“Ông lớn” Vinamilk, Hòa Phát... báo lãi khủng 9 tháng qua

(Kiến Thức) - Tính trong 9 tháng 2020, top 10 doanh nghiệp niêm yết (không kể ngân hàng và các công ty chứng khoán) mang về hơn 60.620 tỷ đồng lãi ròng, trong đó có đến 2 trong 3 doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp mặt.

“Ông lớn” Vinamilk, Hòa Phát... báo lãi khủng 9 tháng qua

Ngôi vị quán quân lợi nhuận trong 9 tháng đó chính là Vinhomes (VHM) với mức lãi khủng 16.337 tỷ đồng, vượt mốc trên 10.000 tỷ đồng và báo lãi gấp đôi so với doanh nghiệp lãi lớn ở vị trí thứ 2.

“Ong lon” Vinamilk, Hoa Phat... bao lai khung 9 thang qua
10 doanh nghiệp báo lãi lớn nhất trong 9T/2020 là ai? 

Là doanh nghiệp hoạt động mảng bất động sản, VHM ghi nhận doanh thu 9 tháng đạt hơn 49 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước và 16,3 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, tăng 6,6%.

Động lực tăng trưởng chính đến từ việc bàn giao 3 đại dự án (Vinhomes Ocean Park, Grand Park và Smart City), Vinhomes Marina (Hải Phòng) và ghi nhận doanh thu bán tổ hợp văn phòng tại Vinhomes Metropolis. Do đó, doanh thu bán bất động sản đạt 46,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 33,8% so với cùng kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 46,1% trong 9 tháng 2019 xuống còn 37,5% trong 9 tháng 2020, khiến lợi nhuận gộp tăng trưởng chậm hơn so với doanh thu, chỉ tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân chính khiến tỷ suất lợi nhuận gộp của VHM giảm là do đóng góp từ mảng bán buôn giảm, doanh thu bán buôn tại Vinhomes Ocean Park chiếm 58% tổng doanh thu 9 tháng của VHM; tổ hợp văn phòng tại Vinhomes Metropolis có tỷ suất lợi nhuận thấp gần bằng 30%.

Vị trí thứ hai trong top những doanh nghiệp báo lãi lớn là Vinamilk (VNM) của nữ tướng Mai Kiều Liên. Được biết, lũy kế 9 tháng, Vinamilk báo doanh thu đạt 45.211 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.846 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.999 tỷ đồng, tăng hơn 7,0%.

Riêng trong quý 3, Vinamilk ghi nhận doanh thu đạt 15.563 tỷ đồng, tăng 8,9%, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.777 tỷ đồng và sau thuế đạt hơn 3.138 tỷ đồng, tăng 16%.

Ở vị trí tiếp theo đó chính là Hòa Phát (HPG) của “vua thép” Trần Đình Long. Chỉ sau 9 tháng, lợi nhuận của Hòa Phát đã bằng cả năm 2019. Thị phần thép Hòa Phát tiếp tục vượt trội ở vị trí dẫn đầu với 32,6%.

Cụ thể, trong 9 tháng, tập đoàn của ông Trần Đình Long ghi nhận doanh thu đạt 65.000 tỉ đồng và lợi nhuận lên tới 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ 2019. 

Như vậy, lợi nhuận sau thuế 9 tháng của Hòa Phát đã đạt 98% kế hoạch năm. Và đây cũng là lần đầu tiên, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng 2020 đã vượt mức thực hiện năm 2019, cao nhất từ trước tới nay.

Theo lãnh đạo HPG, kết quả trên là nhờ hàng loạt chỉ tiêu kinh doanh tích cực trong các lĩnh vực kinh doanh, trong đó sắt thép và nông nghiệp đóng góp lớn nhất.

Trên bảng xếp hạng lợi nhuận, những vị trí còn lại lần lượt là PV Gas (GAS), Vingroup (VIC), VEAM (VEA), Novaland (NVL), Sabeco (SAB), Masan Consumer (MCH) và Thế giới Di động (MWG).

“Ong lon” Vinamilk, Hoa Phat... bao lai khung 9 thang qua-Hinh-2
Nguồn: Tổng hợp. 

Lãi lớn nhưng đi lùi

Dù vẫn báo lãi lớn, tuy vậy một số ông lớn kể trên vẫn gặp khá nhiều khó khăn và báo lãi giảm so cùng kỳ. Theo đó, lãi ròng trong 9 tháng của GAS sụt giảm 31%; lãi ròng của VEA giảm 25%, lãi ròng của SAB giảm 20%.

Với GAS, do biến động giá dầu khiến tình hình kinh doanh của Công ty gặp khó trong quý 2. Tuy vậy đến quý 3, GAS ghi nhận lợi nhuận khởi sắc với 2.023 tỷ đồng lãi ròng.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần của GAS ở mức 48.625 tỷ đồng, giảm 16% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ cũng giảm 31% về mức 6.129 tỷ đồng. Theo GAS, các chỉ tiêu tài chính thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 chủ yếu do sản lượng khí thương phẩm giảm khoảng 10%, giá dầu Brent trung bình giảm 39%, giá dầu FO trung bình giảm 40%, giá trung bình của LPG cũng giảm 10%. 

Còn tại VEAM, kết quả kinh doanh của Tổng công ty phụ thuộc chủ yếu vào khoản lợi nhuận tại công ty liên doanh liên kết, đáng kể nhất là liên doanh với Honda Việt Nam. Tuy nhiên do dịch bệnh, chi mua sắm bị sụt giảm nên nguồn thu này bị hạn hẹp, theo đó từ đầu năm đến nay lãi ròng của VEAM theo đó giảm.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt 2.668 tỷ đồng, giảm 20,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm 25% xuống 3.853 tỷ đồng và hoàn thành 57% kế hoạch cả năm.

Điểm tích cực ở VEAM đó chính là gia tăng nắm giữ tiền trong thời điểm này. Theo đó, tại thời điểm 30/9, VEAM có 17.672 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, tiền gửi, tăng 3.000 tỷ đồng so với 30/6.

Doanh nghiệp tăng nắm giữ tương đương tiền thêm gần 4.500 tỷ đồng trong khi giảm tiền gửi. Đây vẫn là một trong những doanh nghiệp nhiều tiền nhất trên sàn chứng khoán, chiếm đến 56% tổng tài sản.

Với Sabeco, lũy kế 9 tháng, Sabeco đạt gần 20.096 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi ròng 3.403 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 20% so với cùng kỳ.

Ban lãnh đạo Sabeco ghi nhận sự phục hồi tích cực trong tiêu thụ bia trong nước trong quý 3/2020 sau khi ngành bia bị ảnh hưởng bởi Nghị định 100 và dịch COVID-19 vào đầu năm 2020.

Tuy nhiên, đà phục hồi tiếp theo vẫn có thể chịu ảnh hưởng của các khó khăn kinh tế tiềm năng, bao gồm bão lụt vừa qua tại miền Trung. Tuy nhiên, sự hiện diện của Sabeco tại khu vực này là khá hạn chế.

Thị trường chuẩn bị đón nhận "cơn bão" điện thoại Vsmart mới

(Kiến Thức) - Mới đây, VinSmart rò rỉ thông tin sẽ sớm tung ra thị trường hàng loạt điện thoại Vsmart mới. Máy có thể được tích hợp 5G và chạy con chip SnapDragon 215 đầu tiên trên thế giới.

Thị trường chuẩn bị đón nhận "cơn bão" điện thoại Vsmart mới
Thi truong chuan bi don nhan
Cuối năm 2018, VinSmart của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ra mắt 4 sản phẩm smartphone tầm trung, giá rẻ: điện thoại Vsmart Joy và Vsmart Active, từ 2,5 triệu đồng đến 6,5 triệu đồng. Chỉ sau 6 tháng, giờ đây VinSmart lại chuẩn bị tiếp tục tung ra thị trường 4 mẫu máy thế hệ tiếp theo. 
Thi truong chuan bi don nhan
Theo một nguồn tin đã xác nhận, các 4 mẫu máy thế hệ mới này vẫn sẽ nhắm vào phân khúc khách hàng tầm trung. Đặc biệt nhất, sẽ có một chiếc  Vsmart được trang bị con chip SnapDragon 215. Nó sẽ là smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị bộ vi xử lý này. 
Thi truong chuan bi don nhan
 SnapDragon 215 được trang bị 4 nhân ARM Cortex-A53. Nó có thể đạt hiệu năng cao hơn 50% so với SoC thế hệ trước. Điểm quan trọng nhất, SnapDragon 215 là con chip 2-serie đầu tiên của Qualcomm, được thiết kế trên nền tảng 64-bit, hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm hiệu suất hoạt động khác biệt hoàn toàn cho các dòng máy tầm trung.
Thi truong chuan bi don nhan
 Điểm ấn tượng của Qualcomm 215 là việc tích hợp Hexagon DSP, được thiết kế để hỗ trợ phát nhạc lên đến hơn 5 ngày. Ngoài ra, chip đồ họa tích hợp trên Qualcomm 215 là Adreno 308 GPU hỗ trợ thiết bị phát video lên tới hơn 10 tiếng. Chip cũng tương thích với công nghệ sạc nhanh Qualcomm Quick Charge, cho thời gian nạp nhanh hơn 75%.
Thi truong chuan bi don nhan
Dù SnapDragon 215 không phải là một con chip có hiệu năng cao mạnh mẽ, tuy nhiên nó vẫn chứng tỏ việc hợp tác rất chặt chẽ của hãng điện thoại Việt Nam, với nhà sản xuất SoC di động hàng đầu thế giới Qualcomm, để biến smartphone Vsmart thành hãng đầu tiên trang bị con chip này. 
Thi truong chuan bi don nhan
Ngoài 2 dòng Vsmart Joy và Vsmart Active đang bán trên thị trường, VinSmart hứa hẹn sẽ trình làng dòng điện thoại mới, với mã Vsmart Bee. Chiếc điện thoại được dự đoán sẽ có màn hình tràn viền, không tai thỏ, không giọt nước. 
Thi truong chuan bi don nhan
Trước đó, vào tháng 6/2019 vừa qua, VinSmart cũng rầm rộ công bố thông tin hợp tác cùng Fujitsu Nhật Bản và Qualcomm Mỹ, phát triển các mẫu điện thoại sử dụng nền tảng di động 5G. Chiếc Vsmart 5G này sẽ được sản xuất hoàn toàn trong khu công nghệ cao Hòa Lạc và dự kiến bán ra tại thị trường Mỹ, châu Âu cùng các thị trường khác từ tháng 4/2020. 

Video Đây là Vsmart Live Snapdragon 675 giá rẻ hơn Xiaomi - Nguồn: Dương Dê@Youtube

Quán bánh canh 'siêu đông' ở Hà Nội có gì hot?

Khách ngồi kín trong nhà, tràn ra cả vỉa hè... là hình ảnh không lạ tại quán bánh canh ghẹ trên đường Quang Trung (Hà Nội).

Quán bánh canh 'siêu đông' ở Hà Nội có gì hot?

Đây là quán bánh canh ghẹ đầu tiên tại Hà Nội. Mức giá bánh canh ghẹ ở đây dao động từ 60 - 80 ngàn đồng/bát. So với những món ăn trưa truyền thống tại phố cổ Hà Nội như bún cá, phở bò, bún chả... mức giá bánh canh ghẹ cũng cao hơn 20 - 30 ngàn đồng.

Thế nhưng, quán bánh canh này vẫn “hết vèo” vài trăm bát/ngày, thậm chí lúc đỉnh điểm lên tới... 1000 bát.

Cổ phiếu tăng mạnh, Vingroup thu “khủng” thế nào?

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải gánh chịu hậu quả nặng nề của dịch bệnh COVID-19, giá cổ phiếu của "ông lớn" Vingroup vẫn tăng đều đều, trong tháng 10, cổ phiếu Vingroup tăng giá 14/18 phiên đã qua.

Cổ phiếu tăng mạnh, Vingroup thu “khủng” thế nào?
Theo đó, phiên giao dịch chứng khoán ngày 26/10, trong khi phần lớn cổ phiếu giảm giá thì VIC của Tập đoàn Vingroup lại đi ngược thị trường khi tăng 1,1%, lên 105.100 đồng/cổ phiếu. Xu hướng tăng giá của cổ phiếu Vingroup đã kéo dài suốt từ đầu tháng 10 đến nay. Thống kê trong 18 phiên giao dịch đã qua của tháng 10, VIC tăng giá 14/18 phiên và chỉ giảm giá trong 4 phiên, tương ứng mức tăng giá gần 15%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.