Ô tô nhập giảm 200 triệu đồng, xe nội chuẩn bị cú "sập giá"

Thời gian tới, sẽ có thêm nhiều mẫu xe nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam. Trong khi đó, xe trong nước phải tìm cách hạ giá để cạnh tranh. Thị trường ô tô sẽ thiết lập mặt bằng giá mới.

Lô ô tô đầu tiên nhập về Việt Nam được hưởng thuế 0% đã hoàn thành thủ tục kiểm định chất lượng. Từ nay đến cuối tháng 3, lô xe này sẽ về các đại lý và bàn giao cho khách hàng. Như vậy, thời gian kiểm định chất lượng đã được rút ngắn đáng kể, chỉ hơn 2 tuần chứ không phải từ 1-2 tháng như dự đoán ban đầu. Bên cạnh đó, chi phí đăng kiểm cũng chỉ mất khoảng 50 triệu đồng/xe trong một lô.
Giá xe ngoại ngang xe nội
So sánh giá xe ô tô nhập khẩu, được Honda Việt Nam công bố, cho thấy mặt bằng vẫn chưa giảm mạnh so với xe sản xuất lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, ngay khi có thông tin xe nhập thuế 0% về nước, các đại lý đã giảm giá xe cũ tầm 200 triệu và giá xe mới công bố cũng đã giảm tương đương.
Thị trường ô tô sẽ thiết lập mặt bằng giá mới.
 Thị trường ô tô sẽ thiết lập mặt bằng giá mới.
Chẳng hạn như mẫu Honda Jazz có giá bán tương đương mẫu Ford Fiesta sản xuất lắp ráp trong nước. Đây là hai mẫu xe cùng phân khúc hạng B và là đối thủ cạnh tranh với nhau. Honda Jazz có 3 phiên bản, giá bán từ 539-619 triệu đồng thì Fiesta hatchback với 2 phiên bản có mức giá từ 564-616 triệu đồng.
Các mẫu xe nhập khác của Honda như Accord 2.4L có giá bán 1.198 triệu đồng, thấp hơn giá công bố của Toyota Camry 2.5Q lắp trong nước 1.302 triệu đồng, nhưng so với giá bán thực tế, chỉ thấp hơn hoảng 50 triệu đồng.
Honda Civic bản 1.8L có giá tương đương với Toyota Altis 1.8L, còn bản tăng áp 1.5L so với Ford Focus 1.5 Ecoboost giá bán vẫn cao hơn khá nhiều. Giá Honda CR-V cũng ngang ngửa với giá Mazda CX-5.
Nhiều khách hàng cho biết họ hy vọng giá xe nhập khẩu sẽ rẻ hơn xe trong nước vì được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Nhưng với giá bán như trên không hề rẻ hơn. Có ý kiến cho rằng Honda Việt Nam được chấp nhận mức giá tính thuế trung bình chỉ 480 triệu đồng/xe, có thể hạ giá bán thấp hơn. Nhưng do phải huy động một nguồn lực tài chính rất lớn mới chuyển lô xe lớn về nước nên chi phí cao. Hơn nữa, do xe nhập chưa về nhiều, thị trường vẫn còn khan hiếm, nên giá chưa thể giảm mạnh.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cửa cho xe nhập khẩu đã khai thông và xe nhập sẽ về Việt Nam ngày càng nhiều trong thời gian tới. Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho hay tới đây đến lượt Indonesia sẽ cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại cho ô tô xuất khẩu sang Việt Nam. Khi đó, có thêm nhiều mẫu xe nhập giá rẻ tràn vào trong nước và sẽ kéo mặt bằng giá ô tô trên thị trường xuống.
Chỉ cần giá xe nhập khẩu ngang bằng giá xe trong nước thì nhiều khách hàng cũng sẽ lựa chọn xe nhập bởi người Việt Nam vẫn có tâm lý chuộng hàng ngoại, nhân viên bán hàng tại đại lý ô tô Honda Tây hồ ( Hà Nội) nhận định.
Thông tin từ một số đại lý ô tô cho biết, lượng khách ký hợp đồng mua xe sản xuất lắp ráp trong nước có chiều hướng giảm từ đầu tháng 3/2018. Một phần vì sau Tết, nhu cầu giảm và nhiều người đang hướng tới những mẫu xe nhập khẩu.
Ô tô sản xuất lắp ráp sẽ phải xem xét lại giá bán. Nếu xe nhập với thuế 0% về nước nhiều, chắc chắn sẽ có lợi thế hơn hẳn xe sản xuất lắp ráp trong nước. Để cạnh tranh, ô tô nội buộc phải hạ giá.
"Trước hết, chúng tôi sẽ đề nghị các đối tác, nhà cung cấp bộ linh kiện từ nước ngoài cùng chia sẻ để có được mức giá hợp lý hơn và hướng đến sự phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam. Cùng với đó, phải sắp xếp lại sản xuất, tối ưu mọi hoạt động và gia tăng sản lượng. Có như vậy, mới có giá bán hợp lý và cạnh tranh với xe nhập khẩu" - Giám đốc 1 DN ô tô trong nước nói.
Các DN cũng dự đoán, giá xe nhập khẩu sẽ còn giảm nữa khi xe giá rẻ tràn vào. Để cạnh tranh, xe trong nước cũng phải tính toán, ít nhất có giá bán tương đương với xe nhập. Mẫu xe trong nước nào có giá bán cao so với xe nhập cùng phân khúc chắc chắn khó tồn tại. Với sự chia sẻ của các đối tác nước ngoài, cùng việc sắp xếp lại sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tăng sản lượng, các DN tin xe sản xuất lắp ráp trong nước sẽ có giá bán hợp lý. Thời gian tới, nhiều mẫu ô tô sản xuất lắp ráp trong nước sẽ giảm giá.
Tuy nhiên, theo các DN, khi xe nhập khẩu giảm giá mạnh thì xe nội rất khó cạnh tranh nếu thiếu những chính sách đột phá. Một trong những mong muốn của các DN ô tô trong nước là được miễn thuế phần linh kiện mua trong nước.
Một số nguồn tin cho hay Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét sửa đổi 5 Luật thuế, trong đó có Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, vào kỳ họp sắp tới. Nếu DN ô tô được miễn thuế với phần linh kiện mua trong nước sẽ giúp đẩy mạnh nội địa hóa và giảm giá thành. Mặt bằng giá mới sẽ được thiết lập, thị trường ô tô sẽ sôi động.

Dân buôn ôtô cuối năm: Kẻ tất bật, người ngồi không

Nghị định 116 ra đời khiến thị trường ôtô cuối năm biến động: xe nhập khẩu khan hàng, trong khi xe lắp ráp dồi dào, thậm chí giảm giá nhờ ưu đãi thuế mới.

Nghị định 116 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ôtô được xem là một rào cản kỹ thuật để bảo vệ ngành công nghiệp ôtô trong nước, chống lại dòng chảy ồ ạt của xe nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Sự xuất hiện của Nghị định này đang tạo ra những mảng màu đối lập trong thị trường ôtô cuối năm.

Thông tư về điều kiện kinh doanh ôtô trước 1/1/2018

(Kiến Thức) - Bộ GTVT vừa tổ chức lấy ý kiến các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ôtô về dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 116.

Chủ trì cuộc họp, ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN (Bộ GTVT) cho biết, Nghị định 116 có hai nội dung cần hướng dẫn gồm: những quy định đối với ô tô sản xuất lắp ráp và quy định về kinh doanh ô tô nhập khẩu. "Bộ GTVT đang tích cực tiếp thu để xây dựng dự thảo Thông tư trên tinh thần làm rõ các quy định tại Nghị định. Việc xây dựng thông tư sẽ bám sát các nội dung đã được quy định. Trong trường hợp có gì vướng mắc, vượt thẩm quyền, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét tháo gỡ, trước khi ban hành. Thông tư hướng dẫn sẽ được ban hành trước ngày 1/1/2018", ông Hà cho biết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới