Ông Lê Hòa Bình làm bí thư Đảng ủy Sở Xây dựng TP HCM

Ngày 29/5, Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức Đại hội Đảng bộ sở nhiệm kỳ 2020-2025. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ Sở Xây dựng gồm 15 người. Ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng, được bầu làm bí thư Đảng ủy Sở Xây dựng nhiệm kỳ 2020-2025.

Tại đại hội, Sở Xây dựng thống nhất đưa vào nghị quyết nhiều đề án quan trọng như chương trình phát triển nhà ở, đề án chỉnh trang và phát triển đô thị, đề án phát triển công viên, phát triển hệ thống chiếu sáng, phấn đấu 100% văn bản hỏi ý kiến của sở được phản hồi đúng hạn, 100% hồ sơ hành chính được giải quyết đúng hạn.
Báo cáo về kết quả thực hiện chương trình di dời nhà ở, tổ chức lại cuộc sống cho người dân trên và ven kênh rạch, Sở Xây dựng cho biết trong năm năm qua, toàn TP đã dời được gần 2.500 căn nhà trên và ven kênh rạch. Con số di dời được chỉ chiếm hơn 12% trên tổng số hơn 20.000 đặt ra trong chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2015-2020.
Sở Xây dựng đánh giá việc di dời nhà ở trên và ven kênh rạch còn chậm so với kế hoạch đề ra. Chủ yếu tập trung ở các dự án sử dụng vốn ngân sách nhưng đa số chỉ dừng lại ở công tác chuẩn bị đầu tư, chưa kêu gọi được dự án xã hội hóa vốn ngoài ngân sách.
Ong Le Hoa Binh lam bi thu Dang uy So Xay dung TP HCM
 Ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Đảng bộ sở tại đại hội. Ảnh: VIỆT HOA
Nguyên nhân là do hiệu quả sử dụng các nguồn lực nhà nước và nguồn lực xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của TP còn hạn chế. Các dự án xã hội hóa còn thiếu tính khả thi nên chưa thu hút được nhà đầu tư.
Quy định pháp luật trong quản lý đầu tư xây dựng chưa có các quy định riêng, đặc thù cho trường hợp dự án chỉnh trang phát triển đô thị. Chưa có chính sách đột phá trong công tác bồi thường, tái định cư. Nhiều thủ tục đầu tư còn dài, có sự chồng chéo giữa các luật Đầu tư, Nhà ở, Đất đai, Quy hoạch đô thị…
Để tháo gỡ những vướng mắc này, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, Sở Xây dựng cho rằng trong thời gian tới, cần tập trung vào từng dự án, địa bàn trọng điểm, tránh dàn trải quy mô toàn TP.
Cùng với đó, hoàn thiện chính sách để thu hút các nguồn lực, xây dựng chính sách đặc thù khuyến khích thu hút đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn xã hội hóa để chỉnh trang đô thị. Tranh thủ tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính quốc tế. Đặc biệt, phải tập trung tháo gỡ vướng mắc về chính sách…
Trong phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025, ngoài các giải pháp như trước đây, Sở Xây dựng bổ sung thêm các giải pháp về quy hoạch (khai thác hiệu quả quỹ đất dọc theo hành lang kênh rạch; di dời kết hợp chỉnh trang, lập quy hoạch tổng thể bờ sông, kênh, rạch đồng bộ…), giải pháp về phương thức bồi thường bằng nhà, chấn chỉnh tình hình vi phạm trật tự xây dựng…

Cư dân New City không trả đủ tiền sẽ bị Thuận Việt đuổi khỏi nhà?

(Kiến Thức) - Trong khi Thuận Việt cho rằng khách hàng vi phạm nghiêm trọng các quy định của thỏa thuận về việc bàn giao căn hộ và hợp đồng tín dụng đã ký, thì cư dân New City kêu cứu và khẳng định lỗi không thuộc về họ.

Vụ việc nhiều cư dân New City kêu cứu vì có nguy cơ bị chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Thuận Việt (Công ty Thuận Việt) ra thông báo sẽ tiến hành ngừng cung cấp điện, nước, các dịch vụ khác liên quan; đồng thời buộc khách hàng phải ngay lập tức bàn giao lại căn hộ cho chủ đầu tư kể từ thời điểm sau ngày 20/1 (15 tháng Chạp Tết âm lịch) với lý do những hộ cư dân này vi phạm thỏa thuận thanh toán, khiến cư dân vô cùng bức xúc và lo lắng.
Cu dan New City khong tra du tien se bi Thuan Viet duoi khoi nha?
Cư dân New City kêu cứu vì có nguy cơ bị chủ đầu tư là Công ty Thuận Việt ngừng cung cấp điện, nước, các dịch vụ khác liên quan và có khả năng lấy lại nhà trước Tết Kỷ Hợi.

Chung cư chờ sập ở Sài Gòn: Đêm ngủ với "thần chết"

Chung cư xuống cấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào nhưng hàng trăm hộ dân vẫn bám víu sống ở đây khiến ai nhìn thấy cũng phải ớn lạnh.

Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
Chung cư Khánh Hội (P.6, Q.4, TP.HCM) nằm gần trung tâm thành phố với hàng trăm hộ dân sinh sống. Từ 10 năm nay, chung cư này bị xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người dân.
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
Đây là chung cư được xây dựng trước năm 1975. Sau hàng chục năm sử dụng, do sự gia tăng dân số cùng với sự bất cập trong công tác quản lý dẫn đến quy hoạch, kiến trúc và chất lượng, công trình nhà ở bị xuống cấp.
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
 
Theo đánh giá của Sở Xây dựng TP.HCM, chung cư này xếp loại nguy hiểm cấp D - cấp độ nguy hiểm cao nhất và có thể đổ sập bất cứ lúc nào, cần di dời khẩn cấp.
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
 Hiện nay, 3 lô của chung cư đều xuống cấp gây nguy hiểm: tường cầu thang nứt toác, lộ cả cột sắt
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
 Vết nứt chằng chịt trên các cột chống và tường.
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
 Chung cư hoang tàn, xuống cấp.
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
Vết nứt chằng chịt. 
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
 
Nguy hiểm chờ chực nhưng người dân vẫn sống bám víu ở chung cư này.
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
Theo người dân ở đây, ai cũng mong muốn được di dời, đền bù thỏa đáng để ổn định cuộc sống. 'Chúng tôi đêm ngủ lo lắm. Chỉ sợ ngộ nhỡ xảy ra chuyện không may...', một người dân bày tỏ.
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
Bên dưới chung cư chờ sập là một khu chợ đang hoạt động nhộn nhịp.
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
Trên địa bàn quận 4 còn có chung cư Trúc Giang cũng trong tình trạng nhiều hạng mục đã rệu rã, mất an toàn. Cùng với chung cư Khánh Hội, đây là 2 chung cư nằm trong số 15 chung cư thuộc diện di dời khẩn cấp của TP.HCM.
Chung cu cho sap o Sai Gon: Dem ngu voi
UBND TP HCM vừa chấp thuận chủ trương cho UBND quận 4 sử dụng 367 căn hộ tại chung cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), để lập phương án tạm cư cho hơn 600 hộ dân tại chung cư Trúc Giang và chung cư Khánh Hội. Trường hợp người dân không đồng ý tạm cư, quận sẽ ứng ngân sách để chi cho người dân tự lo nơi ở tạm.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.