Ông chủ SEVEN.am: Cắt mác cổ sản phẩm nhập Trung Quốc vì khách kêu ngứa

Ông chủ nhãn hiệu SEVEN.am, diễn viên Nguyễn Vũ Hải Anh xác nhận có nhập hàng Trung Quốc, đôi khi cắt mác cổ vì khách hàng kêu ngứa...

Liên quan đến thông tin, hệ thống cửa hàng thời trang mang nhãn hiệu SEVEN.am nhập, cắt mác hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam, ông Nguyễn Vũ Hải Anh, Tổng GĐ xác nhận có nhập hàng Trung Quốc nhưng đều có hoá đơn. "Đôi khi có cắt mác cổ vì khách hàng kêu ngứa, những chỗ khác như mác sườn thì vẫn còn. Tôi khẳng định những sản phẩm nào bên tôi không sản xuất thì không gắn mác SEVEN.am. Khi bán hàng nhân viên cũng nói rõ "đây là hàng Trung Quốc", Ông Hải Anh nói.

Ong chu SEVEN.am: Cat mac co san pham nhap Trung Quoc vi khach keu ngua
Logo SEVEN.AM được dập chìm trên sản phẩm túi da, bày bán tại 135 Trần Phú, Hà Đông

Ghi nhận tại cửa hàng SEVEN.am, 135 Trần Phú, Hà Đông sáng nay (9/11), một số mẫu túi da không ghi nguồn gốc xuất xứ, chỉ có một mác nhỏ ghi dòng chữ "SEVEN.am", mã vạch, tên sản phẩm, năm sản xuất và giá. Trên sản phẩm dập chữ SEVEN.AM.

Ong chu SEVEN.am: Cat mac co san pham nhap Trung Quoc vi khach keu ngua-Hinh-2
Ví da được đính tem nhỏ ghi thông tin giá, tên sản phẩm, mã vạch chụp tại 135 Trần Phú

Theo Báo Tuổi trẻ thủ đô phản ánh trước đó, những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty cổ phần MHA (nhãn hiệu thời trang SEVEN.am), trước khi xuất đi hàng chục showroom, các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu SEVEN.am.

Ghi nhận của nhóm PV tại một showroom SEVEN.am trên địa bàn quận Hà Đông, một số khăn được bày bán tại đây bị bung chỉ, PV hỏi nhân viên thì người này lúng túng trả lời: “Do quá trình gắn chíp và mác nên có thể chỉ bị tuột”.

Tại một showroom SEVEN.am khác ở Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa), tình trạng cũng tương tự như trên. Những chiếc khăn có giá gần 200 nghìn đồng được gắn tem Charning, ngoài dòng chữ “Phân phối bởi Công ty Cổ phần MHA” và một số thông tin khác nhưng phần quan trọng nhất là giới thiệu nguồn gốc xuất xứ lại... không có.

Tại kho công ty này ở tầng 4, tòa nhà Hesco (địa chỉ 135 Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội), trong vai nhân viên kho của SEVEN.am, PV được giao ghi chép, đếm số lượng sản phẩm nhập về kho, sau đó thực hiện một số công việc, trong đó có yêu cầu kiểm tra trên sản nhập về như quần áo, túi xách, khăn, đồ lót… có chữ Trung Quốc hay không? Nếu có phải xử lý bằng việc cắt hoặc xé bỏ.

Theo giới thiệu trên website, SEVEN.am là thương hiệu thời trang công sở nữ hàng đầu được khách hàng yêu mến và tin dùng.

Lần đầu tiên ra mắt thị trường vào năm 2009, SEVEN.am nhanh chóng chiếm được tình cảm của khách hàng bằng những thiết kế “Thanh lịch - Tôn dáng - Có gu”. Sau hành trình 10 năm phát triển, SEVEN.am đã chứng minh vị thế của một thương hiệu thời trang nội địa với sức sống mãnh liệt trước làn sóng “lấn sân” của các thương hiệu nhập ngoại. Đến nay, SEVEN.am đã có mặt tại 18 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước với hệ thống 24 Showroom.

Những giải thưởng danh giá được trao tặng như một minh chứng cho những nỗ lực hết mình của SEVEN.am, có thể kể đến như: Top 20 doanh nghiệp Toàn quốc có sản phẩm và dịch vụ được tin dùng. Bằng khen vinh danh thương hiệu cấp nhà nước - Top 15 Doanh nghiệp Hội Nhập và Phát triển toàn quốc.

SEVEN.am, gắn liền với tên tuổi Tổng Giám đốc, diễn viên Nguyễn Vũ Hải Anh với một số vai diễn hài hước trên sóng truyền hình.

Cục Quản lý thị trường “điểm danh” 7 sai phạm của Con Cưng

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã nêu rõ 7 sai phạm của Con Cưng (thuộc Công ty Cổ phần Con Cưng)và khẳng định doanh nghiệp này sai phạm đã rõ.

Tại cuộc họp báo tại Văn phòng Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia), ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã khẳng định sau khi dư luận phản ánh về nghi vấn sản phẩm của Con Cưng bị cắt mác, Cục QLTT đã có văn bản chỉ đạo và yêu cầu các chi cục tỉnh rà soát lại chuỗi siêu thị Con Cưng trên toàn quốc.
Cuc Quan ly thi truong “diem danh” 7 sai pham cua Con Cung
Qua kết quả kiểm tra, Cục QLTT xác định chuỗi siêu thị Con Cưng có 7 hành vi vi phạm bị phát hiện. 
Cuc Quan ly thi truong “diem danh” 7 sai pham cua Con Cung-Hinh-2
Theo Cục QLTT thì căn cứ luật pháp, 7 hành vi sai phạm của Con Cưng  đã kết luận doanh nghiệp này sai phạm.

Thời trang NEM và IFU liên quan đến 4 tấn quần áo ngoại cắt mác?

Trong số hàng bị thu giữ có cả hàng hóa của NEM - thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường với gần 100 cửa hàng trên toàn quốc.

Cục QLTT Hà Nội vừa phát hiện một cơ sở may mặc tại quận Long Biên nhập hàng nước ngoài sau đó thay nhãn mác. Cục này cho biết sẽ mời NEM, IFU lên làm việc để xác minh vụ việc.

Ngày 4/11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Đội QLTT số 17) tiến hành kiểm tra cơ sở may mặc tại số 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện công nhân của cơ sở này đang thực hiện cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn IFU trên các sản phẩm quần áo.

Cụ thể hàng hóa bao gồm 66 bao quần áo các loại có chữ nước ngoài, 2.130 sản phẩm quần áo, 16 bao quần áo ghi nhãn nước ngoài, 6 bao túi xách và 4 bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Tổng trọng lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng.

Thoi trang NEM va IFU lien quan den 4 tan quan ao ngoai cat mac?

Tổng trọng lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội.

Toàn bộ hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Theo Infonet, trong số hàng bị thu giữ có cả hàng hóa của NEM - thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường với gần 100 cửa hàng trên toàn quốc.

Cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết vụ việc vẫn đang trong quá trình xác minh. Cục sẽ mời các đối tượng lên xuất trình hóa đơn chứng từ, xem có của đơn vị nào thì họ phải giải trình.

Thoi trang NEM va IFU lien quan den 4 tan quan ao ngoai cat mac?-Hinh-2

Các tem nhãn được cơ sở cắt bỏ, nhiều tem thể hiện nhãn hiệu IFU. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Hà, Đội trưởng Quản lý thị trường số 17 thông tin đội đang xác minh, làm rõ. Hiện chủ cơ sở vẫn chưa ra mặt. “Chúng tôi đã mời họ lên làm việc nhưng họ bảo đang bị ốm”, đội trưởng Hà cho hay.

Cũng theo ông Hà, trong số lượng hàng thu giữ, số lượng của NEM không nhiều. Theo lời khai của nhân viên cơ sở may mặc thì họ mua đồ của NEM.

“Hiện họ mới khai báo như thế nhưng mình phải xác minh có phải hàng của NEM không, có giấy tờ không? NEM xác nhận có phải hàng của NEM không, nếu không phải thì là hàng giả. Còn nếu của NEM thì lại khác. Chúng tôi đương nhiên sẽ có công văn gửi sang NEM mời họ sang”.

“Đối với IFU, chúng tôi cũng phải mời họ đến để xem là hàng của họ hay là hàng giả, văn bằng của họ đã được bảo hộ chưa, yêu cầu họ xuất trình giấy tờ... Hiện tại, chúng tôi tra thì họ mới nộp đơn, chưa được bảo hộ. 

Nếu bảo hộ của họ thì chuyện bình thường, chỉ sai về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa chứ không phải hàng giả. Nếu hàng giả thì giả của ai, bị hại như thế nào. Tất cả cần phải xác minh và làm rõ”, ông Hà nói.

Đội trưởng Quản lý thị trường số 17 khẳng định cần xử lý vụ việc một cách cẩn trọng, không làm ảnh hưởng tới uy tín các thương hiệu.

Theo đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên và thu giữ thêm tang vật là 4 máy khâu và 49 kg tem nhãn các loại để điều tra xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật. 

Tin mới