Ông Lavrov: Vụ bắn rơi Su-24 được lên kế hoạch từ trước?

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói  rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 Nga ở Syria dường như là một vụ khiêu khích được lên kế hoạch từ trước.

Ông Lavrov: Vụ bắn rơi Su-24 được lên kế hoạch từ trước?
Ong Lavrov: Vu khieu khich duoc len ke hoach tu truoc?
Ngoại trưởng Sergei Lavrov: Việc hổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga rất giống một vụ khiêu khích được lên kế hoạch từ trước.
Ngoại trưởng Lavrov nói: "Chúng tôi hết sức nghi ngờ tuyên bố hành động này là không chủ ý. Nó rất giống một vụ khiêu khích được lên kế hoạch từ trước”.  Ông nói thêm rằng nhiều người Nga coi đây là "một cuộc phục kích rõ ràng”.
Trước đó,  Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã đổ lỗi cho Nga  "tấn công người gốc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkmen)" ở Syria, mà theo Ankara đã diễn ra trước vụ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24. Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết khu vực xảy ra vụ việc không chỉ là nơi sinh sống của người Turkmen, mà còn có hàng trăm chiến binh nước ngoài liên kết với các nhóm khủng bố và các cơ sở hạ tầng như các kho vũ khí,  các sở chỉ huy.  Ông  nói:  “Tôi đã hỏi (Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ  Mevlut Cavusoglu) rằng ...những lời kêu gọi thiết lập  vùng đệm ở đó có phải được thúc đẩy bởi mong muốn bảo vệ các cơ sở hạ tầng nói trên không bị  hủy diệt hay không. Tôi đã không nhận được bất kỳ câu trả lời nào cho câu hỏi này ".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov  nói thêm vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 xảy ra ngay sau một loạt các cuộc không kích của không quân Nga vào các đoàn xe chở dầu của các phần tử khủng bố. Theo ông, vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 đã  "làm sáng tỏ" về vấn đề này.
Ông Lavrov nhắc lại  báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, trong đó bác bỏ cáo buộc của Ankara rằng máy bay chiến đấu Su-24  đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ.  Ông nói thêm rằng giả sử cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ là đúng sự thật, thì hành động bắn hạ chiến đấu cơ Nga cũng  mâu thuẫn với  lập trường  của Ankara  trong năm 2012, sau khi Syria bắn hạ một máy bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời này,  Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ lúc đó là Erdogan đã nói trước quốc hội rằng một sự xâm nhập  ngắn ngủi vào không phận của một quốc gia khác không thể biện minh cho hành động bắn hạ máy bay.
Ngoại trưởng  Lavrov  cũng cho biết rằng Moscow sẽ phản ứng có chừng mực để hạn chế thiệt hại đối với các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, những người không liên quan gì đến vụ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24.  Sergei Lavrov cho biết sau khi hủy  chuyến thăm dự kiến của ông  đến Istanbul, phía Nga  sẽ  không cử  bất kỳ quan chức cấp cao nào đến Ankara  và cũng không tiếp đón bất cứ  quan chức cấp cao nào của Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, các kênh liên lạc điện thoại vẫn được mở,  bằng chứng là các cuộc gọi điện đàm ngày 25/11 giữa ông với  Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ giao Mevlut Cavusoglu.
Theo Sputnik News, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã  điện đàm với Ngoại trưởng  Nga Sergei Lavrov và gửi lời chia buồn chân thành về cái chết của viên phi công lái chiến đấu cơ Su-24 bị bắn hạ.  Ông Cavusoglu Thổ Nhĩ Kỳ không biết đó là máy bay Nga.
Trả lời một câu hỏi phóng viên trong cuộc họp báo hôm 25/11, Ngoại trưởng Sergei Lavrov khẳng định: "Chúng tôi sẽ không gây chiến chống Thổ Nhĩ Kỳ, mà chỉ nghi ngờ chính phủ nước này”.  
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho biết các vấn đề tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria có thể được giải quyết bằng cách đơn giản là đóng cửa đường biên giới này, theo đề nghị của Tổng thống Pháp Francois Hollande trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington. Ông nói: “Tổng thống Hollande đề xuất các biện pháp đóng cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria để ngăn chặn dòng chảy các chiến binh và tài chính tiếp tay cho khủng bố. Đáng chú ý là Tổng thống Obama đã không phản bác đề xuất này. Tôi tin rằng đó là một gợi ý tốt và  trong chuyến thăm ngày 26/11,  Tổng thống Hollande sẽ cho chúng tôi biết chi tiết. Chúng tôi sẵn sàng xem xét các biện pháp này một cách nghiêm túc. Nhiều người nói rằng đóng cửa  biên giới (Thổ Nhĩ Kỳ-Syria) có hiệu quả sẽ loại bỏ các mối đe dọa khủng bố ở Syria”.  

Thế giới làm thế nào để tiêu diệt IS?

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để tiêu diệt IS?”, nhật báo La Croix đề cập đến các khía cạnh chính trị, quân sự, tình báo, kinh tế và tôn giáo.

Thế giới làm thế nào để tiêu diệt IS?
Trước hết, cần thiết lập một liên minh quốc tế thực sự để tiêu diệt IS. Ngày 16/11, phát biểu trước Quốc hội lưỡng viện, Tổng thống Pháp François Hollande đã khẳng định: “Bashar al-Assad không thể là lối thoát trong một giải pháp chính trị, nhưng kẻ thù của chúng ta ở Syria chính là Daesh (Nhà nước Hồi giáo)”.  Ông Hollande kêu gọi “tập hợp tất cả những ai có thể thực sự đấu tranh chống đội quân khủng bố này, trong khuôn khổ một liên minh quy mô và duy nhất”.
The gioi lam the nao de tieu diet IS?
Tổng thống Nga Vladinir Putin "liên thủ " với Tổng thống Pháp 
François Hollande trong cuộc chiến chống IS.
Như vậy kể từ nay, số phận của Assad đã trở nên thứ yếu. Các cường quốc - trong đó có Mỹ, Nga và Liên hiệp Châu Âu, các quốc gia Ả Rập, Iran -  hôm 14/11 đã thỏa thuận về lịch trình chuyển đổi chính trị tại Syria để lập ra một chính phủ chuyển tiếp trong vòng 6 tháng tới, và tổ chức bầu cử trong vòng 18 tháng. Liên minh chống thánh chiến cần phải vượt qua những bất đồng quan trọng về số phận của Tổng thống Syria và về các mục tiêu không kích.

Phương Tây chọn “chống khủng bố” hay “chiến tranh lạnh mới”?

(Kiến Thức) - Sau các cuộc tấn công khủng bố ở Paris, các nhà hoạch định chính sách phương Tây  phải lựa chọn giữa "cuộc chiến chống khủng bố" và "cuộc chiến tranh lạnh mới".  

Phương Tây chọn “chống khủng bố” hay “chiến tranh lạnh mới”?
Nga và phương Tây cần phải quyết định xem cái gì là quan trọng hơn: chống khủng bố hay tranh giành lợi ích ở Trung Đông.
Phuong Tay phai chon “chong khung bo” hay “chien tranh lanh moi”
Ứng viên tổng thống Mỹ Bernie Sanders:  "Chúng ta phải... mở rộng liên minh mới để bao gồm cả Nga và các thành viên của Liên đoàn Ả-rập”. 
Bất chấp tình trạng chia rẽ giữa Nga và phương Tây, các cuộc tấn công khủng bố ở Paris tạo ra một sự chuyển dịch đầy kịch tính, lớn hơn nhiều so với các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ.

NATO khó “phòng vệ tập thể” về vụ TNK bắn hạ Su-24

(Kiến Thức) - Về việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga ở Syria, nhà báo Ergun Babahan nói rằng Ankara không thể thuyết phục được NATO  “phòng vệ tập thể”.

NATO khó “phòng vệ tập thể” về vụ TNK  bắn hạ Su-24
Về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga, phát biểu với đài Sputnik, nhà báo Ergun Babahan - cựu Tổng biên tập báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) - nhấn mạnh:  "Trong vụ việc này, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là bên bị xâm phạm và do đó không thể dựa vào Điều 5 (phòng vệ tập thể) của Hiến chương NATO. Thổ Nhĩ Kỳ chính là bên bắn hạ máy bay (Su-24 của Nga). Vì vậy, tôi không nghĩ rằng họ (Thổ Nhĩ Kỳ) có thể thúc đẩy các kế hoạch của họ thông qua Hội đồng NATO”.
NATO kho “phong ve tap the” ve vu TNK  ban ha Su-24
Chiếc Su-24 của Nga bị bắn hạ rơi trong lãnh thổ Syria, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4 cây số. 
Nhà báo Babahan lưu ý: “Ai cũng biết Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng bằng mọi cách có thể để ngăn chặn các vùng lãnh thổ phía bắc Syria rơi vào tay các lực lượng người Kurd. Với sự giúp đỡ của lực lượng đối lập Sunni, Ankara đang cố gắng tạo ra một đệm biên giới dài khoảng 100 km”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.