Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra |
Trong khi đó, chính phủ Thái đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 60 ngày áp dụng ở Bangkok và các vùng lân cận nhằm kìm hãm chiến dịch đóng cửa của phe đối lập.
Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra |
Trong khi đó, chính phủ Thái đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 60 ngày áp dụng ở Bangkok và các vùng lân cận nhằm kìm hãm chiến dịch đóng cửa của phe đối lập.
Đây là chính phủ ra lệnh đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ cựu lãnh đạo bị lật đổ Thaksin Shinawatra năm 2010. Hơn 90 người, đa số là người dân chống đối, thiệt mạng trong giai đoạn 2 tháng.
Ông Suthep Thaugsuban rời đảng để dẫn dắt biểu tình |
Cả ông Suthep và Abhisit đang đối diện điều mà họ gọi là cáo buộc có động cơ chính trị vì những người thiệt mạng này.
Năm 2013, khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra cân nhắc dự luật ân xá gây tranh cãi, ông Suthep rời đảng Dân Chủ để lãnh đạo biểu tình.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu từ tháng 10. Chúng bùng phát vì một dự luật ân xá mà có thể dẫn đến sự trở về của anh trai Thủ tướng, ông Thaksin Shinawatra. Mặc dù dự luật bị bác bỏ, nhưng các cuộc biểu tình đã đẩy lên thành lời kêu gọi lật đổ chính phủ của bà Yingluck.
Ông Suthep có ảnh hưởng lớn trong đảng Dân Chủ suốt nhiều thập niên, từng làm bộ trưởng nông nghiệp và viễn thông.
Năm 1995, ông bị cáo buộc giao đất cho người giàu trong một chương trình có mục tiêu dành đất cho người nghèo. Tranh cãi khi đó khiến Thủ tướng Chuan Leekpai giải tán chính phủ.
Ông Suthep Thaugsuban tuyên bố sẵn sàng chết nếu không thành công. |
Năm 2010, khi ông Suthep đang là Phó Thủ tướng, chính phủ cho phép quân đội dùng vũ lực giải tán đợt biểu tình của phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin.
Nhưng sau khi xảy ra bạo lực, một chính phủ mới của em gái ông Thaksin được dân bầu lên, và ông Suthep quay lại làm đối lập.
Nay ông Suthep đang dẫn dắt phe biểu tình bao vây các tòa nhà chính phủ, mặc dù cũng kêu gọi người của ông không thi hành bạo động.
Ông nói muốn thay thế chính phủ này bằng một “hội đồng của nhân dân”, không phải do dân bầu, nhằm lựa chọn lãnh đạo quốc gia.
"Người nước ngoài có thể nghĩ rằng nếu chính phủ thắng ở quốc hội, tức là đa số người dân ủng hộ họ. Nhưng thực ra chính phủ này đã mua phiếu bằng tiền trong cuộc bầu cử trước”, ông cáo buộc.
Những người đang đi theo ông chủ yếu là cử tri trung lưu ở thành thị, tập trung ở thủ đô và miền nam.
Nhiều người trong đó chỉ trích chi tiêu của chính phủ của bà Yingluck, gồm một chương trình trợ giá gạo đắt tiền giúp nông dân, nhưng gây hại cho xuất khẩu của Thái Lan. Nông dân vốn ủng hộ ông Thaksin và các đồng minh của ông này.
“Tôi ghét chính phủ của bà ta vì không trung thực. Họ xài tiền của dân cho các doanh nghiệp và mạng lưới nhà Shinawatra,” một người biểu tình bức xúc.
Ông Suthep tuyên bố với các phóng viên: “Nhân dân sẽ chỉ ngừng đấu tranh khi quyền lực nhà nước thuộc về họ. Nếu chúng tôi không thành công, tôi sẵn sàng chết trên chiến trường”.
Tòa nhà chính phủ chính là tổng tư dinh dành cho nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Nằm ở khu Dusit, thủ đô Bangkok, tòa nhà này được xây dựng năm 1923 dưới thời Vua Vajiravudh. |
Ngoài tòa nhà chính phủ được dùng để làm việc, còn có một dinh thự chính thức dành cho thủ tướng, đó là Phitsanulok Mansion. |
Còn đây là tư dinh của bà Yinguck ở số 3 đường Soi Yothin Pattana, quận Bung Kum bị ngập nước trong đợt lũ lịch sử hồi năm 2011. |
Căn nhà được bảo vệ khá nghiêm ngặt. |
Tư dinh nằm ở số 31 Sukhumvit Soi của cựu Thủ tướng, lãnh đạo Đảng Dân chủ đối lập của Thái Lan, Abhisit Vejjajiva. |
Toàn cảnh khu biệt thự mô phỏng Tử Cấm Thành được quan tham Gu Junshan đầu tư xây cất. |