'Ông lớn' xăng dầu hưởng lợi 9.700 tỷ đồng, cửa hàng bán lẻ thua lỗ

Từ việc Bộ Công Thương ban hành thông tư không rõ ràng đã dẫn đến tình trạng thương nhân đầu mối mua bán xăng dầu tự mua hưởng phần lớn tiền chiết khấu/chênh lệch trong suốt 5 năm...

Kết luận thanh tra về việc thực hiện chính sách và pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về xăng dầu, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra những bất cập về quy định quyền được mua/bán xăng dầu giữa thương nhân đầu mối với nhau và mua bán giữa thương nhân phân phối với nhau tại Thông tư số 38/2014/TT-BCT.

'Ong lon' xang dau huong loi 9.700 ty dong, cua hang ban le thua lo

Kho xăng dầu của Tập đoàn Thiên Minh Đức

Cụ thể, TTCP cho rằng, từ việc Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 38/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP đã quy định không cụ thể rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu. Thậm chí quy định thương nhân phân phối xăng dầu được mua bán với nhau là trái quy định của khoản 12 Điều 13 và Điều 15 Nghị định này; đồng thời vi phạm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo kết luận thanh tra, đến 31/10/2022, một số thương nhân đầu mối KDXD vẫn nợ Ngân sách Nhà nước số tiền thuế bảo vệ môi trường hơn 6.323 tỷ đồng, thế nhưng lại cho các cá nhân vay, nợ hàng nghìn tỷ đồng. Điển hình, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức thường xuyên kê khai sai, thiếu thông tin về thuế bảo vệ môi trường, dẫn đến tăng thêm 3.287 tỷ đồng trong 3 năm (từ năm 2018 đến hết năm 2021). Tuy nhiên, công ty này đã cho ông Chu Đăng Khoa, Phó tổng giám đốc và bà Chu Thị Thành, Chủ tịch HĐQT công ty (mẹ ông Khoa) mượn số tiền trên 7.485 tỷ đồng.

Theo TTCP, điều này dẫn đến nhiều hành vi mua bán xăng dầu trái quy định, hệ thống kinh doanh xăng dầu (KDXD) bị phá vỡ; “biến” thương nhân đầu mối KDXD thành thương nhân phân phối. Bởi trách nhiệm của thương nhân đầu mối KDXD là phải thực hiện tổng nguồn cung xăng dầu do Bộ Công Thương phân giao hàng năm và bình ổn thị trường khi cần thiết. Tuy nhiên, khi mua bán xăng dầu, thương nhân đầu mối đã chuyển sang vai trò của thương nhân phân phối, có cơ hội để mua bán qua trung gian làm tăng chi phí lưu thông. (Điển hình như Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Phúc làm trung gian mua bán xăng dầu để hưởng chênh lệch giá hàng tỷ đồng).

Ngoài ra, việc thương nhân đầu mối KDXD mua bán với nhau và thương nhân phân phối mua bán xăng dầu với nhau tạo ra tầng nấc trung gian, dẫn đến việc hưởng chiết khấu, chênh lệch giá. Điều này đã dẫn đến việc một phần tiền chiết khấu và chênh lệch giá thuộc về các thương nhân đầu mối KDXD. Trong vòng 5 năm (2017-2022), đã xảy ra tình trạng một số thương nhân đầu mối KDXD mua bán xăng dầu, hưởng tiền chiết khấu/chênh lệch giá khoảng 9.700 tỷ đồng; trong khi đó, một số thương nhân phân phối chỉ hưởng hơn 75 tỷ đồng.

Hệ quả của tình trạng trên là chiết khấu của đại lý, cửa hàng bán lẻ giảm đi, thậm chí không còn. Đây là một trong những nguyên nhân đại lý, cửa hàng bán lẻ bị lỗ, dừng bán gây gián đoạn nguồn cung cho thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, an ninh năng lượng, phát triển kinh tế.

“Khi thương nhân đầu mối KDXD dừng không mua - bán xăng dầu với nhau, dẫn tới gián đoạn nguồn cung, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xăng dầu trong nước” - kết luận thanh tra chỉ rõ.

Quản lý lỏng lẻo

Vẫn theo TTCP, từ 1/1/2017 đến 30/6/2022, Bộ Công Thương đã cấp tổng cộng 37 giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu (không bao gồm 4 giấy phép kinh doanh xăng dầu hàng không) và 347 giấy phép làm thương nhân phân phối bán lẻ.

Một trong những điều kiện để được cấp phép là phải có kho, bể xăng dầu hoặc thuê từ đơn vị khác trong thời gian từ 5 năm trở lên, theo Nghị định 83/2014. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã thuê kho theo mùa vụ để đáp ứng yêu cầu cấp phép. Sau khi được cấp phép, nhiều doanh nghiệp đầu mối không đảm bảo được hệ thống phân phối xăng dầu, với nhiều hợp đồng thuê kho không phát sinh gửi hàng.

Kết luận thanh tra nêu rõ, Bộ Công Thương đã thiếu kiểm tra, giám sát và quản lý lỏng lẻo, không kịp thời phát hiện các vi phạm trong duy trì điều kiện kho, bể chứa và hệ thống phân phối. Chính vì thế, trong khoảng gần 5 năm từ 2017 đến tháng 9/2022, một số thương nhân phân phối xăng dầu đã bán xăng dầu sai quy định cho một số thương nhân đầu mối với khối lượng 828.963 m3 xăng dầu để hưởng chiết khấu và chênh lệch giá bất hợp pháp với số tiền 950 tỷ đồng. Điều này đã gây ảnh hưởng đến chiết khấu cho các đại lý, cửa hàng bán lẻ.

Ngoài ra, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đã không tạo nguồn xăng dầu theo nghĩa vụ, và trách nhiệm theo quy định dẫn tới ảnh hưởng nguồn cung và đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến gián đoạn nguồn cung xăng dầu cho thị trường.

  

Đọ ghế VIP dành cho đại gia của các hãng hàng không

(Kiến Thức) - Cận cảnh những khoang máy bay hạng thương gia sang trọng bậc nhất của các hãng hàng không trên thế giới.

Đọ ghế VIP dành cho đại gia của các hãng hàng không
Khoang V.I.P của hãng hàng không Singapore Airlines nổi tiếng với các dịch vụ mát xa và phục vụ rượu đắt tiền. Các buồng mát xa chủ yếu nằm trên máy bay Airbus A380 với phòng cá nhân cùng đầy đủ dịch vụ internet, truyền hình cáp và đầu kỹ thuật số.
 Khoang V.I.P của hãng hàng không Singapore Airlines nổi tiếng với các dịch vụ mát xa và phục vụ rượu đắt tiền. Các buồng mát xa chủ yếu nằm trên máy bay Airbus A380 với phòng cá nhân cùng đầy đủ dịch vụ internet, truyền hình cáp và đầu kỹ thuật số.

Rà soát hoạt động bất thường của thương lái TQ tại VN

(Kiến Thức) - Bộ Công thương cho biết, các lực lượng chức năng đang ra sức tìm hiểu và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động bất thường của thương lái Trung Quốc tại VN.

Rà soát hoạt động bất thường của thương lái TQ tại VN
Theo thông tin từ Bộ Công thương, thời gian qua, trên địa bàn cả nước xuất hiện tình trạng các thương lái Trung Quốc tận thu các mặt hàng nông, lâm sản của Việt Nam với mục đích không rõ ràng.
Cụ thể, đối với mặt hàng thủy sản, trong năm 2013 có diễn ra một số hiện tượng thu mua thủy sản của thương nhân nước ngoài tại một số địa phương như: Tôm sú, Tôm chân trắng tại các tỉnh, thành phố như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau Trà Vinh, Bên Tre, Kiên Giang... một cách bất thường. Việc thu mua tôm nguyên liệu đủ mọi kích cỡ xuất khẩu sang Trung Quốc đã làm ảnh hưởng tới sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước về lâu dài sẽ gây thiệt hại cho người sản xuất, hộ nuôi trồng trong nước, ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 

Ngày tàn của các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ?

Business Insider giới thiệu hình ảnh các siêu thị đổ nát, hoặc trống vắng, như minh chứng cho ngày tàn của các cửa hàng bán lẻ trên khắp nước Mỹ.

Ngày tàn của các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ?
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?
 Chỉ riêng năm 2017, hơn 6.400 cửa hàng bán lẻ dự kiến đóng cửa trên toàn nước Mỹ. Hệ thống cửa hàng lớn như Macy's, Sears, JCPenney, cũng như các nhà bán lẻ như BCBG, Abercrombie & Fitch, và Bebe đều quyết định đóng cửa hàng chục cửa hàng của mình.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-2
 Minh chứng rõ nhất cho ngày tàn của bán lẻ chính là các siêu thị đã chết như thế này.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-3
 Khi khách hàng ngày càng chuộng mua sắm trực tuyến, số phận của các cửa hàng bán lẻ đã được định đoạt tại Mỹ. Theo khảo sát của Cushman & Wakefield, số lượng khách ghé thăm các siêu thị đã giảm 50% trong giai đoạn 2010 đến 2013.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-4
 Hệ thống Lincoln ở Chicago 2 năm sau khi đóng cửa đã thay đổi hoàn toàn, từ trung tâm thương mại sầm uất trở thành vùng đất hoang, vắng người qua lại.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-5
 Hệ thống siêu thị này buộc phải đóng cửa sau khi một loạt các cửa hàng tại đây, bao gồm Sears dừng hoạt động.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-6
 Hàng loạt cửa hàng, siêu thị chết khắp nước Mỹ được phóng viên của Business Insider ghi lại.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-7
 Trung tâm thương mại Regency Square ở Richmond, Virginia còn hoạt động nhưng một loạt cửa hàng tại đây đã đóng cửa.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-8
 Quản lý siêu thị lấp sự trống trải bằng các bảng trang trí màu sắc.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-9
 Nhưng siêu thị vẫn vắng vẻ không khác gì đã ngừng hoạt động.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-10
 Theo dữ liệu từ Green Street Advisors, một phần ba các siêu thị đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động do các cửa hàng đóng cửa. Khi các siêu thị không còn các cửa hàng chủ đạo như Sears, việc tồn tại hầu như bất khả thi.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-11
 Các cửa hàng Sears cố níu giữ khách bằng các chiêu giảm giá, khuyến mãi. Nhưng 98 cửa hàng phải đóng cửa năm nay.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-12
 Kmart thì bị chỉ trích vì sự thiếu ngăn nắp trong các gian hàng. Sears dự kiến đóng cửa 238 cửa hàng Kmart trong năm 2017 này.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-13
 Tình cảnh hạ giá để xả hàng cũng diễn ra tại Macy's.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-14
 Thật khó để thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm khi mà hàng hóa vứt vương vãi trên khắp sàn. Macy's dừng hoạt động 68 cửa hàng trong năm 2017.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.