“Ông già gân” T-54 tiếp tục có mặt ở chiến trường Ukraine

“Ông già gân” T-54 tiếp tục có mặt ở chiến trường Ukraine

Tưởng đã hết thời ở châu Âu; nhưng mới đây, Đức và Slovenia đã đồng ý về một thỏa thuận chuyển giao 28 xe tăng M-55S (phiên bản nâng cấp T-54/55 từ thời Liên Xô) để viện trợ cho Ukraine.

Hãng thông tấn TASS cho biết, theo thông báo được công bố trên trang web của chính phủ Slovenia vào ngày 19/9, nước này sẽ cung cấp cho Ukraine 28  xe tăng chủ lực M-55S.
Hãng thông tấn TASS cho biết, theo thông báo được công bố trên trang web của chính phủ Slovenia vào ngày 19/9, nước này sẽ cung cấp cho Ukraine 28 xe tăng chủ lực M-55S.
Trước đó, Thủ tướng Slovenia Golob và Thủ tướng Đức Scholz đã đạt được thỏa thuận về việc Slovenia cung cấp 28 xe tăng M-55S (một phiên bản nâng cấp của xe tăng T-54/55 từ thời Liên Xô) cho Ukraine, trong một gói hỗ trợ quân sự của Slovenia cho Ukraine.
Trước đó, Thủ tướng Slovenia Golob và Thủ tướng Đức Scholz đã đạt được thỏa thuận về việc Slovenia cung cấp 28 xe tăng M-55S (một phiên bản nâng cấp của xe tăng T-54/55 từ thời Liên Xô) cho Ukraine, trong một gói hỗ trợ quân sự của Slovenia cho Ukraine.
"Đổi lại" việc Slovenia cung cấp cho Ukraine xe tăng M-55S, Đức sẽ cung cấp cho Slovenia 40 phương tiện vận tải quân sự. Truyền thông Slovenia ngày 21/6 đưa tin, nước này đã cung cấp cho Ukraine 35 xe chiến đấu bộ binh M-80.
"Đổi lại" việc Slovenia cung cấp cho Ukraine xe tăng M-55S, Đức sẽ cung cấp cho Slovenia 40 phương tiện vận tải quân sự. Truyền thông Slovenia ngày 21/6 đưa tin, nước này đã cung cấp cho Ukraine 35 xe chiến đấu bộ binh M-80.
Việc chuyển giao xe tăng M-55S của Slovenia cho Ukraine diễn ra trong bối cảnh nguồn cung cấp xe tăng T-72 của các nước NATO đã cạn kiệt. Với các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw trước đây và nhiều quốc gia kế thừa Nam Tư đều, đã viện trợ cho Ukraine số vũ khí thừa hưởng từ thời Liên Xô.
Việc chuyển giao xe tăng M-55S của Slovenia cho Ukraine diễn ra trong bối cảnh nguồn cung cấp xe tăng T-72 của các nước NATO đã cạn kiệt. Với các quốc gia thuộc Khối Hiệp ước Warsaw trước đây và nhiều quốc gia kế thừa Nam Tư đều, đã viện trợ cho Ukraine số vũ khí thừa hưởng từ thời Liên Xô.
Xe tăng T-54/55 lần đầu tiên được đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô vào cuối thập niên 1940, thay thế cho “huyền thoại T-34” trong thế chiến 2. Xe tăng M-55 là phiên bản nâng cấp của T-54/55, trở thành xương sống của các đơn vị thiết giáp Slovenia.
Xe tăng T-54/55 lần đầu tiên được đưa vào trang bị trong Quân đội Liên Xô vào cuối thập niên 1940, thay thế cho “huyền thoại T-34” trong thế chiến 2. Xe tăng M-55 là phiên bản nâng cấp của T-54/55, trở thành xương sống của các đơn vị thiết giáp Slovenia.
Slovenia là một quốc gia có diện tích vào hàng nhỏ nhất của châu Âu (diện tích 20.273 km²), nằm ở vùng Balkan và là một phần của Liên bang Nam Tư trước kia. Slovenia đã tuyên bố độc lập vào tháng 2/2008, sau khi Nam Tư tan rã.
Slovenia là một quốc gia có diện tích vào hàng nhỏ nhất của châu Âu (diện tích 20.273 km²), nằm ở vùng Balkan và là một phần của Liên bang Nam Tư trước kia. Slovenia đã tuyên bố độc lập vào tháng 2/2008, sau khi Nam Tư tan rã.
Hiện tại không có mối đe dọa thực sự xung quanh Slovenia và lực lượng vũ trang nước này tương đối yếu, quân đội Slovenia chỉ có một số xe tăng T-55 kế thừa từ Quân đội Nam Tư và xe tăng chiến đấu chủ lực M84 (phiên bản T-72 của Nam Tư) tốt hơn. Trong số đó, xe tăng T-54/T-55 hầu như đã bị loại khỏi biên chế quân đội các nước châu Âu từ lâu.
Hiện tại không có mối đe dọa thực sự xung quanh Slovenia và lực lượng vũ trang nước này tương đối yếu, quân đội Slovenia chỉ có một số xe tăng T-55 kế thừa từ Quân đội Nam Tư và xe tăng chiến đấu chủ lực M84 (phiên bản T-72 của Nam Tư) tốt hơn. Trong số đó, xe tăng T-54/T-55 hầu như đã bị loại khỏi biên chế quân đội các nước châu Âu từ lâu.
Để cải thiện hiệu suất chiến đấu của xe tăng T-55, quá trình hiện đại hóa số xe tăng này của Slovenia bắt đầu từ những năm 1990 với sự giúp đỡ của Israel. Những nâng cấp chính là việc thay thế pháo 100mm nguyên bản bằng pháo 105mm L7 với ống bọc nòng, nhằm hạn chế việc cong nòng pháo khi bắn liên tiếp.
Để cải thiện hiệu suất chiến đấu của xe tăng T-55, quá trình hiện đại hóa số xe tăng này của Slovenia bắt đầu từ những năm 1990 với sự giúp đỡ của Israel. Những nâng cấp chính là việc thay thế pháo 100mm nguyên bản bằng pháo 105mm L7 với ống bọc nòng, nhằm hạn chế việc cong nòng pháo khi bắn liên tiếp.
Hệ thống điều khiển hỏa lực cũng xe tăng M-55 đã được nâng cấp lớn, hệ thống ổn định nòng pháo hai mặt phẳng, máy tính đạn đạo kỹ thuật số, máy đo xa laser, kính nhìn đêm trong điều kiện ánh sáng mờ được lắp đặt; giúp pháo thủ có thể bắn khi xe đang hành tiến và độ chính xác được nâng cao rất nhiều.
Hệ thống điều khiển hỏa lực cũng xe tăng M-55 đã được nâng cấp lớn, hệ thống ổn định nòng pháo hai mặt phẳng, máy tính đạn đạo kỹ thuật số, máy đo xa laser, kính nhìn đêm trong điều kiện ánh sáng mờ được lắp đặt; giúp pháo thủ có thể bắn khi xe đang hành tiến và độ chính xác được nâng cao rất nhiều.
Khả năng bảo vệ của xe tăng M-55 cũng đã được tăng cường. Mặt trước và hai bên thân xe và hầu hết các khu vực bên cạnh của tháp pháo, đều được gắn giáp phản ứng nổ (ERA) do Israel sản xuất, thậm chí còn có cả giáp phản ứng nổ được lắp ở bán cầu trước;
Khả năng bảo vệ của xe tăng M-55 cũng đã được tăng cường. Mặt trước và hai bên thân xe và hầu hết các khu vực bên cạnh của tháp pháo, đều được gắn giáp phản ứng nổ (ERA) do Israel sản xuất, thậm chí còn có cả giáp phản ứng nổ được lắp ở bán cầu trước;
Để tăng khả năng cơ động, một động cơ mới có công suất 580 Hp đã được lắp đặt; phần giáp tháp pháo được tập trung nâng cấp, cải thiện khả năng sống sót rất nhiều, khi đối đầu với các loại vũ khí chống tăng như RPG-7 (B-41).
Để tăng khả năng cơ động, một động cơ mới có công suất 580 Hp đã được lắp đặt; phần giáp tháp pháo được tập trung nâng cấp, cải thiện khả năng sống sót rất nhiều, khi đối đầu với các loại vũ khí chống tăng như RPG-7 (B-41).
Ngoài những nâng cấp trên, xe tăng M-55 cũng đã nâng cấp hệ thống lái bằng thủy lực, tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng khi lái; khác xa với T-55 nguyên bản. Ngoài ra, hệ thống liên lạc của xe cũng được thay mới hoàn toàn, bổ sung thiết bị báo động hồng ngoại, súng phóng lựu khói.
Ngoài những nâng cấp trên, xe tăng M-55 cũng đã nâng cấp hệ thống lái bằng thủy lực, tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng khi lái; khác xa với T-55 nguyên bản. Ngoài ra, hệ thống liên lạc của xe cũng được thay mới hoàn toàn, bổ sung thiết bị báo động hồng ngoại, súng phóng lựu khói.
Về khả năng chiến đấu của xe tăng M-55 đối với Ukraine vẫn còn sự nghi ngờ, do cỡ nòng pháo chính của nó. Do sử dụng đạn pháo tăng 105mm L7, nên nó sẽ không tương thích với bất kỳ loại đạn nào hiện có trong biên chế, cũng như vũ khí viện trợ của các nước phương Tây cho Ukraine.
Về khả năng chiến đấu của xe tăng M-55 đối với Ukraine vẫn còn sự nghi ngờ, do cỡ nòng pháo chính của nó. Do sử dụng đạn pháo tăng 105mm L7, nên nó sẽ không tương thích với bất kỳ loại đạn nào hiện có trong biên chế, cũng như vũ khí viện trợ của các nước phương Tây cho Ukraine.
Bên cạnh đó, việc giao số xe tăng M-55 cho Ukraine, sẽ khiến Slovenia không còn xe tăng nào trong lực lượng vũ trang. Dự kiến Quân đội Slovenia sẽ không có xe tăng thay thế, khi số xe tăng M-55 này được chuyển giao và quân đội nước này chuyển sang hoạt động, mà không có xe tăng chiến đấu chủ lực.
Bên cạnh đó, việc giao số xe tăng M-55 cho Ukraine, sẽ khiến Slovenia không còn xe tăng nào trong lực lượng vũ trang. Dự kiến Quân đội Slovenia sẽ không có xe tăng thay thế, khi số xe tăng M-55 này được chuyển giao và quân đội nước này chuyển sang hoạt động, mà không có xe tăng chiến đấu chủ lực.
Tuy nhiên, kể cả sau khi sửa đổi và nâng cấp, M-55S từ lâu đã không thể đối đầu với xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới và pháo tăng 105mm cũng khó có thể xuyên thủng giáp trước của xe tăng chiến đấu chủ lực như T-72 của Nga, chứ chưa nói là T-90M hay T-80.
Tuy nhiên, kể cả sau khi sửa đổi và nâng cấp, M-55S từ lâu đã không thể đối đầu với xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới và pháo tăng 105mm cũng khó có thể xuyên thủng giáp trước của xe tăng chiến đấu chủ lực như T-72 của Nga, chứ chưa nói là T-90M hay T-80.
Slovenia là quốc gia không có mối đe dọa từ các kẻ thù bên ngoài và từ lâu đã muốn loại bỏ chiếc xe tăng này; đúng lúc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Slovenia không chỉ có tiếng là viện trợ quân sự cho Ukraine, mà nhân tiện có thể thanh lý những những chiếc xe tăng cũ; đồng thời còn nhận được một lô phương tiện cần thiết hơn, trong thời kỳ hòa bình.
Slovenia là quốc gia không có mối đe dọa từ các kẻ thù bên ngoài và từ lâu đã muốn loại bỏ chiếc xe tăng này; đúng lúc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, Slovenia không chỉ có tiếng là viện trợ quân sự cho Ukraine, mà nhân tiện có thể thanh lý những những chiếc xe tăng cũ; đồng thời còn nhận được một lô phương tiện cần thiết hơn, trong thời kỳ hòa bình.
Video xe tăng M-55S của Slovenia trên thao trường. Nguồn mezha.media

GALLERY MỚI NHẤT