Ông lớn du lịch Vietravel: Âm dòng tiền, âm vốn chủ, nợ nghìn tỷ đồng

Vietravel lỗ hơn 100 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm khiến vốn chủ bị đẩy xuống mức âm, trong khi gánh nặng nợ vay ngày càng lớn.

Ông lớn du lịch Vietravel: Âm dòng tiền, âm vốn chủ, nợ nghìn tỷ đồng

Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông Vận tải (Vietravel, mã VTR) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 với kết quả kém khả quan. Theo đó, Vietravel lỗ hơn 108 tỷ đồng sau thuế, đánh dấu quý lỗ thứ 5 trong 6 quý gần nhất.

Ong lon du lich Vietravel: Am dong tien, am von chu, no nghin ty dong

Lũy kế đến ngày 31/3, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Vietravel âm 293 tỷ đồng.

Doanh thu của ông lớn ngành du lịch cũng giảm sâu. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, Vietravel ghi nhận doanh thu thuần hơn 215,5 tỷ đồng, giảm 22% so cùng kỳ 2021. Doanh thu hoạt động tài chính giảm 98,6%, khiêm tốn mức 225,5 triệu đồng. Đáng chú ý, trong kỳ, Vietravel ghi nhận khoản lỗ 60 tỷ đồng từ hãng bay Vietravel Airlines.

Kinh doanh thua lỗ khiến vốn chủ sở hữu của Vietravel âm hơn 100 tỷ đồng tại thời điểm lập báo cáo tài chính, trong khi cùng kỳ dương hơn 7,9 tỷ đồng.

Vẫn theo báo cáo, Vietravel đang gánh khoản nợ phải trả lên đến hơn 2.041 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 1.542 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 497 tỷ đồng. Riêng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ở mức gần 813 tỷ đồng, vay dài hạn hơn 496 tỷ đồng. Những chủ nợ lớn nhất của Vietravel là ngân hàng Vietinbank, BIDV, Vietcombank… 

Báo cáo cho hay, tại ngày 31/3, tài sản ngắn hạn của Vietravel là hơn 1.468 tỷ đồng nhưng tiền mặt chỉ có hơn 44,3 tỷ đồng, còn phần lớn là khoản phải thu ngắn hạn hơn 1.229 tỷ đồng, riêng khoản phải thu khác là 1.043 tỷ đồng. Trong đó có 956,1 tỷ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần từ công ty Vietravel Holdings, hơn 84 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân khác…

Hiện, Vietravel có khoản nợ phải thu trên 3 năm hơn 5 tỷ đồng trong đó giá trị thu hồi chỉ 1,24 tỷ đồng. Dòng tiền kinh doanh âm hơn 16,4 tỷ đồng. 

Trên thị trường, cổ phiếu VTR giao dịch mức 31.400 đồng, giảm nhẹ trong tuần gần nhất.

“Sức khỏe” tài chính đại gia du lịch Vietravel, Bến Thành... thế nào sau COVID-19?

(Kiến Thức) - Doanh thu và lợi nhuận của đại gia du lịch Vietravel, BenThanh Tourist đều sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

“Sức khỏe” tài chính đại gia du lịch Vietravel, Bến Thành... thế nào sau COVID-19?
Theo báo cáo tài chính tổng hợp quý 1/2020 của công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel, VTR) mới đây vừa công bố cho thấy, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ.
Theo đó, doanh thu của doanh nghiệp giảm gần 790 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành giảm từ 1.148 tỷ về 608 tỷ đồng, doanh thu bán vé máy bay cũng giảm mạnh từ 232 tỷ về 155 tỷ.

Kite Air, Vietravel tiếp tục tạm gác lại "giấc mơ bay"

Kiến nghị của Bộ GTVT về việc tạm dừng cấp phép hãng bay mới đến năm 2022 tiếp tục khiến Kite Air và Vietravel phải hoãn giấc mơ bay.

Kite Air, Vietravel tiếp tục tạm gác lại "giấc mơ bay"
Xem xét việc thành lập thêm các hãng hàng không mới
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc xem xét thành lập thêm các hãng hàng không trong tình hình mới.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường vận tải hàng không thế giới và Việt Nam đã sụt giảm nghiêm trọng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý về nguyên tắc kiến nghị của Bộ GTVT về việc rà soát, xem xét việc thành lập thêm các hãng hàng không mới trong tình hình mới.
Bộ GTVT chịu trách nhiệm về các kiến nghị của mình trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành hàng không.
Kite Air, Vietravel tiep tuc tam gac lai
Theo kiến nghị của Bộ GTVT, Kite Air phải hoãn kế hoạch ra đời ít nhất đến năm 2022. 
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với chức năng là cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Cánh Diều (Dự án), căn cứ kiến nghị của Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng về chủ trương đầu tư Dự án.
Trước đó, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng xem xét lập hãng mới sau năm 2022, khi thị trường hàng không phục hồi hoàn toàn hậu COVID-19.
Văn bản do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký nêu rõ: Bộ GTVT đã có Công văn số 10376 góp ý với hồ sơ Dự án đầu tư thành lập hãng hàng không Cánh Diều của CTCP Hàng không Thiên Minh gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
Trong đó, Bộ GTVT đánh giá giai đoạn 2014 - 2018 thị trường vận tải hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng cao, liên tục với mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn là 20,5% về hành khách và 13,2% về hàng hoá.
Năm 2018, tổng thị trường vận tải đạt xấp xỉ 70 triệu khách (tăng 12,6% so năm 2017) và 1,2 triệu tấn hàng hóa (tăng 7,2% so năm 2017), tăng tương ứng 2,1 lần và 1,64 lần so với năm 2014.
Hệ số sử dụng ghế trung bình của các hãng hàng không Việt Nam cũng rất cao, ở mức trên 84% vào năm 2018 và trên 80% giai đoạn 6 tháng đầu năm 2019. Dự báo tình hình phát triển thị trường vận tải hàng không, sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt trên 60 triệu khách vào năm 2020 và đạt xấp xỉ 96 triệu khách vào năm 2025.
Để đảm bảo vận chuyển lượng hành khách này, số lượng tàu bay tương ứng của các hãng hàng không Việt Nam là 255 tàu bay vào năm 2020 và 384 tàu bay vào năm 2025.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường vận tải hàng không thế giới và Việt Nam đã sụt giảm nghiêm trọng.
Kite Air, Vietravel tiep tuc tam gac lai
Công tác phục hồi thị trường hàng không sau dịch COVID-19 được chú trọng và đẩy mạnh. 
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo nhu cầu thị trường sẽ giảm 80% trong thời gian tới, đe dọa mất 25 triệu việc làm trong lĩnh vực hàng không. IATA kêu gọi Chính phủ các nước có các biện pháp khẩn cấp để trợ giúp các hãng hàng không tồn tại, bảo vệ việc làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, tổng thị trường vận chuyển năm 2020 ước đạt 42,7 triệu khách, giảm 46% so với năm 2019 và bằng 50% so với dự báo nêu trên. Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển ước đạt 32,6 triệu khách, giảm 40,7% so với năm 2019, chỉ bằng 54% sản lượng vận chuyển đã dự báo.
Cũng theo Bộ GTVT, đến hết năm 2022, tổng thị trường vận chuyển dự báo đạt 78 triệu khách, bằng 74% so với dự báo trước đó. Trong đó các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển ước đạt hơn 57 triệu khách, bằng 75% so với dự báo đã báo cáo.
Như vậy, theo kịch bản lạc quan nhất, các chỉ số về thị trường vận tải hàng không Việt Nam của năm 2022 chỉ xấp xỉ bằng năm 2019.
Hiện tại, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 214 tàu bay nhưng mới chỉ khai thác các đường bay nội địa và một số chuyến bay chở hàng quốc tế với tỷ lệ trọng tải cung ứng chưa tới 50% so với năng lực.
Trên cơ sở các đánh giá nêu trên, nhằm đảm bảo quản lý Nhà nước về hàng không phát triển bền vững trong tình hình mới, Bộ GTVT kiến nghị trước mắt, tập trung phục hồi thị trường vận tải hàng không trong nước và quốc tế, tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không Việt Nam đang hoạt động. Việc thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022).
Kite Air, Vietravel tạm hoãn giấc mơ bay
Kiến nghị của Bộ GTVT đã đặt ra nhiều thách thức đối với các dự án hàng không đang “rục rịch” gửi hồ sơ xin thành lập và cấp giấy phép bay.
Đầu tháng 4/2020, Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines. Tuy nhiên chủ trương này được đồng ý khi căn cứ vào các đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Vietravel vào cuối năm 2019, khi dịch COVID-19 chưa xảy ra.
Đến nay, tình hình đã thay đổi hoàn toàn khi hàng không trong nước đang thiệt hại nặng nề do tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Theo một ước tính của Bộ GTVT vào tháng 3, tổng số thiệt hại của các hãng hàng không trong nước lên tới 30.000 tỷ đồng.
Đây cũng là thách thức đặt ra đối với Vietravel Airlines, khi mà hàng không và du lịch - hai mảng chính hãng khai thác - đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.
Tại văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ GTVT cũng nhấn mạnh việc góp ý với hồ sơ dự án đầu tư thành lập hãng hàng không Cánh Diều (Kite Air) thuộc Công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam vào tháng 10/2019.
Theo đó, Bộ GTVT đánh giá giai đoạn 2014 - 2018 thị trường vận tải hàng không Việt Nam có sự tăng trưởng cao, liên tục với mức độ tăng trưởng trung bình giai đoạn là 20,5% về hành khách và 13,2% về hàng hoá. Đánh giá của Bộ GTVT cũng đặt ra những bất cập nếu thành lập thêm hãng hàng không mới.
Ngoài Vietravel, Kite Air, cơ hội được phê duyệt giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Vietstar Air cũng phải tạm thời gác lại.
Vietstar Air trước đó gửi hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hàng không năm 2017, với vai trò là hãng hàng không vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng đầu tiên tại Việt Nam.

Vietravel báo lỗ 80 tỷ trong nửa đầu năm

(Kiến Thức) - CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel, VTR) vừa ghi nhận thêm một quý thua lỗ do bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ dịch COVID-19.

Vietravel báo lỗ 80 tỷ trong nửa đầu năm

Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ sụt giảm đến 90% về mức 206 tỷ đồng, trong đó, phần lớn số sụt giảm đến từ mảng dịch vụ lữ hành, mảng kinh doanh cốt lõi của Vietravel, bên cạnh đó, doanh thu bán vé máy bay cũng giảm 92% còn chưa tới 9 tỷ đồng.

Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vietravel chỉ đạt hơn 5 tỷ đồng, sụt giảm 96%. Biên lãi gộp từ 6,2% về mức 2,4%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.