Nuốt tăm khi xỉa răng: Xử lý thế nào tránh nguy hiểm?

Thói quen ngậm tăm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà có thể gây hóc, nuốt tăm. Trường hợp này, tuyệt đối không tự xử lý ở nhà để tránh nguy hiểm.

Nuốt tăm khi xỉa răng: Xử lý thế nào tránh nguy hiểm?
Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội, cho hay, bệnh viện vừa cấp cứu thành công cho trường hợp cô gái 17 tuổi (trú tại Vĩnh Phúc) bị nhiễm trùng ổ bụng, đau bụng, sốt cao do nuốt phải dị vật.
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi kết hợp mổ mở, lấy ra dị vật dài 3cm nhọn 2 đầu bằng tăm tre. Sau ca mổ, tình trạng sức khỏe bệnh nhân dần ổn định. Được biết, bệnh nhân có thói quen hay xỉa răng và ngậm tăm sau ăn.
Nuot tam khi xia rang: Xu ly the nao tranh nguy hiem?
 Thói quen ngậm tăm khiến cô gái nuốt dị vật, phải phẫu thuật gấp. Ảnh: BVCC/Zingnews.vn.
Thực tế, không ít trường hợp nuốt tăm khi xỉa răng từng được báo chí thông tin trước đó. Có thể nói, thói quen dùng tăm tre xỉa răng, ngậm tăm rất phổ biến với nhiều người. Vậy nhưng, thói quen này không những có thể gây ra những vấn đề sức khỏe răng miệng mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy khác.
Theo Insider.com, dùng tăm xỉa răng có thể gây tổn thương nướu dẫn đến nhiễm trùng. Dùng tăm thường xuyên sẽ tổn hại chân răng, hỏng men răng, thưa răng và nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng. Thường xuyên dùng tăm tác động ở cùng một vị trí trên răng trong thời gian dài sẽ tạo ra các lỗ hổng lớn giữa từng chân răng. Những khe răng gây mất thẩm mỹ, thức ăn dễ dàng mắc vào, ảnh hưởng vệ sinh răng miệng.
Đặc biệt, nhiều trường hợp ngậm tăm rồi ngủ quên, khiến tăm rơi vào cổ họng, trở thành dị vật đường thở. Theo Mayoclinic.org, hóc tăm khi xỉa răng được xếp loại dị vật nhọn. Nếu không lấy ra, những đầu sắc nhọn có thể gây tổn thương, chảy máu, thủng đường tiêu hóa, viêm nhiễm, tắc nghẽn đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, áp xe, hình thành rò tiêu hóa, thậm chí tử vong.
Khi phát hiện nuốt tăm hoặc bất kì dị vật nào, tuyệt đối không tự ý dùng tay móc, tránh đẩy dị vật vào sâu hơn. Không sử dụng các phương pháp chữa mẹo theo dân gian như nuốt cơm, uống nước nhiều cho dị vật trôi xuống.
Để tránh nguy hiểm do hóc tăm khi xỉa răng, bạn nên đến cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị càng sớm càng tốt.
Nhằm ngăn ngừa mối nguy từ việc nuốt tăm, tốt nhất nên bỏ thói quen sử dụng tăm, ngậm tăm sau khi ăn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng những phương pháp vệ sinh răng miệng được nha sĩ khuyên dùng như sử dụng chỉ nha khoa (đặc biệt là chỉ nha khoa bằng sáp), súc miệng hoặc dùng tăm nước.
Nếu vẫn sử dụng tăm tre, tuyệt đối không ngậm tăm trong khi ngủ để không nuốt dị vật, tránh để lại những hậu quả khó lường.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột kích không

Nguồn video: THDT

Loét ruột non vì nuốt tăm nhọn

Loét ruột non vì nuốt tăm nhọn
Anh Hải, 24 tuổi (TP HCM) đau bụng nhiều, dùng thuốc giảm đau và điều trị dạ dày không khỏi. Vào viện, các bác sĩ phát hiện trong tá tràng của anh có một cây tăm xỉa răng với hai đầu nhọn.

Thói quen dùng tăm rước hại vào thân

(Kiến Thức) - Hầu hết người Việt đều có thói quen xỉa răng mỗi khi ăn xong, tuy nhiên, có một số thói quen dùng tăm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe khôn lường.
 

Thói quen dùng tăm rước hại vào thân
Thói quen xỉa răng sau ăn bằng tăm có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường, Thậm chí, nhiều trường hợp vô tình nuốt phải tăm trong khi xỉa răng gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe. Nếu không nội soi phát hiện và lấy ra kịp thời có thể gây thủng thành đại tràng, viêm phúc mạc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Thủng ruột vì vừa ngậm tăm vừa uống nước, ngủ...

Kinh ngạc đặc sản giống mít, nấu chín có hình bánh mì cực ngon

Sake là loại quả có bề ngoài giống mít, khi được nấu chín thì nhìn như ổ bánh mì nướng, rất bổ dưỡng.

Kinh ngạc đặc sản giống mít, nấu chín có hình bánh mì cực ngon
Kinh ngac dac san giong mit, nau chin co hinh banh mi cuc ngon
 Sake có tên gọi tiếng anh là breadfruit – quả bánh mì. Tên gọi này bắt nguồn từ việc sake khi được nấu chín có bề ngoài giống ổ bánh mì nướng. Sake thuộc họ dâu tằm, bề ngoài đặc sản giống mít, thường được trồng ở các vùng khí hậu nhiệt đới. Phân tích thành phần quả sake, chuyên gia nhận thấy chúng chứa rất nhiều axit amin thiết yếu, vitamin như Vitamin E, C, K, B và khoáng chất như folate, kali cùng lượng lớn chất xơ. (Ảnh minh họa)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.