Ông Tập Cận Bình được ai hậu thuẫn trong vụ Chu Vĩnh Khang?

Reuters ngày 30/7 dẫn nguồn tin cho biết, ông Tập Cận Bình nhận được hậu thuẫn của 2 cựu lãnh đạo là ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.

Ông Tập Cận Bình được ai hậu thuẫn trong vụ Chu Vĩnh Khang?
Vụ Chu Vĩnh Khang phá vỡ “quy tắc” là các ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sẽ không bị động đến sau khi nghỉ hưu.
Reuters ngày 30/7 dẫn các nguồn tin thân cận cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận được sự hậu thuẫn của hai nhà cựu lãnh đạo là ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân để mở cuộc điều tra đối với cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.
Theo các nhà phân tích chính trị, nếu không nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của những cựu lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình sẽ gặp không ít khó khăn để điều tra một nhân vật có tầm ảnh hưởng và quyền lực như Chu Vĩnh Khang.
Ông Chu Vĩnh Khang được cho là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị điều tra về những cáo buộc tham nhũng kể từ năm 1949.
Ông Chu Vĩnh Khang được cho là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị điều tra về những cáo buộc tham nhũng kể từ năm 1949.
Tuyên bố ngắn gọn được Trung Quốc đưa ra hôm 29/7 cho biết, ông Chu Vĩnh Khang đang là mục tiêu điều tra của cơ quan giám sát chống tham nhũng của Đảng do nghi ngờ “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” mà không đề cập đến những cáo buộc chi tiết.
Dù tuyên bố của nhà chức trách Trung Quốc không nêu chi tiết về những việc làm sai trái của Chu Vĩnh Khang nhưng các nguồn tin khẳng định, ông này đã bị cáo buộc tham nhũng, nhận hối lộ để đề bạt nhiều tay chân vào các vị trí quan trọng.
Một nhà phân tích chính trị nói với Reuters, bằng cách phá vỡ một quy tắc bất thành văn là các thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ không bị động đến sau khi đã nghỉ hưu, ông Tập có thể sẽ làm mất lòng nhiều quan chức lớn tuổi đã “lui vào hậu trường” – những người vốn lo sợ rằng họ và gia đình có thể là những mục tiêu tiếp theo sau vụ Chu Vĩnh Khang.
Trên thực tế, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, kể từ tháng 12/2012 đến nay, đã có khoảng 30 quan chức cấp tỉnh, cấp Bộ thậm chí cao hơn đã bị điều tra vì những cáo buộc tham nhũng.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc khẳng định: “Mọi việc sẽ không dừng lại ở đây. Việc điều tra Chu Vĩnh Khang không phải là điểm kết thúc của những nỗ lực chống tham nhũng. Đây là một bước trong quy trình. Trong tương lai, bất kỳ ai tham nhũng đều bị trừng phạt”.
Theo Reuters, ông Chu Vĩnh Khang đã bị quản thúc tại gia từ tháng 12/2013 sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình ra lệnh cho một đội điều tra đặc biệt xem xét những cáo buộc tham nhũng chống lại ông Chu.
Nguồn tin mà Reuters có được cho hay, chính quyền Trung Quốc cũng đã tịch thu khối tài sản trị giá khoảng 90 tỷ nhân dân tệ (14,56 tỷ USD) từ các thành viên gia đình và cộng sự của Chu Vĩnh Khang. Ngoài ra, hơn 300 người trong đó có người thân, “các tay chân thân tín” của ông Chu cũng bị bắt giam hoặc bị thẩm vấn để thu thập thông tin phục vụ công tác điều tra.

Nhìn thấu ruột gan ung thư của TQ từ giàn khoan

(Kiến Thức) - Trung Quốc sử dụng sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 để đánh lạc hướng dư luận trong nước ra khỏi các bất ổn trong nội bộ nước này.

Nhìn thấu ruột gan ung thư của TQ từ giàn khoan
Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan ở Biển Đông, nhiều nhà phân tích đã lên tiếng tranh cãi về lý do Trung Quốc chọn thời điểm này để hạ đặt giàn khoan. Một trong những lý do thuyết phục nhất là việc Chính phủ Trung Quốc muốn khỏa lấp những bất ổn nội địa bằng việc gây căng thẳng trở lại ở biển Đông, kéo dư luận ra khỏi những vấn đề nội địa. Hành động này từng được Trung Quốc sử dụng nhiều lần từ trước đến nay.
Hàng loạt vấn đề trong nội địa Trung Quốc

Washington Times: Việt Nam muốn Mỹ làm gì ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Tờ Thời báo Washington của Mỹ vừa có bài viết nhận định sự hung hăng của Trung Quốc đang đẩy Mỹ và Việt Nam tiến lại gần nhau.

Washington Times: Việt Nam muốn Mỹ làm gì ở Biển Đông?

Dưới đây là bài viết của Thời báo Washington được Kiến Thức lược dịch:

Mỹ nên hành động thiết thực hơn

Báo Nhật: Quân đội Nhật không phải đối thủ của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Tờ Thời Báo Hoàn Cầu đăng tải lại bài viết trên báo Nhật cho rằng Nhật Bản không tự bảo vệ được chính họ nếu chiến tranh Trung-Nhật nổ ra.

Báo Nhật: Quân đội Nhật không phải đối thủ của Trung Quốc
Bài báo được đăng trên tạp chí Pursuit (của Nhật) cho rằng, quan niệm cũ mà trong đó Quân đội Trung Quốc (PLA) vốn không được trang bị lạc hậu và chỉ chú trọng vào số lượng còn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) được trang bị và đào tạo tốt giờ đã không còn đúng. 
Tờ Pursuit trích dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự nhận định JSDF có thể không chống cự lại được PLA nếu cuộc xung đột hai bên tiếp tục lâu dài.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.