"Ông lớn" Nhật thâu tóm Công ty Giấy Sài Gòn mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản đã bỏ ra hơn 90 triệu USD để nắm giữ 93,8 triệu cổ phần của Giấy Sài Gòn, tương ứng với 95,2% vốn điều lệ. Sojitz là công ty thương mại lớn, hoạt động trên 50 quốc gia.

Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) khẳng định việc tập trung kinh tế của Công ty CP Giấy Sài Gòn và Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) hoàn toàn đúng luật. 
Trước đó, Tập đoàn Sojitz đã chi 10 tỷ Yên (khoảng 91,2 triệu USD) để mua lại Công ty CP Giấy Sài Gòn nhằm khai thác nhu cầu ngày càng gia tăng về giấy bìa cứng và khăn giấy ở khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn Sojitz chi 91,2 triệu USD thâu tóm công ty giấy Sài Gòn. Ảnh: Vietnamplus.
Tập đoàn Sojitz chi 91,2 triệu USD thâu tóm công ty giấy Sài Gòn. Ảnh: Vietnamplus.
Tập đoàn Sojitz hiện nắm giữ 93,8 triệu cổ phần của Giấy Sài Gòn, tương ứng với 95,2% vốn điều lệ.
Thành lập tháng 8/2004, Sojitz là một công ty thương mại tổng hợp có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Sojitz cũng mở rộng phạm vi hoạt động với nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, bao gồm việc mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa, sản xuất và bán sản phẩm. Các lĩnh vực mà Tập đoàn Sojitz đang hoạt động là ô tô, năng lượng, tài nguyên khoáng sản, hóa chất, nguồn thực phẩm, nông lâm nghiệp, hàng tiêu dùng và khu công nghiệp. Ngoài ra, Sojitz còn đầu tư vào lĩnh vực tài chính.
Sự ra đời của công ty Sojitz là việc hợp nhất giữa Nissho Iwai Corporation và Nichimen Corporation.
Mời độc giả xem video: Tập đoàn Nhật thâu tóm Công ty Giấy Sài Gòn. Nguồn: Nhịp cầu giao thương.
Trụ sở chính của Tập đoàn Sojitz tại Kasumigaseki, Chiyoda, Tokyo. Ảnh: Wiki.
Trụ sở chính của Tập đoàn Sojitz tại Kasumigaseki, Chiyoda, Tokyo. Ảnh: Wiki. 
Ngày nay, Tập đoàn Sojitz Nhật Bản bao gồm khoảng 440 công ty con và chi nhánh ở Nhật Bản và 50 quốc gia và khu vực trên toàn cầu.
Thông qua công ty con Sojitz Aerospace Company, Sojitz còn là công ty bán máy bay thương mại lớn nhất Nhật Bản. Công ty này hoạt động như một đại lý bán hàng cho cả Boeing và Bombardier Aerospace.
Sojitz sở hữu hầu hết mỏ than Minerva ở Úc và phân phối nhiên liệu hạt nhân ở Nhật Bản cho Areva.
Trong lĩnh vực hóa chất, Sojitz sản xuất methanol ở Indonesia, khai thác barit ở Mexico và buôn bán muối công nghiệp ở các thị trường khác nhau trên toàn thế giới.
Kinh doanh hàng tiêu dùng, Sojitz bao gồm ngũ cốc, thức ăn, đường, cà phê, cá, gỗ và giấy.
Năm 2016, doanh thu của Sojitz tăng 4.006 tỷ Yên (tương đương 36,1 tỷ USD), thu nhập ròng tăng 36,5 tỷ Yên (328,9 triệu USD). Tính đến năm 2016, số nhân viên của Sojitz là 14.330 người.

Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư: Rối như canh hẹ

- Cách đây 2 tuần, những người sở hữu Senkaku/Điếu Ngư đã bán 3 đảo thuộc quần đảo này cho Chính phủ Nhật với số tiền khoảng 26 triệu USD. Tuy nhiên, giờ đây họ lại cho rằng đó là một sai lầm.

Đấu "súng" nước

Ngày 25/9, các tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã dùng vòi rồng để xua khoảng 40 tàu cá cùng 8 tàu tuần tra Đài Loan ra khỏi vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Theo Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura, lực lượng bảo vệ bờ biển đã phải dùng tới súng nước và các biện pháp khác để làm tàu Đài Loan đổi hướng. Hình ảnh phát sóng trên Đài NHK cho thấy, tàu tuần tra Đài Loan cũng phun nước đáp trả lại tàu Nhật Bản. Tuy nhiên, sau đó tất cả các tàu Đài Loan đều rời khỏi vùng biển tranh chấp.

Senkaku/Điếu Ngư là vấn đề chủ chốt trong mâu thuẫn giữa Nhật Bản - Trung Quốc. Đa phần quần đảo này từng thuộc về nhà Kurihara, một gia đình Nhật Bản giàu có. "Hơn 40 năm qua chúng tôi đã bảo vệ các đảo cho quốc gia", ông Hiroyuki Kurihara, phát ngôn của gia đình nói, "Tuy nhiên, giờ đây chúng tôi đã quá già".

Cách đây 2 tuần, gia đình này đã bán 3 đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cho Chính phủ Nhật Bản với số tiền khoảng 26 triệu USD. Tuy nhiên, giờ đây ông Kurihara lại cho rằng đó là một sai lầm. Thỏa thuận ấy đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc bạo động tại Trung Quốc làm tổn hại tới nền kinh tế Nhật Bản.

Ông Kurihara cho biết, anh trai ông là người đã quyết định bán đảo cho Chính phủ. Nếu lựa chọn thuộc về ông thì ông sẽ bán cho chính quyền vùng Tokyo, khu vực chịu sự quản lí của ông Shintaro Ishihara, người lâu nay vẫn tỏ ra gay gắt với Trung Quốc.

Tranh thủ Trung Quốc rối, Nhật trục lợi

Các vấn nạn xã hội tại Trung Quốc đang tạo ra cơ hội kinh doanh cho các công ty Nhật Bản, theo trang tin Want China Times (Đài Loan).

An toàn thực phẩm gây đau đầu cho Bắc Kinh với hàng loạt bê bối như dầu ăn vớt từ cống rãnh, thực phẩm giả, sữa bột bị nhiễm độc, theo Want China Times.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.