Ông Lý Quang Diệu tiên đoán cách TQ ứng xử với ĐNA

(Kiến Thức) - Cách đây hơn 40 năm, cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã tiên đoán cách Trung Quốc ứng xử với các nước Đông Nam Á.

Ông Lý Quang Diệu tiên đoán cách TQ ứng xử với ĐNA
Theo các tài liệu được cất giữ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Vương quốc Anh, từ thập niên 1970, cố cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng dự đoán về cách Trung Quốc ứng xử với các nước Đông Nam Á. Ông Lý nói rằng, một ngày nào đó, Trung Quốc sẽ ra sức lôi kéo các nước Đông Nam Á hòng phục vụ lợi ích của họ.
Cụ thể, vào năm 1974, trong chuyến thăm tới Vương quốc Anh, Thủ tướng Singapore lúc bấy giờ là ông Lý Quang Diệu đã nói với các bộ trưởng và thành viên Quốc hội Anh rằng, Trung Quốc cần khoảng 10 năm để thiết lập “thực lực tấn công thứ hai” (tức là: Trong chiến lược hạt nhân, thực lực tấn công thứ hai nói về khả năng của một nước trong việc đánh trả bằng hạt nhân khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân). Ông Lý Quang Diệu dự đoán, một khi đạt được điều này, Bắc Kinh sẽ bắt đầu cố gắng gây ảnh hưởng trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng nhằm mục đích phục vụ lợi ích của họ.
Ong Ly Quang Dieu tien doan cach TQ ung xu voi DNA
 Ông Lý Quang Diệu bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân trong một sự kiện ở Bắc Kinh ngày 18/5/1993.
Vào thời điểm đó, vị Thủ tướng Singapore cảnh báo, thậm chí khi Trung Quốc không áp dụng triết lý bành trướng lãnh thổ thì họ vẫn cố gắng vận động các nước láng giềng thực hiện theo ý đồ của mình. Qua đó, Bắc Kinh mong muốn, các nước Đông Nam Á luôn phải suy tính về lợi ích của họ mỗi khi đối phó với Trung Quốc (?).
Cùng với đó, vào lúc các nước phương Tây bắt đầu công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và cắt đứt quan hệ với Trung Hoa Dân Quốc (tức vùng lãnh thổ Đài Loan), ông Lý Quang Diệu thừa nhận rằng, Singapore không thể tránh việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông tin rằng, mình có thể kiểm soát được bản chất của mối quan hệ này.
Theo tài liệu lưu trữ trên, ông Quang Diệu kể rằng, đứng trước sự lựa chọn đó, chỉ 15-16% người dân Singapore ủng hộ chính quyền ở Bắc Kinh. Trong khi đó, chừng 20% người dân quốc gia Đông Nam Á này ủng hộ cho Đài Loan, 55-60% công chúng lại cảm thấy không chắc chắn trong lựa chọn của mình.
Trong cuộc nói chuyện với các quan chức Anh dịp năm 1974 đó, ông Quang Diệu phân trần rằng ông không vội vàng thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Bởi vì, Singapore cảm thấy sự cần thiết để chỉ cho các nước Đông Nam Á khác thấy rằng, họ sẽ không trở thành một “chú ngựa thành Troy” để Trung Quốc “lợi dụng” nhằm thâm nhập vào trung tâm khu vực. Ông khẳng định rằng ông vẫn còn kênh khác để giao tiếp với Bắc Kinh, ví dụ như Hong Kong.
Ông Simon Shen Xu Hui (Phó Giáo sư chuyên ngành Khoa học Xã hội tại Đại học Hong Kong) và ông Wai-Kwok Benson Wong (Phó Giáo sư chuyên ngành nghiên cứu chính trị quốc tế tại Đại học Baptist Hong Kong) chia sẻ quan điểm với tờ Ming Pao rằng các nước Đông Nam Á sẽ không tin tưởng Trung Quốc và chưa bao giờ  lệ thuộc vào Bắc Kinh.
Ông Shen lưu ý, tuy rằng một số nước Đông Nam Á tỏ ra thân thiện với Trung Quốc, nhưng họ vẫn hết sức thận trọng trước những động cơ “tiềm ẩn” từ nước lớn này.
Trong khi đó, học giả Benson Wong nói rằng, sự ngờ vực đối với Trung Quốc mà ông Lý Quang Diệu từng tiết lộ hồi thập niên 1970 đến nay vẫn không thay đổi.

Tập Cận Bình và “chiếc bẫy” Biển Đông

Tập Cận Bình và “chiếc bẫy” Biển Đông
Chủ tịch Tập Cận Bình vô tình trở thành "con tin" của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào về chính sách Đông Nam Á.
Chủ tịch Tập Cận Bình vô tình trở thành "con tin" của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào về chính sách Đông Nam Á.

Trung Quốc và 10 nước ASEAN vốn có mối quan hệ lâu dài. Vậy ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc dự định phát triển mối quan hệ này ra sao? Những trọng tâm chính trị, quân sự và kinh tế nào sẽ chiếm ưu thế trong chính sách tại khu vực? Các vấn đề ở Biển Đông sẽ tác động như thế nào đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN?

Trung Quốc thọc sâu vào “trái tim hàng hải” Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Kế hoạch đắp đảo, xây dựng công trình dân sự  ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông giúp Trung Quốc thọc sâu vào “trái tim hàng hải” Đông Nam Á.

Trung Quốc thọc sâu vào “trái tim hàng hải” Đông Nam Á
Thay đổi lớn nhất hiện trạng Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9/4 bao biện rằng việc “khai hoang” (thực chất là khơi luồng, đắp đảo nhân tạo), xây dựng công trình ở quần đảo Trường Sa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu khoa học, quan sát khí tượng, bảo vệ môi trường và dịch vụ nghề cá. Bộ này cũng cho biết các công trình đang được xây dựng sẽ phục vụ cho hoa tiêu hàng hải, cứu hộ và làm nơi trú ẩn cho tàu thuyền.

Lãnh đạo Kim Jong-un thích thú trại nuôi cá hồi

(Kiến Thức) - Nhà lãnh đạo Kim Jong-un hết sức thích thú với những thành tích của hai trại nuôi cá hồi trong chuyến thị sát gần đây.

Lãnh đạo Kim Jong-un thích thú trại nuôi cá hồi
Lanh dao Kim Jong-un thich thu nuoi ca hoi
 Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin, vào ngày 23/5, lãnh đạo Kim Jong-un đi thị sát hai trại nuôi cá hồi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.