Từ thành công của mô hình nuôi cua đinh giúp kinh tế gia đình anh Đầy khá giả mà còn mở ra hướng làm kinh tế mới ở địa phương.
Anh Trần Văn Đầy, ấp An Phước, xã Định An, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) cho biết: Năm 2000 có dịp đi thành phố thấy người bà con nuôi cua đinh là giống cua đinh Nam Bộ. Thấy có hiệu quả nên anh ấp ủ ý định thử nuôi cua đinh.
Anh Trần Văn Đầy (bên phải) trao đổi với ông Võ Kiên Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Định An, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) về mô hình nuôi cua đinh của gia đình. Anh Đầy bắt một con cua đinh to bự trong bể xi măng ra để giới thiệu với khách. |
Ban đầu việc anh Đầy mua con cua đinh giống để nuôi cũng gặp nhiều khó khăn. Cộng thêm anh chưa từng có kinh nghiệm nuôi cua đinh càng gặp khó khăn với loài bò sát này.
Nhưng sau thời gian kiên trì nghiên cứu tìm tòi, học hỏi, theo dõi đặc tính sinh trưởng, tập tính của loài cua đinh nên anh dần rút được kinh nghiệm nuôi cua đinh và kỹ thuật nuôi cua đinh cũng như cách chăm sóc và cách phòng bệnh cho loài con đặc sản này.
Anh Đầy xây bể xi măng tạo địa hình có gò trên mặt nước để cua đinh phơi nắng và xây bể chứa cát để cho cua đinh vùi khi thời tiết lạnh.
Anh cho biết: “Tôi mất khoảng 3 năm đầu nuôi cua đinh thì mô hình mới dần ổn định, ít hao hụt con giống. Cua đinh thích nghi với môi trường tự nhiên địa phương và mất 8 đến 9 năm mới có thu nhập từ việc bán cua đinh thương phẩm và cua đinh giống”.
Với cua đinh khi đã nắm được đặc điểm sinh trưởng, tập tính của con đặc sản này thì cũng không khó để nuôi và chăm sóc.
Nuôi cua đinh chỉ cần nguồn nước phù hợp, thức ăn cho cua đinh cũng đơn giản như cá tạp. Trong quá trình nuôi cua đinh, anh Đầy học hỏi được kỹ thuật nuôi cua đinh sinh sản nên từ đó anh cho cua đinh đẻ trứng vừa để nhân đàn vừa bán.
Hiện tại sau 20 năm nuôi cua đinh anh Đầy đã xây dựng trên 20 bể xi măng với tổng số 50 con cua đinh bố mẹ, và gần 500 con cua đinh thương phẩm bao gồm lớn nhỏ.
Bình quân hàng năm anh Trần Văn Đầy xuất bán từ 500-1000 con cua đinh giống. Cũng theo anh Đầy giá bán cua đinh ở mức cao và tương đối ổn định. Vì thế nếu đã nuôi cua đinh lâu năm thì lợi nhuận cũng khá cao.
Riêng anh Đầy nuôi cua đinh khoảng 3 năm thì mỗi con đạt trọng lượng từ 8-10 ký, lúc này có thể bán cua đinh thịt thương phẩm.
Cua đinh thịt thương phẩm được anh Đầy đang bán với giá dao động từ 500.000 – 600.000 đồng/kg đối với cua đinh đực. Còn cua đinh cái thương phẩm sẽ có giá gấp đôi cua đinh đực (từ 1.000.000-1.200.000 đồng/ký).
Đối với cua đinh giống, anh Đầy đang bán với giá 500.000 đồng/con. Mỗi năm anh xuất bán từ 500 - 1.000 con cua đinh giống và cua đinh thương phẩm. Với mô hình nuôi cua đinh, trừ chi phí, mỗi năm anh Đầy thu lợi nhuận từ 500 triệu đồng trở lên.
Theo anh Đầy, hiện nay đầu ra cua đinh cũng rất ổn định do mô hình của anh đã có mối quan hệ với nhiều cơ sở nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh Kiên Giang.
Cũng do giống cua đinh Nam Bộ của anh Đầy chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc nên được nhiều người ưa thích.
Từ hiệu quả mô hình nuôi cua đinh của anh Đầy, nhiều hộ dân trong xã xã Định An, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) cũng học hỏi nuôi cua đinh theo.
Và điều đáng mừng là các hộ nuôi cua đinh theo anh Đầy cũng cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho địa phương.