Ông nội của tể tướng Lưu gù là nhân vật "cự phách" ra sao?

Nhiều khán giả Việt Nam đã quen thuộc với Lưu Dung, vị “Tể tướng Lưu gù” thanh liêm, hóm hỉnh trong bộ phim truyền hình dài tập cùng tên của Trung Quốc.

Ông nội của tể tướng Lưu gù là nhân vật "cự phách" ra sao?

Nhiều khán giả Việt Nam đã quen thuộc với Lưu Dung, vị “Tể tướng Lưu gù” thanh liêm, hóm hỉnh trong bộ phim truyền hình dài tập cùng tên của Trung Quốc. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, ông nội của ông, Lưu Khải, cũng là một vị quan khí tiết thanh liêm nổi tiếng của triều Khang Hy.

Lưu Khải vào năm Khang Hy thứ 34 đảm nhận chức huyện lệnh huyện Trường Sa tỉnh Hồ Nam, ông nổi tiếng thanh liêm và công bằng.

Năm Khang Hy thứ 37, Lưu Khải được thăng chức tri châu tại Ninh Khương tỉnh Thiểm Tây. Năm đó Quan Trung xảy ra nạn đói, vùng Hán Nam tình hình đặc biệt nghiêm trọng. Trong châu không tồn trữ lương thực, ở nơi núi non trùng điệp ấy vận chuyển rất khó khăn.

Ong noi cua te tuong Luu gu la nhan vat

Tranh vẽ Lưu Dung (ảnh: Wikipedia).

Lưu Khải thỉnh cầu triều đình cho phép vay lương thực tại kho quan của ấp lân cận và hứa với bách tính rằng: Ai có thể cõng được một đấu lương thực về tới nơi sẽ được cấp ba bò lương thực, chưa đầy 10 ngày đã vận chuyển được 30 nghìn đấu lương thực. Đại quan các tỉnh cứu tế cho các ấp lân cận cũng làm theo cách của ông, mọi người đều ca ngợi cách làm này rất tiện lợi.

Lưu Khải lại phụng mệnh cứu tế huyện Dương, ông nói với quan huyện huyện Dương rằng: “Số lương thực này mượn từ kho quan, nếu bách tính không thể hoàn trả thì hai người chúng ta sẽ trả thay bách tính.” Tới mùa thu vụ mùa năm ấy bội thu, bách tính huyện Dương khích lệ lẫn nhau trả lại số lương thực đã vay, không cần nhọc công đôn đốc, giám sát.

Năm Khang Hy thứ 41, Lưu Khải phải để tang mẫu thân nên từ chức. Do phải trả xong thuế giúp bách tính nên ông bị liên lụy không được như ý nguyện, ông dặn em trai thay mình bán đi toàn bộ gia sản. Nhưng vẫn chưa đủ tiền, em trai ông lại bán nốt gia sản của mình để hoàn trả tiền thuế. Bách tính biết chuyện tranh nhau nộp tiền trợ giúp, Lưu Khải đều từ chối không nhận.

Sau đó Lưu Khải làm quan giám sát tỉnh Giang Tây và quan lớn Bố Chính Sử (chức quan) tỉnh Tứ Xuyên.

Năm Khang Hy thứ 55, hoàng đế Khang Hy hỏi chín vị đại thần xem trong triều có vị nào khí tiết thanh liêm, có thể sánh cùng trời đất liệu có mấy vị? Chín vị đại thần tiến cử bốn người, trong đó có Lưu Khải.

Lưu Khải bán gia sản, nộp thuế thay cho bách tính, đắc được thiện báo, con cháu ông sau này đều làm quan. Lưu Thống Huân, con trai của Lưu Khải, cháu Lưu Dung, chắt Lưu Hoàn đều được tôn xưng là những danh thần lúc đương thời.

“Hòa Thân” lận đận tình duyên

“Hòa Thân” lận đận tình duyên
Người vợ đầu tiên của Vương Cương là Đỗ Tiểu Quyên, một cô gái xinh đẹp trong đoàn văn nghệ quân đội Thẩm Dương. Năm 1976, hai người quen nhau trong thời gian Vương Cương công tác tại Thẩm Dương, có thể gọi đó là “mối tình sét đánh”.

Sốc với vị tể tướng mặt dày, bắt cưới bà già vẫn rối rít cảm ơn

 Biết vua Đường Trung Tông cố ý gả một bà già 50 tuổi cho mình về làm vợ, tể tướng Đậu Hoài Trinh chẳng những không tức giận mà lại hết sức vui vẻ, mừng rỡ, thậm chí còn quỳ xuống dập đầu hô to "hoàng tượng vạn tuế".

Sốc với vị tể tướng mặt dày, bắt cưới bà già vẫn rối rít cảm ơn
Theo Sohu, vào thời nhà Đường, hoàng đế Đường Trung Tông vì ghét một tể tướng năng lực có hạn nhưng lại dùng mọi thủ đoạn bất chính để leo cao đã tìm cách làm nhục ông này.

Tể tướng nào từng quỳ gối tạ tội bên giường thầy Chu Văn An?

Phạm Sư Mạnh là học trò nổi tiếng của Chu Văn An, làm quan to nức tiếng triều đình, nhưng khi phạm lỗi vẫn phải quỳ gối tạ tội cùng thầy.

Tể tướng nào từng quỳ gối tạ tội bên giường thầy Chu Văn An?
Te tuong nao tung quy goi ta toi ben giuong thay Chu Van An?

Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng của triều Trần cũng như lịch sử nước ta. Sinh thời, ông quan niệm “muốn dạy trò tốt thầy phải nghiêm”. Phạm Sư Mạnh là học trò nổi tiếng của ông, làm quan to nức tiếng triều đình, nhưng khi phạm lỗi vẫn phải quỳ gối tạ tội cùng thầy.

Đọc nhiều nhất

Tin mới