Ô nhiễm không khí: Chị em chăm sóc da thế nào cho an toàn?

(VietnamDaily) -  Khi không khí ô nhiễm, thì vấn đề chăm sóc sức khỏe và nhan sắc càng cần phải được quan tâm đúng cách. Theo đó, đúng cách không có nghĩa là dùng thêm.

O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?
Theo bà Đỗ Anh Thư - giám đốc đào tạo của Trung tâm Nghiên cứu mỹ phẩm Grandpa's Garden, khi ô nhiễm không khí Hà Nội, thì vấn đề chăm sóc sức khỏe và nhan sắc càng cần phải được quan tâm đúng cách. Theo đó, đúng cách không có nghĩa là dùng thêm. 
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-2
Làm sạch kỹ hơn sau khi ra đường, đặc biệt những vùng da để trần (ví dụ tóc, mặt, cổ, bàn tay bàn chân...) chị em cần chú ý vào vấn đề làm sạch, nhất là các giải pháp sạch sâu trong nang lông. 
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-3
Không để da bám bụi: Nếu chị em đang thoa các lớp kem dưỡng, lotion serum... mà khiến da bị dính dính khi ra đường thì hãy dừng lại. Chống nắng gây nhờn dính cũng cần phải dừng ngay.  
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-4
Lý do là vì sử dụng mỹ phẩm trong môi trường ô nhiễm nếu gây bắt bụi thì chắc chắn sẽ hại hơn là khi không thoa gì cả. Nên chị em đừng ngại nếu ra đường ban ngày mà không dùng mỹ phẩm, hay không chống nắng (nếu không thể tìm sản phẩm khô ráo). 
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-5
Nên dành những ngày không thoa gì vào ban đêm. Ban đêm, da của chúng ta thải ra những thứ không trong lành từ bên trong. Các hãng hiện nay tích cực muốn chúng ta tái tạo da bằng dưỡng chất vào ban đêm. Nhưng sẽ thế nào nếu chúng ta hít bầu không khí ô nhiễm mà không bài tiết qua da, thậm chí ban đêm chúng ta còn "bịt" các đường bài tiết của da? Da của chúng ta sẽ nổi mụn - tất nhiên.  
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-6
Nếu chị em đêm nào cũng đang thoa mỹ phẩm, thì hãy dành cho da mình tần suất "không thoa gì" ở mức độ không thường xuyên, ví dụ 1 tháng 2 lần. Chị em nào không quá phụ thuộc vào mỹ phẩm, có thể 1 tuần 1 - 2 đêm không thoa. Như vậy sẽ là tốt hơn trong môi trường ô nhiễm không khí hiện nay. 
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-7
Trong những ngày mà không khí ở mức đỏ (không an toàn cho sức khỏe), tím (rất có hại cho sức khỏe), và nâu (độc hại), có một chi tiết bạn hãy lưu ý: GIẢM TẨY DA CHẾT. 
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-8
Theo chuyên gia Nguyễn Anh Thư, bản chất da của chúng ta tự bong các tế bào chết, do vậy, thông thường chúng ta sẽ không cần các loại mỹ phẩm tẩy da chết. Chỉ nên dùng trong 2 trường hợp: 1 là sần sùi bong tróc, 2 là có nhiều bít tắc không viêm (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn không sưng không mủ). Chúng ta không cần tẩy da chết với mục đích làm trắng, đặc biệt trong bối cảnh ô nhiễm không khí hiện nay. 
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-9
Da của chúng ta luôn phải có một lớp tế bào chết ở bên trên cùng. Lớp tế bào chết này rất quan trọng, bởi nó chính là một hàng rào vật lý, không cho khói bụi và các chất độc hại xuyên qua để làm hại đến cơ thể bên trong. Nếu bạn tẩy hết da chết, bắt buộc lớp da ngoài cũng phải là tế bào sống, thì cơ thể của bạn không có một chiếc hàng rào đó nữa. Tế bào sống sẽ tự do trao đổi chất với hóa chất, ô nhiễm và ánh nắng. 
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-10
Khi không khí ngày càng ô nhiễm, bạn sẽ thấy da của bạn "chết" nhiều hơn, lớp da chết dầy hơn. Đây chính là cách phòng vệ hết sức tự nhiên của cơ thể. Vì thế, sẽ là sai lầm nếu bạn vẫn tích cực tẩy da chết theo phương pháp của những người đang sống ở môi trường trong sạch. Điều ấy sẽ khiến lớp da sống (và cả những khu vực dưới da) bị tổn thương nhiều hơn. Nó đi ngược với quá trình thay đổi để thích nghi với môi trường của chúng ta - những người đang sống trong thành phố ô nhiễm nhất thế giới. 
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-11
Dưỡng môi dày vào ban đêm: Da môi mỏng và nhanh lão hóa. Da môi có một đặc điểm là không có nang lông và không bài tiết theo cách thông thường của da. Chị em hoàn toàn có thể thoa dưỡng môi dày vào ban đêm. Còn ban ngày thì chúng ta không cần thiết phải dùng gì. Nếu dùng son màu, hãy bặm môi vào giấy ăn để giảm lượng dầu, đỡ bám bụi. 
O nhiem khong khi: Chi em cham soc da the nao cho an toan?-Hinh-12
Ngoài ra, chị em nhớ lưu ý các yếu tố khác mà da mình tiếp xúc. Ví dụ: không gian trong nhà (càng tối giản thì càng ít bụi, dễ lau chùi, ít ô nhiễm), quần áo (không nên phơi lâu ngoài trời, không khí trong nhà và trong ô tô (nên có máy lọc không khí thì tốt)... 
 

Những chung cư quanh Thảo Điền - nơi ô nhiễm không khí nặng nhất Sài Gòn

(Vietnamdaily) - TP.HCM thời gian gần đay đang bị ô nhiễm không khí nặng và Thảo Điền (quận 2) được cho là nơi có chỉ số ô nhiễm cao nhất TP.

Thời gian gần đây, TP.HCM luôn bị một lớp bụi trắng đục như sương mù bao phủ dày đặc, đặc biệt là khu vực phường Thảo Điền (quận 2). 
Hiện tượng này có thể nhìn rõ nhất từ phía cầu Sài Gòn. Nhiều chung cư, cao ốc ở khu vực Thảo Điền luôn bị một lớn mù bao phủ.

Ô nhiễm không khí: Kẻ giết người thầm lặng

(VietnamDaily) - Trong nhiều ngày qua, Hà Nội ô nhiễm không khí luôn đứng vị trí số 1 trong top. PGS.TS Vũ Văn Giáp, Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng.

Ngày 30/10, tình trạng Hà Nội ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với chỉ số chất lượng không khí (AQI) đã chạm mốc 224 ở thời điểm 10h (theo số liệu của trang Airvisual), lúc 6h sáng, chỉ số AQI là 289.
O nhiem khong khi: Ke giet nguoi tham lang
Chỉ số AQI tại Hà Nội lúc 10h sáng nay. Nguồn: Airvisual 

Tại địa điểm 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, số liệu lúc 7h của CEM (Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc) cho thấy, chỉ số AQI lên mức 235, trước đó vào lúc 2-3h sáng, chỉ số này chạm mốc 266. Việc AQI tại Hà Nội vượt lên mức 266-289 là mốc cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, chất lượng không khí được chia làm 5 mức, tức 0-100 là chất lượng không khí tốt và chấp nhận được. Từ 101 – 200 là kém, người dân nhóm nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài. Chỉ số AQI từ 201 – 300 là thang màu tím, thuộc nhóm rất ô nhiễm.

Với nhóm màu tím, là mức ảnh hưởng sức khoẻ đến tất cả người dân, khi ra đường cần đeo khẩu trang y tế chống được bụi mịn, không đạp xe đạp, trong đó nhóm nhạy cảm gồm trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp, phụ nữ có thai cần tránh ra ngoài, trong khi ở thang AQI (151-200) chỉ yêu cầu nhóm này hạn chế ra ngoài.

Về nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ, PGS.TS Vũ Văn Giáp, Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng.

Theo WHO, ước tính khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí, tỉ lệ này ở bệnh đột quỵ chiếm khoảng 25%.

Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí làm giảm gần 2 năm tuổi thọ của trẻ em

Các chuyên gia lưu ý thực tế đáng lo ngại rằng 147 triệu năm tuổi thọ đã bị giảm trên toàn thế giới trong năm 2017 do ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí khiến tuổi thọ trẻ em ngày nay giảm trung bình 20 tháng, trong đó trẻ em ở khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Đây là cảnh báo của các nhà khoa học Mỹ và Canada đưa ra trong báo cáo công bố ngày 3/4/2019.

O nhiem khong khi: Ke giet nguoi tham lang-Hinh-2
Tại Đông Á, tuổi thọ của trẻ em giảm khoảng 23 tháng do ô nhiễm không khí. Ảnh: Internet. 

Tin mới

Những tác hại không ngờ từ món kim chi

Những tác hại không ngờ từ món kim chi

Kim chi không chỉ ngon mà còn chứa hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này cũng có những tác hại không ngờ cho sức khoẻ.