Ông chủ Big C còn "thống trị" những tập đoàn, công ty nào ở Việt Nam?

Central Group chi hàng tỷ USD cho các thương vụ mua bán sáp nhập và Việt Nam là thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng. Năm 2017, Việt Nam đóng góp 13% doanh thu toàn tập đoàn.
 

Ông chủ Big C còn "thống trị" những tập đoàn, công ty nào ở Việt Nam?
Central Group là tập đoàn đa ngành của Thái Lan nhưng tập trung chủ yếu ở mảng bán lẻ và bất động sản. Tập đoàn này đã mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế từ trước năm 2010, trong đó Việt Nam là thị trường bán lẻ lớn thứ 2 chỉ sau Thái Lan.
Chủ sở hữu của “đế chế” bán lẻ này là gia đình tỷ phú Chirathivat, gia tộc giàu thứ 2 Thái Lan với khối tài sản lên tới 21 tỷ USD theo ước tính của tạp chí Forbes. Hiện tại, người lãnh đạo Central Group là ông Tos Chirathivat, cháu trai của nhà sáng lập Tiang Chirathivat, người Thái gốc Hoa.
Theo báo cáo của Central Group, trong năm gần nhất, thị trường Việt Nam đóng góp gần 1/4 doanh thu cho tập đoàn này. Nếu xét trong nhóm các doanh nghiệp Thái đầu tư ở Việt Nam, Central Group cũng nằm trong top 3 bạo chi nhất với hàng tỷ USD rót vào thị trường Việt.
Chi 5,5 tỷ USD cho các thương vụ mua bán sáp nhập tại Việt Nam
Trong tuyên bố hồi giữa năm 2018, ông Philippe Broianigo - CEO Central Group Việt Nam - cho biết trong 3 năm qua (2016-2018) tập đoàn này đã chi khoảng 5,5 tỷ USD thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập tại Việt Nam, chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ.
Ong chu Big C con
Ông Tos Chirathivat, Chủ tịch Tập đoàn Central Group Thái Lan. Ảnh: Getty Images. 
Theo dự kiến, tập đoàn này sẽ chi thêm khoảng 17 tỷ baht (tương đương 11.600 tỷ đồng) để mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
Tập đoàn này hiện là chủ sở hữu của chuỗi siêu thị Big C Việt Nam với 35 siêu thị dạng “mega” trên cả nước. Chuỗi siêu thị này được mua lại từ Tập đoàn Casino của Pháp vào tháng 4/2016 với giá hơn 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, Big C không phải chuỗi bán lẻ duy nhất tại Việt Nam mà Tập đoàn Central Group đang nắm quyền chi phối hoạt động.
Tập đoàn này cũng đang sở hữu 2 trung tâm thương mại thời trang mang tên Robins tại Hà Nội và TP.HCM. Hai trung tâm này chủ yếu bày bán các thương hiệu cao cấp trên thế giới, tuy nhiên phần lớn vẫn là hàng Thái Lan.
Ngoài ra, chuỗi Lan Chi Mart với 25 siêu thị lớn, nhỏ tập trung chủ yếu tại các vùng nông thôn phía Bắc cũng thuộc sở hữu của Central Group.
Tại thời điểm mua lại (2015), giá trị thương vụ không được hai bên tiết lộ nhưng Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi, chủ cũ chuỗi siêu thị này, khi đó có vốn điều lệ hơn 127 tỷ đồng. Hiện tại, đại diện pháp luật của chuỗi siêu thị này cũng do người trong gia tộc Chirathivat nắm giữ.
Thâu tóm 49% cổ phần chủ sở hữu Nguyễn Kim
Một thương vụ đình đám khác của Central Group tại Việt Nam chính là việc chi 100 triệu USD mua lại 49% vốn cổ phần tại Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT, chủ sở hữu chuỗi điện máy Nguyễn Kim với 55 siêu thị trên cả nước hiện nay.
Thậm chí, thông qua Nguyễn Kim, Central Group còn đứng sau thâu tóm trang thương mại điện tử Zalora Việt Nam từ Tập đoàn Rocket Internet (Đức) vào tháng 5/2016 và đổi tên thành Robins.vn.
Trong khi đó, Zalora Thái Lan cũng được tập đoàn này mua lại. Giá trị mỗi thương vụ này được dự đoán vào khoảng 10 triệu USD. Tuy nhiên, cuối tháng 3 vừa qua, trang thương mại điện tử Robins.vn đã phải thông báo dừng hoạt động bán hàng trực tuyến vì không đạt hiệu quả kinh doanh.
Ong chu Big C con
 Ngoài 35 đại siêu thị Big C, chuỗi 25 siêu thị Lan Chi Mart cũng thuộc sở hữu của Central Group. Ảnh: LC Mart.
Ngoài các chuỗi siêu thị và trung tâm thương mại nói trên, Central Group còn sở hữu và vận hành cửa hàng thời trang Marks & Spencer của Anh tại Việt Nam. Chuỗi cửa hàng đồng giá Komonoya (Nhật) cũng do tập đoàn này điều hành và quản lý.
Theo kế hoạch, đến năm 2020 tập đoàn sẽ mở hàng chục cửa hàng đồng giá Komonoya cũng như phát triển thêm 20 trung tâm M&S tại Việt Nam.
Không chỉ hoạt động ở lĩnh vực bán lẻ, Central Group hiện cũng kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam và là chủ sở hữu khách sạn 4 sao Centara Sandy Beach Resort tại Đà Nẵng.
Theo mô tả từ phía Central Group Việt Nam, tổng cộng tập đoàn này đang hoạt động với hơn 200 trung tâm mua sắm và cửa hàng trên toàn quốc và 2 kênh bán hàng trực tuyến với 17.000 nhân viên.
Một số chuỗi cửa hàng và thương hiệu lớn do Central Group nắm giữ khác là hệ thống cửa hàng tiện lợi C - Express; cửa hàng thời trang Delala, hãng thể thao Supersports; văn phòng phẩm B2S; hàng gia dụng LookKool; Crocs; New Balance; Fila; Mizuno…

Big C bất ngờ dừng nhập hàng may mặc Việt: Doanh nghiệp choáng váng, tập trung phản đối

(Kiến Thức) - Đại diện của các doanh nghiệp dệt may đã mang theo băng rôn kéo đến văn phòng Central Group tại TP.HCM sau thông báo ngừng nhập hàng của chuỗi siêu thị Big C.

Hàng trăm nhà cung ứng phản đối Central Group vì ngưng nhập hàng may mặc Việt.

Mới đây, Tập đoàn Central Group của Thái Lan có thư gửi các đối tác tại Việt Nam thông báo về việc siêu thị Big C sẽ tạm dừng thu mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam.

Cụ thể, Tập đoàn Central - đơn vị điều hành Big C - cho biết nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng may mặc của Tập đoàn tại thị trường Việt Nam, đơn vị này quyết định tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam, kể từ tháng 7/2019.

Ngừng nhập hàng may mặc Việt, doanh nghiệp nhốn nháo lo lắng, Big C nói gì?

(Kiến Thức) - Thông tin hệ thống Big C Việt Nam bất ngờ dừng nhập hàng may mặc VIệt khiến dư luận và đặc biệt là các doanh nghiệp vô cùng bức xúc. Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, khi được hỏi về sự việc, đại diện Big C khẳng định thông tin này chưa hẳn đã đúng sự thật...

Ngừng nhập hàng may mặc Việt, doanh nghiệp nhốn nháo lo lắng, Big C nói gì?
Chiều tối 3/7, Big C Việt Nam gửi thông báo chính thức về việc "bỗng dưng" ngừng nhập hàng may mặc Việt vào hệ thống siêu thị của mình. Theo thông báo này, Big C Việt Nam khẳng định không dừng hoạt động kinh doanh của ngành hàng may mặc tại Việt Nam.

Ngung nhap hang may mac Viet, doanh nghiep nhon nhao lo lang, Big C noi gi?
 
Big C Việt Nam khẳng định đang trong quá trình phát triển các thương hiệu mới trong chuỗi bán lẻ của mình, trong đó có ngành may mặc. Big C Việt Nam sẽ xây dựng lộ trình cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch này, trong đó việc ưu tiên hàng đầu là tìm kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam, để bảo đảm mô hình kinh doanh mới có thể phát triển thành công.

Tổng giám đốc Big C Việt Nam viết tâm thư khi ngừng nhập hàng may mặc Việt

(Kiến Thức) - Trong thư gửi đồng nghiệp, Tổng giám đốc điều hành Central Group Việt Nam cho biết, Thái Lan và Việt Nam sẽ xây dựng một đội ngũ thu mua tập trung nhằm phục vụ cho mô hình mới của ngành hàng may mặc của Big C Việt Nam. 

Tổng giám đốc Big C Việt Nam viết tâm thư khi ngừng nhập hàng may mặc Việt

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.