Ông Lý Hiển Long: Từ “trạng nguyên” Cambridge đến thủ tướng Singapore

Ông Lý Hiển Long: Từ “trạng nguyên” Cambridge đến thủ tướng Singapore

Lý Hiển Long đã bỏ lại sau lưng một sự nghiệp đầy triển vọng trong giới học thuật để trở về Singapore và tiếp nối con đường chính trị của cha.

Thủ tướng Singapore  Lý Hiển Long sinh ngày 10/2/1952, là con cả của vợ chồng cố thủ tướng và là "cha đẻ" nước Singapore hiện đại, ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Facebook Lý Hiển Long
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sinh ngày 10/2/1952, là con cả của vợ chồng cố thủ tướng và là "cha đẻ" nước Singapore hiện đại, ông Lý Quang Diệu. Ảnh: Facebook Lý Hiển Long
Năm 1973, ông Lý Hiển Long tốt nghiệp hạng ưu ngành Khoa học Máy tính của Trường Trinity thuộc Đại học Cambridge (Anh) và đạt cả danh hiệu Senior Wrangler, "danh hiệu học thuật cao quý nhất có thể đạt được trên đất Anh". Nhiều người đã nuối tiếc khi ông không theo đuổi con đường học thuật. Rời Cambridge, Lý đến Đại học Harvard (Mỹ) nhưng để học Thạc sĩ Hành chính công. Ảnh: Gia đình Lý Quang Diệu.
Năm 1973, ông Lý Hiển Long tốt nghiệp hạng ưu ngành Khoa học Máy tính của Trường Trinity thuộc Đại học Cambridge (Anh) và đạt cả danh hiệu Senior Wrangler, "danh hiệu học thuật cao quý nhất có thể đạt được trên đất Anh". Nhiều người đã nuối tiếc khi ông không theo đuổi con đường học thuật. Rời Cambridge, Lý đến Đại học Harvard (Mỹ) nhưng để học Thạc sĩ Hành chính công. Ảnh: Gia đình Lý Quang Diệu.
Về nước, ông nhập ngũ rồi trở thành nghị sĩ năm 1984, chính thức bắt đầu sự nghiệp chính trị. Ông từng giữ các vị trí bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp, thứ trưởng Quốc phòng và phó thủ tướng trước khi trở thành thủ tướng thứ 3 trong lịch sử Singapore. Trong ảnh, ông Lý Hiển Long tuyên thệ nhậm chức thủ tướng vào ngày 12/8/2004. Ảnh: Straits Times.
Về nước, ông nhập ngũ rồi trở thành nghị sĩ năm 1984, chính thức bắt đầu sự nghiệp chính trị. Ông từng giữ các vị trí bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp, thứ trưởng Quốc phòng và phó thủ tướng trước khi trở thành thủ tướng thứ 3 trong lịch sử Singapore. Trong ảnh, ông Lý Hiển Long tuyên thệ nhậm chức thủ tướng vào ngày 12/8/2004. Ảnh: Straits Times.
Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Lý Hiển Long chuyển chế độ làm việc 5,5 ngày/tuần ở các công sở sang 5 ngày/tuần. Dù vẫn gặp nhiều chỉ trích, môi trường chính trị tại Singpore dưới thời ông Lý Hiển Long được cho là cởi mở và nhiều cạnh tranh hơn so với thời cha ông. Trong khi đó, Singapore vẫn đảm bảo được một hệ thống hành chính công minh bạch và môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tổ chức Minh bạch Quốc tế thường xuyên xếp Singapore là nơi ít tham nhũng nhất châu Á. Ảnh: Reuters
Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Lý Hiển Long chuyển chế độ làm việc 5,5 ngày/tuần ở các công sở sang 5 ngày/tuần. Dù vẫn gặp nhiều chỉ trích, môi trường chính trị tại Singpore dưới thời ông Lý Hiển Long được cho là cởi mở và nhiều cạnh tranh hơn so với thời cha ông. Trong khi đó, Singapore vẫn đảm bảo được một hệ thống hành chính công minh bạch và môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tổ chức Minh bạch Quốc tế thường xuyên xếp Singapore là nơi ít tham nhũng nhất châu Á. Ảnh: Reuters
Tháng 2/2017, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tham gia chương trình HARDTalk của đài BBC. Trong 25 phút, người tham gia sẽ đối mặt với những câu hỏi khó và không từ mọi chủ đề "nhạy cảm" từ người phỏng vấn. Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Singapore
Tháng 2/2017, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tham gia chương trình HARDTalk của đài BBC. Trong 25 phút, người tham gia sẽ đối mặt với những câu hỏi khó và không từ mọi chủ đề "nhạy cảm" từ người phỏng vấn. Ảnh: Văn phòng Thủ tướng Singapore
Khi được hỏi về việc đảng đối lập chỉ chiếm một số ghế rất nhỏ so với đảng Nhân dân Hành động cầm quyền và Singapore không thật sự cởi mở về các vấn đề ngoài kinh tế, Lý Hiển Long cho rằng: "Việc cử tri bầu cho tôi và đảng của tôi không có nghĩa đất nước chúng tôi không cởi mở". Trong ảnh, Thủ tướng Lý Hiển Long đến thăm một khu phố trong chiến dịch vận động tranh cử hồi tháng 9/2015. Ảnh: Getty
Khi được hỏi về việc đảng đối lập chỉ chiếm một số ghế rất nhỏ so với đảng Nhân dân Hành động cầm quyền và Singapore không thật sự cởi mở về các vấn đề ngoài kinh tế, Lý Hiển Long cho rằng: "Việc cử tri bầu cho tôi và đảng của tôi không có nghĩa đất nước chúng tôi không cởi mở". Trong ảnh, Thủ tướng Lý Hiển Long đến thăm một khu phố trong chiến dịch vận động tranh cử hồi tháng 9/2015. Ảnh: Getty
Ông Lý Hiển Long trong buổi quốc yến do Tổng thống Mỹ Barack Obama chiêu đãi năm 2016.
Ông Lý Hiển Long trong buổi quốc yến do Tổng thống Mỹ Barack Obama chiêu đãi năm 2016.
Nói về vai trò của ASEAN, ông Lý cho rằng việc Singapore là thành viên ASEAN là một điều hữu ích và thiết yếu đối với quốc gia này. Trong vấn đề Biển Đông, lợi ích của Singapore là tự do hàng hải, luật pháp quốc tế và sự gắn kết của ASEAN. Trong ảnh, ông Lý và lãnh đạo các nước ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 9/2016. Ảnh: Getty
Nói về vai trò của ASEAN, ông Lý cho rằng việc Singapore là thành viên ASEAN là một điều hữu ích và thiết yếu đối với quốc gia này. Trong vấn đề Biển Đông, lợi ích của Singapore là tự do hàng hải, luật pháp quốc tế và sự gắn kết của ASEAN. Trong ảnh, ông Lý và lãnh đạo các nước ASEAN trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 9/2016. Ảnh: Getty
Thủ tướng Singapore cũng thừa nhận rằng đối đầu Mỹ - Trung sẽ gây khó khăn cho Singapore khi nước này buộc phải "chọn lựa" giữa 2 cường quốc và là đối tác kinh tế lớn của Singapore. Lý thừa nhận Singapore là một nước nhỏ, phụ thuộc vào xuất khẩu. Chính vì vậy, chính phủ nước này đang theo dõi sát sao về làn sóng chống toàn cầu hóa đang trỗi dậy trên thế giới. Ảnh: Straits Times
Thủ tướng Singapore cũng thừa nhận rằng đối đầu Mỹ - Trung sẽ gây khó khăn cho Singapore khi nước này buộc phải "chọn lựa" giữa 2 cường quốc và là đối tác kinh tế lớn của Singapore. Lý thừa nhận Singapore là một nước nhỏ, phụ thuộc vào xuất khẩu. Chính vì vậy, chính phủ nước này đang theo dõi sát sao về làn sóng chống toàn cầu hóa đang trỗi dậy trên thế giới. Ảnh: Straits Times
Thủ tướng Singapore được xem là người thường xuyên tương tác với người dân trên Facebook. Facebook cá nhân của ông có hơn 1 triệu lượt người "thích", là kết hợp giữa một kênh thông báo các vấn đề quan trọng và những hình ảnh đời thường của thủ tướng. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Singapore được xem là người thường xuyên tương tác với người dân trên Facebook. Facebook cá nhân của ông có hơn 1 triệu lượt người "thích", là kết hợp giữa một kênh thông báo các vấn đề quan trọng và những hình ảnh đời thường của thủ tướng. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21 - 24/3. Đây là lần thứ 3 ông đến thăm chính thức Việt Nam trên cương vị thủ tướng Singapore. Ngoài ra, ông cũng từng ghé Việt Nam khi còn là phó thủ tướng vào tháng 4/2000 và dự ASEM 10/2004, 12/2004, 9/2006; dự APEC 11/2006 trên cương vị thủ tướng. Trong ảnh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lý Hiển Long trong chuyến thăm của ông Lý đến Việt Nam hồi tháng 9/2013, năm kỷ niệm 40 năm hai nước Việt Nam - Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21 - 24/3. Đây là lần thứ 3 ông đến thăm chính thức Việt Nam trên cương vị thủ tướng Singapore. Ngoài ra, ông cũng từng ghé Việt Nam khi còn là phó thủ tướng vào tháng 4/2000 và dự ASEM 10/2004, 12/2004, 9/2006; dự APEC 11/2006 trên cương vị thủ tướng. Trong ảnh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lý Hiển Long trong chuyến thăm của ông Lý đến Việt Nam hồi tháng 9/2013, năm kỷ niệm 40 năm hai nước Việt Nam - Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao.

GALLERY MỚI NHẤT