“Ông lớn” PVOIL sử dụng 12,02 ha đất sai mục đích... lao đao vì lỗ kỷ lục

(Kiến Thức) - "Ông lớn" PVOIL sử dụng 12,02 ha đất sai mục đích có kết quả kinh doanh quý 1/2020 lao đao vì lỗ kỷ lục 423 tỷ đồng. Trong quý 2, PVOIL đạt lãi ròng 177 tỷ đồng, tăng 9%.

“Ông lớn” PVOIL sử dụng 12,02 ha đất sai mục đích... lao đao vì lỗ kỷ lục
Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kết quả công tác kiểm toán năm 2020 tới Quốc hội trước thềm kỳ họp thứ 10.
Về kết quả kiểm toán một loạt các doanh nghiệp, Tổng Công ty, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều tồn tại liên quan đến sử dụng quản lý đất đai. Cụ thể, một số đơn vị còn nhiều diện tích đất chưa sử dụng, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp.
Đó là Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOIL) sử dụng 12,02 ha đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp vào mục đích kinh doanh xăng dầu; PVOIL Thái Bình có 5,80 ha đất đang để trống, chưa hoặc không sử dụng…
“Ong lon” PVOIL su dung 12,02 ha dat sai muc dich... lao dao vi lo ky luc
 Một cửa hàng xăng dầu của PVOIL. (Ảnh: Internet).
Theo báo cáo tài chính, trong quý 1/2020, "ông lớn" PVOIL báo lỗ kỷ lục 423 tỷ đồng, dù năm 2019 kinh doanh cực tốt với khoản lời cả năm đạt 230 tỷ đồng. Tổng Công ty lỗ lũy kế tính đến cuối tháng 3 là 1.167 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sản lượng kinh doanh xăng dầu 5 tháng đầu năm của PVOIL giảm 14% so kế hoạch, riêng tháng 4 giảm 20% khi Chính phủ thực hiện biện pháp cách ly toàn xã hội.
PVOIL đặt mục tiêu chia cổ tức năm nay tỷ lệ 2% nhưng không chia cổ tức cho năm 2019. Nguyên nhân bởi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sau khi bù đắp khoản lỗ của năm trước chỉ còn là 98 tỷ đồng, tương đương 0,9% vốn điều lệ, trong khi tình hình sản xuất kinh doanh trong năm 2020 đang gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, Hội đồng quản trị đề nghị phương án giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế chuyển sang năm sau để dự phòng trong tình hình khó khăn nêu trên.
Trong quý 2, doanh thu của Tổng Công ty giảm 46% xuống 11.653 tỷ đồng, giá vốn giảm sâu hơn nên lãi gộp còn giảm 18% xuống 781 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng từ 4,4% lên 6,7%.
Về hoạt động tài chính, doanh thu tăng 15% lên 99 tỷ đồng và chi phí giảm 27% xuống 54 tỷ đồng. Mặt khác, chi phí bán hàng và chi phí quản lý cùng giảm 21% xuống lần lượt 379 tỷ đồng và 179 tỷ đồng.
Lãi sau thuế hợp nhất giảm 21% xuống 183 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế cổ đông Công ty mẹ đạt 177 tỷ đồng, tăng 9%.
Lũy kế 6 tháng, PVOIL ghi nhận doanh thu giảm 24% xuống 29.338 tỷ đồng và vẫn lỗ ròng 246 tỷ đồng do quý đầu năm lỗ kỷ lục 423 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 30/6/2020, Tổng Công ty có 1.828 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, giảm hơn 1.000 tỷ so với đầu năm. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng thêm 533 tỷ đồng lên 5.910 tỷ đồng.
Đáng nói, khoản phải thu của doanh nghiệp giảm hơn 3.400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, chủ yếu giảm phải thu khách hàng ngắn hạn và phải thu khác.

Biểu hiện chưa từng có: Giá xăng hướng đến mốc cao nhất lịch sử

Áp thuế kịch khung, quỹ bình ổn âm... biểu hiện chưa từng có khiến giá xăng dầu liên tục tăng mạnh. Điều này có thể đẩy giá xăng hướng đến vùng cao nhất lịch sử thiết lập vào 6/2014.

Biểu hiện chưa từng có: Giá xăng hướng đến mốc cao nhất lịch sử
Giá xăng cao nhất lịch sử là bao nhiêu?

Tâm sự đầy thèm khát của 1 sếp lớn doanh nghiệp nhà nước

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước tâm sự đầy bất ngờ cho rằng, họ đang nhìn cơ chế vận hành của doanh nghiệp tư nhân với sự “thèm khát”.  

Tâm sự đầy thèm khát của 1 sếp lớn doanh nghiệp nhà nước
Lời nói bất ngờ của sếp doanh nghiệp nhà nước

Đã đến lúc đưa ra lộ trình xóa bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu

Việc hạch toán, sử dụng quỹ chưa rõ ràng, thiếu minh bạch, người tiêu dùng chưa được hưởng lợi... khiến rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu thời gian qua. Đoàn giám sát của Quốc hội đã thẳng thắn đưa ra kiến nghị bãi bỏ ngay hoặc có lộ trình rõ ràng bãi bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu.
 

Đã đến lúc đưa ra lộ trình xóa bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu
Cụ thể, Đoàn giám sát của Quốc hội cho biết lâu nay, số tiền trích quỹ được để lại cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (mức trích hiện nay là 300 đồng/lít), thực chất là một khoản thu trước của người dân và doanh nghiệp.
Da den luc dua ra lo trinh xoa bo quy binh on gia xang dau
Tính đến hết quý 2/2019, quỹ bình ổn xăng dầu đang âm gần 500 tỉ đồng - Ảnh: Internet 
Việc quản lý quỹ được thực hiện tại các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, khi đó các doanh nghiệp đầu mối có thị phần lớn sẽ có quỹ rất lớn, song những doanh nghiệp có thị phần thấp thì số dư quỹ thường nhỏ, dẫn đến việc khi thực hiện xả quỹ lớn (có thời điểm sử dụng bình ổn giá trên 2.000 đồng/lít) có thể dẫn đến các doanh nghiệp đầu mối có mức quỹ thấp sẽ âm quỹ và phải sử dụng tạm thời nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp hoặc vay ngân hàng thương mại để bù quỹ, làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.