Ông Obama: Mỹ giúp chuyển giao quyền lực ở Ukraine

(Kiến Thức) - Bình luận về tình hình ở Ukraine, tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng “chúng tôi đã thực hiện việc chuyển giao quyền lực ở Ukraine”.

Ông Obama: Mỹ giúp chuyển giao quyền lực ở Ukraine
Bình luận về tình hình ở Ukraine, tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc phỏng vấn với CNN, nói rằng: “Chúng tôi đã thực hiện việc chuyển giao quyền lực ở Ukraine”. Ông Obama cũng nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng các sức ép lên Nga và tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
“Việc tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra các quyết định liên quan đến Crimea hay Ukraine, không phải vì một chiến lược to lớn nào, mà bởi vì ông bị bất ngờ trước cuộc biểu tình ở Maidan, và việc ông Yanukovych, cựu Tổng thống Ukraine bỏ chạy sau khi chúng tôi giúp Ukraine chuyển giao quyền lực”, ông nói. Các hành động của Nga được ông Obama gọi là “sự ứng biến”, mà theo ý kiến của ông, “sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế”.
Người đứng đầu nhà Trắng cũng nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường các sức ép lên Nga và tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Ong Obama: My giup chuyen giao quyen luc o Ukraine
 Tổng thống Obama trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin CNN.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục một tiến trình 2 chiều – nhằm gây ra các sức ép lên Nga và tiếp tục hỗ trợ Ukraine, và gửi thông điệp rõ ràng tới ông Putin rằng chúng ta vẫn có thể vượt qua và giải quyết chuyện này bằng các biện pháp ngoại giao”, ông Obama cho hay.
Ông Obama cũng nói rằng ông “không quá lạc quan” về khả năng Nga sẽ thay đổi vị thế của mình trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Cùng lúc đó, ông Obama cũng cho biết rằng Mỹ không hề muốn có một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Nga. “Tôi không nghĩ rằng Mỹ và toàn thế giới, sẽ muốn thấy một cuộc xung đột quân sự thật sự giữa Mỹ và Nga”, ông Obama cho hay.
Ông tự tin cho biết rằng thực tế tình hình ở Ukraine, nhẩt là việc sát nhập Crimea, là lý do cho việc “Nga bị cô lập trong ngoại giao”. Đặc biệt, ông cũng nói “châu Âu đã thay đổi mối quan hệ của họ với Nga”. Theo ông Obama, trong tình hình này, “không có một mô hình nào là tốt cho Nga”.
Vào tháng 1/2015, ông Obama đã cho biết rằng Mỹ sẽ tiếp tục xem xét các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Lãnh đạo bốn nước thảo luận về tình hình Ukraine

(Kiến Thức) - Tổng thống Nga, Pháp, Ukraine và Thủ tướng Đức đã có cuộc điện đàm với nhau để thảo luận việc thúc đẩy kế hoạch hòa bình, chấm dứt bất ổn ở miền đông Ukraine.

Lãnh đạo bốn nước thảo luận về tình hình Ukraine
Theo đó, Cơ quan báo chí của Tổng thống Ukraine thông báo tin này vào ngày 25/6. Trong cuộc điện đàm này, tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã xác nhận với ba nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Nga về “những cáo buộc nghiêm trọng xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch ngừng bắn đơn phương” do chính ông đề xuất.
Từ trái qua phải, Thủ tướng Merkel, Tổng thống Poroshenko, Tổng thống Putin gặp gỡ nhau trong một sự kiện.
Từ trái qua phải, Thủ tướng Merkel, Tổng thống Poroshenko, Tổng thống Putin gặp gỡ nhau trong một sự kiện.
Ông còn cho biết, việc thực hiện kế hoạch hòa bình và kiểm soát toàn bộ dọc đường biên giới Ukraine-Nga là hoàn toàn có thể nếu có sự hiện diện của các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại đó.

NATO tiếp tục bất lực trước tình hình Ukraine và Iraq

(Kiến Thức) - NATO vẫn chưa đưa ra được những đối sách hợp lý trước tình hình Ukraine và phiến quân khủng bố ISIL ở Iraq.

NATO tiếp tục bất lực trước tình hình Ukraine và Iraq
Các nhà lãnh đạo NATO nhóm họp tại Xứ Wales đã đưa ra kế hoạch bảo vệ các đồng minh phía đông khỏi trước sự nỏi lên của Nga, với mục tiêu giảm bớt chi phí cho việc phòng thủ, tạo điều kiện cho các đồng minh phương Tây chống lại các lực lượng Hồi giáo ở Iraq.
Cho dù đã tuyên bố hướng giải quyết, liên minh do Mỹ đứng đầu vẫn không thể ngăn chặn xung đột giữa Ukraine và quân ly khai thân Nga và họ cũng còn rất lâu mới có thể có được chiến lược để đánh bại IS tại Iraq và Syria. NATO có lẽ vẫn nhớ bài học từ cuộc chiến tốn kém kéo dài cả thập kỉ để ổn định tình hình ở Afghanistan với kết cục không đi đến đâu.

Chuyên gia Mỹ: Nga cần phải cứng rắn hơn trước phương Tây

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia Mỹ, Nga cần cứng rắn hơn trước các thách thức như lệnh trừng phạt từ phương Tây xung quanh khủng hoảng Ukraine.

Chuyên gia Mỹ: Nga cần phải cứng rắn hơn trước phương Tây
Nước Nga cần có nhiều phản ứng khác nhau đối với những thách thức mà quốc gia này đang đối mặt khi bị phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt và thể hiện thái độ cứng rắn hoặc đối mặt với nguy cơ bị coi là yếu đuối, theo như nhà phân tích ngoại giao Mỹ Srdja Trifkovic.
Ông Srdja Trifkovic nhận định: “Nước Nga đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và đã đến lúc quốc gia này phải cho thấy sự cứng rắn của mình vì đó là cách giải quyết duy nhất. Nếu như bạn cứ chịu đòn mà không có sự phản ứng thích đáng hay thái độ nửa vời thì đối phương sẽ chỉ làm bạn thêm tổn thương vì thái độ đó sẽ không được xem như biện pháp hòa giải mà là yếu điểm chết người”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.