nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và đã cao nhất khu vực Đông Nam Á, thậm chí lớn hơn cả Indonesia, nước có dân số gấp đôi Việt Nam. Nhu cầu lớn, sẽ dẫn đến nguồn cung phải tăng và đây cũng là áp lực với ngành. Từ nay đến năm 2025 ngành thép Việt Nam có triển vọng rất tốt dù so với thế giới thì vẫn còn nhỏ bé.
Hiện tiêu thụ thép cán nóng của Việt Nam khoảng hơn 7,5 triệu tấn. Formosa 5 triệu, Hòa Phát 7 triệu tấn. Sản lượng như vậy là vừa với nhu cầu thị trường. Với thép xây dựng không cần thêm nhiều, thép cuộn cán nóng, thép không gỉ thì vẫn cần. Thế giới thì phẳng, nếu ta không làm thì có thể nhập về, miễn là có tiền. Cơ hội xuất khẩu là có. Thời điểm này là điểm tốt để thực hiện xuất khẩu. Trước đây trong một thời gian dài, xuất khẩu lợi nhuận không bằng bán trong nước.
Chính sách của Hòa Phát, như tôi đã chia sẻ nhiều lần, là chiến lược xe lu. Cứ giữa đường thẳng tiến, từ từ, chậm chắc và không bao giờ hài lòng với những gì mình có.
Những ngành nghề Nhà nước không cần nắm giữ thì nên để cho tư nhân làm. Quan điểm của Chính phủ hiện nay là làm gì cũng được nhưng phải tạo điều kiện cho sản xuất. Với doanh nghiệp chúng tôi kỳ vọng Chính phủ tiếp tục những việc đang làm, không thay đổi gì cả. Vì với người kinh doanh, sợ nhất là sự thay đổi về chính sách.
Ông có thể chia sẻ thêm về kế hoạch phát triển Hòa Phát trong thời gian tới? Hòa Phát có kế hoạch mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp khác?
Trong lịch sử 25 năm. Hòa Phát chưa từng làm việc mua bán sáp nhập các doanh nghiệp khác. Tất cả đều tự làm. Đây là chiến lược của Hòa Phát. Còn đi ra nước ngoài để mua các doanh nghiệp, nói thật chúng tôi cũng chưa nghĩ đến. Hiện giờ Hòa Phát chỉ toàn tâm toàn lực dồn sức cho dự án Dung Quất. Chúng tôi xác định không làm lan man. Chủ trương của Hòa Phát cũng là làm nông nghiệp ở mức như hiện tại nhưng sẽ làm tốt nhất có thể.
Hòa Phát hiện là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. Ông có tham vọng gì xa hơn nữa trong việc trở thành "Vua Thép" nếu nhìn vào bài học của Posco đã trở thành một thương hiệu quốc gia của Hàn Quốc và cả thế giới?
Mong muốn của Hòa Phát trong việc vươn lên trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất tại Việt Nam đang trên đường tới đích. Thực ra mong muốn lớn nhất là trở thành nhà sản xuất đáp ứng được nhu cầu cho nền kinh tế, thay thế được hàng nhập khẩu và tiến tới vươn ra xuất khẩu. Bước đi của Hòa Phát cũng như bước đi của các tập đoàn thế giới trước đây.
Nhưng sẽ có câu chuyện là áp lực từ các cổ đông về đạt các chỉ tiêu về tăng trưởng, lợi nhuận trong khi điều này lại mâu thuẫn với chiến lược phải đi chậm lại, phát triển vững chắc về dài hơi?
Tại đại hội cổ đông của tập đoàn, tôi đã nói mâu thuẫn là động lực của phát triển nên lúc nào cũng mâu thuẫn (cười). Còn áp lực, lúc nào cũng có. Cổ đông thì muốn ông chi ra nhiều tiền, còn với người cầm cán cân thì muốn dành lại nguồn lực để tái đầu tư. Mình sẽ phải cân đối, hài hòa các việc. Suy cho cùng chiến lược của công ty đã rõ ràng như vậy thì cổ đông phải đi theo. Nếu không đồng ý thì có thể bán cổ phần.
Con ông, cháu cha cũng phải đi lên bằng thực lực
Thực tế nhiều thương hiệu Việt làm ăn tốt luôn được các tập đoàn nước ngoài nhòm ngó. Vậy ông có ý định bán cổ phần của mình tại Hòa Phát?
Tôi đã trả lời là không bán. Nếu có bán thì phải đến đời con nó có bán thì bán. Còn tôi thì không bán.
Vậy ở Hòa Phát chiến lược đào tạo và chọn lựa người kế cận được thực hiện thế nào?
Thứ nhất là phải để các cháu học hành tử tế. Hòa Phát có quy định “con ông, cháu cha” cũng phải vào làm việc như những người bình thường, chứng minh qua công việc thực tế. Không có chuyện vào làm lãnh đạo ngay. Và sau này có vươn được lên không thì phải do ông có công chứ không phải do chúng tôi. Tuy nhiên, mọi việc đang tốt. Có con một anh ở Hội đồng quản trị giờ đã làm đến hàm trưởng phòng, trưởng thành lắm.
Tại Hòa Phát, sự hỗ trợ của bố mẹ là không có, phải chứng minh bằng năng lực thật sự. Không có chuyện “con ông, cháu cha” một mình đi làm một giờ hay thế này thế khác. Đều phải đi làm như người bình thường. Đến giờ lên ăn cơm tập thể như bình thường. Tôi đảm bảo 100% không có bất cứ ưu đãi nào cho các “con ông, cháu cha” ở tập đoàn.
Học sống chung với danh đại gia
Ông giờ là một trong những tỷ phú giàu nhất trên sàn chứng khoán cũng như là người siêu giàu trong đời sống thực. Cá nhân ông cảm thấy thế nào?
Rất nhiều người dị ứng với từ đại gia và kéo theo nhiều thứ khác nữa. Quan điểm của tôi thì đại gia cũng là bình thường. Bây giờ có thích hay không thích thì người ta cứ bảo mình như thế. Và hàng ngày nó vẫn cứ xảy ra, vậy tốt nhất là sống chung với nó (cười).
Trước ông là một trong những tỷ phú đầu tiên ở Việt Nam có máy bay riêng và sau đó ông lại bán đi. Lý do là gì vậy?
Tôi bán máy bay vì hết vai trò rồi. Trước tôi đi mỏ nhiều nên cần. Nhưng ngoài ra có việc nữa là thủ tục nhiêu khê lắm dù giấy phép bay các thứ mình có hết rồi. Đi máy bay không phải như lái xe của mình, bảo đi đâu thì đi. Còn máy bay thì phụ thuộc thời tiết khu vực, vùng bay…Nhiều lần đoàn của Hòa Phát ra đến sân bay rồi lại phải quay về.
Vậy giờ trong các vật dụng hàng ngày hiện nay, vật đắt tiền nhất của ông là gì? Như các “nhà giàu khác”, ông có thú sưu tập siêu xe?
Không. Tôi có mỗi một cái xe (ông Trần Đình Long đang đi xe Bentley Mulsanne, một trong những mẫu xe “siêu sang” hàng hiếm có mặt ở Việt Nam - PV). Tôi thích đi xe Bentley vì dáng đẹp nhưng xe cũng chỉ là phương tiện thôi. Còn điện thoại thì nhiều năm tôi đang dùng một chiếc Samsung. Đồng hồ tôi đeo cũng dùng đơn giản, bình thường. Tôi coi đó là vật dụng hàng ngày. Không hề đắt tiền.
Môn thể thao mà ông đang chơi là gì?
Trước thì tôi đá bóng, xong chơi tennis giờ thì tôi đánh golf. Tuần đánh từ 2-3 buổi. Thứ Bảy, Chủ nhật và một ngày trong tuần. Ngày trong tuần rảnh thì tôi đi còn không thì thôi. Còn thứ Bảy, Chủ nhật thì chắc chắn, không hy sinh cho các công việc khác.
Ông nhìn nhận câu chuyện các tỷ phú khác trên thế giới khi đạt đến mức nào đó là sẽ chuyển hướng sang làm từ thiện và nhiều việc khác cho xã hội, cộng đồng như thế nào?
Các tỷ phú, chủ các tập đoàn lớn trên thế giới thường họ lập các quỹ làm từ thiện khá bài bản. Việc tỷ phú đến mức nào đó chuyển hướng sang làm từ thiện ở Việt Nam là mới nhưng rồi cũng không thoát được quy luật đó. Nhiều người đã đang làm việc này. Tuy nhiên, có thể mức độ làm từ thiện nhỏ và manh mún hơn.
Cảm ơn ông.

Đại gia chứng khoán chạy theo trào lưu trồng rau, nuôi lợn

Đầu tư các nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhập heo giống, Tập đoàn Hòa Phát nối gót các “đại gia” chứng khoán hàng đầu tiến vào thị trường nông nghiệp.

Đầu tư các nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhập heo giống, Tập đoàn Hòa Phát nối gót các “đại gia” chứng khoán hàng đầu tiến vào thị trường nông nghiệp. Song, theo các chuyên gia, lĩnh vực này không dễ “ngon ăn” nếu chỉ đầu tư kiểu “hớt ngọn” như một số doanh nghiệp đang làm vừa qua.

Soi báo cáo tài chính năm 2016 của Tập đoàn Hòa Phát

(Kiến Thức) - Theo BCTC hợp nhất quý IV/2016, tính đến hết ngày 31/12/2016, Tập đoàn Hòa Phát có hơn 10.247 tỷ tổng giá trị lượng hàng tồn kho, tăng gần 50% so với cùng kỳ 2015.

Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2016. Theo đó, năm 2016, Tập đoàn Hòa Phát đạt tổng doanh thu gần 34.000 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát năm 2016 là 6.600 tỷ đồng, tăng 89% so với năm 2015.
Với thị phần thép xây dựng, năm 2016 Hòa Phát đạt sản lượng 1,8 triệu tấn. Lượng tiêu thụ thép trong năm 2016 của Hòa Phát đạt gần 500.000 tấn ống thép các loại, dẫn đầu cả nước với 26% thị phần.
Nhóm ngành công nghiệp khác như nội thất, điện lạnh, thiết bị phụ tùng tiếp tục giữ vững thị trường.
Trong lĩnh vực bất động sản, dòng tiền nằm trong bất động sản đầu tư của Tập đoàn Hòa Phát tính đến cuối năm 2016 là gần 202.757 tỷ đồng.
Ngoài KCN Phố Nối A và KCN Hòa Mạc, năm 2017 Hòa Phát bắt đầu triển khai 2 dự án lớn là KCN Yên Mỹ 200 ha và đặc biệt Khu đô thị Bắc Phố Nối 260 ha đáp ứng nhu cầu lớn về nhà ở cho các khu công nghiệp và dân cư ven Hà Nội.
Về số lượng hàng tồn kho, tính đến hết ngày 31/12/2016, Tập đoàn Hòa Phát có hơn 10.247 tỷ tổng giá trị lượng hàng tồn kho. Con số này tăng mạnh gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái (hơn 6.937 tỷ hàng tồn kho).

Quảng cáo của Iris Garden - Vimefulland: Chơi xấu, hạ bệ đối thủ để giành khách?

(Kiến Thức) - Để quảng bá "câu khách" mua căn hộ dự án Iris Garden của Vimefulland, nhiều bài quảng cáo cho dự án đã dùng dự án ít tên tuổi khác để so sánh, làm bàn đạp với những lời lẽ thiếu tôn trọng đối thủ...

Iris Garden (Đường Trần Hữu Dực, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội) là dự án do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Nhuệ Giang làm chủ đầu tư, đơn vị phát triển là Vimefulland - thương hiệu bất động sản thuộc Tập đoàn Vimedimex.
Như Kiến Thức đã phản ánh, gần đây nhiều khách hàng bày tỏ bức xúc khi nhận được những thông tin quảng cáo về dự án Iris Garden, trong đó có nhiều thông tin phản cảm, thậm chí "hạ bệ" đối thủ.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.