“Ông Putin muốn tái lập nước Nga, không phải ở giai đoạn Chiến tranh Lạnh mà ở thời kì đế quốc hồi thế kỉ 19”, ông Clinton nói trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về tài chính của Quỹ Peter G. Peterson hôm 14/5.
Tổng thống Nga Putin. |
Một số ý kiến của ông Putin đã khuấy động mối giới đối ngoại. Trong vài tuần qua, Tổng thống Putin liên tục nhắc tới Novorussia (tức Nước Nga mới) để ám chỉ tới các vùng đông nam Ukraine. Ngoài ra, vị tổng thống đa tài của Nga cũng tuyên bố, nước này có quyền can thiệp vào khu vực trên của Ukraine nhằm bảo vệ cộng đồng dân cư nói tiếng Nga sinh sống ở đó.
Trong bài phân tích trên tờ Washington Post hồi cuối tuần trước, nhà báo Mỹ gốc Nga Masha Gessen đề cập tới bài phát biểu hôm 18/3 của ông Putin. Lúc đó, Tổng thống Nga “đã rõ ràng cho biết, ông tin rằng biên giới hai nước (tức Nga và Ukraine) – được điều chỉnh ngay sau cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917 - có thể và nên được vẽ lại”.
“Hay nói cách khác, ông Putin cho rằng, nước Nga hiện đại chính là hậu duệ của Đế quốc Nga”, cây bút Gessen viết.
Ngoài ra, nhà báo Gessen lưu ý rằng, ông Putin không nhìn nhận Ukraine là một quốc gia độc lập. Ông ấy (tức Tổng thống Putin) còn cho rằng, một phần của Ukraine thuộc về Nga, một phần của Ukraine thuộc về Tây Âu.
“Theo đó, nước Ukraine hiện đại một phần là ở Tiệp Khắc, một phần ở Hungary, phần khác ở Áo, ở Đế chế Áo-Hung, và cả ở Ba Lan”, trích dẫn phát biểu của ông Putin trong cuộc giao lưu truyền hình trực tuyến hàng năm hồi tháng 4.
Kể từ khi Crimea sáp nhập vào Nga hồi tháng 3, chính quyền Obama cũng cáo buộc ông Putin hành động dựa vào các cơ sở pháp lý được áp dụng ở một thế kỷ khác.
“Trong thế kỉ 21, bạn đừng hành xử như hồi thế kỉ 19 bằng cách xâm lược nước khác bằng một lý do hoàn toàn vu cáo”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi đầu tháng 3 nói.
Chưa đầy hai tháng sau khi sáp Crimea, các phần tử ly khai từ hai tỉnh miền đông Ukraine là Donetsk và Lugansk đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý để đòi độc lập khỏi Kiev. Các lãnh đạo ở hai tỉnh này đều bày tỏ mong muốn sáp nhập vào Nga.