Nuôi lúc nhúc đàn chuột lang, nhẹ nhàng kiếm 2-3 triệu/tháng

Chuột lang được xem là thú cưng ở nhiều nước nhưng đang được ông Lô Sỹ Nguyệt ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) nuôi bán giống. Chuột lang nước nuôi lớn được người dân làm thịt ăn rất ngon.

Ngôi nhà gỗ 3 gian nằm bên đường lên lòng hồ thủy điện bản Vẽ của ông Lô Sỹ Nguyệt hai năm nay trở thành địa chỉ quen thuộc đối với những người đam mê nuôi và thích thưởng thức món... thịt chuột.
Mô hình ông Lô Sỹ Nguyệt, luôn duy trì từ 100 - 150 con chuột lang giống cung cấp cho thị trường. Ảnh: Lữ Phú.
Mô hình ông Lô Sỹ Nguyệt, luôn duy trì từ 100 - 150 con chuột lang giống cung cấp cho thị trường. Ảnh: Lữ Phú. 
Ông Lô Sỹ Nguyệt, một giáo viên về hưu nhưng với bản tính siêng năng, ham lao động, sau nhiều năm thử nghiệm nuôi nhiều vật nuôi như: lợn, gà, dê,… nhưng hiệu quả thu về không như mong muốn, ông quyết định chuyển nghề.
Ông Nguyệt tâm sự: “Năm 2013, trong một lần đi thăm người quen ở xã Nhôn Mai (Tương Dương), tôi được người quen mời ăn món thịt chuột do chính người dân nuôi, ăn thấy ngon tôi quá, tôi đã mua 2 cặp chuột giống về nuôi thử”.
Với đặc tính dễ nuôi, ít mất thời gian chăm sóc, thức ăn phong phú gồm: cỏ, cỏ voi và một số thức ăn tinh bột như: ngô, sắn tươi... sau 2 năm gây giống, ông Nguyệt đã có một đàn chuột lang đông đúc hơn 100 con. Ông còn cho biết, cũng thuộc họ gặm nhấm nhưng khác với chuột thường, chuột lang, không phá hại, tốc độ sinh sản thấp, mỗi lần chuột cái cũng chỉ đẻ 2-3 con. Như để chứng minh điều mình nói, ông Nguyệt chỉ vào khu chuồng nuôi, đó là các thanh tre mỏng, được ghép thưa và rào thấp. Vậy nhưng lũ chuột cũng không khi nào cắn phá hay trèo qua.
Với trọng lượng từ 0,5 đến 0,9 kg, mỗi con chuột lang có giá từ 100.000 - 150.000 đồng. Ảnh: Lữ Phú
Với trọng lượng từ 0,5 đến 0,9 kg, mỗi con chuột lang có giá từ 100.000 - 150.000 đồng. Ảnh: Lữ Phú 
Sau khi mô hình nuôi chuột lang thành công và phát triển mạnh, ông Lô Sỹ Nguyệt bắt đầu lo đầu ra, vì vào năm 2015, khá ít người biết nuôi và chế biến loài "vật nuôi" này. Trước tình thế đó, ông Nguyệt đã đưa chuột lên bến đò ở lòng hồ thủy điện bản Vẽ bán cho khách thập phương. Dần dần nhiều người đã biết đến chuột lang của gia đình ông Nguyệt.
Từng loay hoay tìm đầu ra cho giống vật nuôi mới, nhưng hiện nay gia đình ông Nguyệt đã không còn bán chuột thịt như ngày trước nữa, vì số lượng chuột giống cũng không thể đủ cung cấp cho khách mua. Với một cặp chuột giống khoảng hơn 2 tháng tuổi, ông Nguyệt bán từ 150.000 - 200.000 đồng. Từ 50 cặp chuột bố mẹ, mỗi tháng bán từ 10 - 15 cặp con giống ông Nguyệt thu về 2 - 3 triệu đồng.
Ông Nguyệt cho biết: Hiện đang có 3 khách hàng ở các xã Nga My, Yên Tĩnh cũng đang đặt mua 15 cặp chuột giống, hẹn cuối tháng 12 đến nhận, nên những ngày này ông đang tích cực chăm sóc cho số chuột giống này”.
Trao đổi với phóng viên, ông Lô Khăm Kha - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Tương Dương cho biết, việc người dân nuôi chuột lang là hoàn toàn tự phát, người nuôi cũng chưa có bất kỳ báo cáo nào lên các cơ quan chức năng địa phương.
Quan điểm của phòng rất khuyến khích bà con phát triển các mô hình kinh tế nhằm nâng cao đời sống, nhưng phải tuyệt đối đảm bảo các vấn đề về vệ sinh, môi trường, dịch tễ. Ông Lô Khăm Kha cũng cho biết, nuôi chuột lang có thể không gây ảnh hưởng đến các vấn đề nói trên nhưng phòng sẽ sớm kiểm tra, xác định cụ thể các vấn đề liên quan đến khoa học và thực tiễn để có các giải pháp hợp lý.
Chuột lang được nhiều nước nuôi làm thú cưng. Tại Peru, loài chuột này được nuôi theo quy mô lớn để làm các món ăn đặc sản.

Nông dân nuôi chồn nhung đen theo mô hình... đa cấp

Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

Thời gian gần đây, người dân khắp cả nước đua nhau nuôi loài vật gặm nhấm, với cái tên rất lạ: chồn nhung đen.

Từ chục năm nay, người dân nước ta đã biết đến mô hình kinh doanh kiểu đa cấp. Kết cục của mô hình này, là những ông chủ ôm cả đống tiền chuồn mất, để lại những khoản nợ nần chồng chất cho những người nhẹ dạ cả tin.

Loài gặm nhấm mà người dân, thậm chí các nhà khoa học gọi là chồn nhung đen, mới du nhập, được nghiên cứu, thử nghiệm ở nước ta mấy năm nay, cũng đã biến thành sản phẩm của mô hình đa cấp.

v
Hàng ngàn nông dân ở nước ta đang nuôi "chồn nhung đen"

Như một mạng nhện, như bộ rễ khổng lồ, mô hình này đã lan ra cả nước. Hai đơn vị phổ biến mô hình này, là Công ty Giấc Mơ Việt và của một cá nhân, có tên Đoàn Việt Châu.

Để tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen, người nông dân phải bỏ ra ít nhất vài chục triệu, nhiều thì cả tỷ bạc để xây dựng chuồng trại, mua chồn từ những ông chủ công ty đa cấp này. Một đôi chồn, giá trị thực, đang được bán ngoài thị trường chỉ 200-300 ngàn đồng/ đôi, thì được họ bán với giá 4 triệu đồng/ đôi.

Ấy thế nhưng, người dân vẫn đổ xô tham gia mô hình, khiến mô hình kỳ quặc này lan nhanh như bão, từ tỉnh nọ sang tỉnh kia. Hết tỷ nọ đến tỷ kia đổ về túi các ông chủ, còn người dân thì vẫn đang ngây thơ với mộng làm giàu.
v
Hệ thống đa cấp bán giống "chồn" với giá 4 triệu đồng/ cặp

Cũng giống như các mô hình đa cấp khác, tiền sẽ chỉ chảy từ túi người nọ sang người kia. Người nào nhanh chân, chớp thời cơ và rút nhanh thì kiếm chác được, còn phần lớn những người đến sau sẽ lãnh hậu quả.

Thật hài ước khi hàng trăm, cả ngàn hộ dân đang lập chuồng trại nuôi cả triệu con chồn, nhưng không biết nuôi để làm gì, bởi vì chẳng có nhà hàng nào nhập thịt chồn để chế biến, cũng chẳng thấy ai làm thịt chồn để ăn.

Một ông nông dân nuôi hàng trăm con chồn nhung đen cũng khẳng định không dám ăn thịt. Ông chủ của những mô hình đa cấp này cũng chẳng biết dùng thịt chồn làm gì.

Cách thức lừa đảo rất cũ, nhưng vẫn hiệu nghiệm, vì nó đánh vào lòng tham của người dân.

Chồn nhung đen là con gì?


Một số nhà khoa học nông nghiệp ở nước ta ca ngợi con chồn nhung đen lên tận… trời xanh. Rằng nó được lai giống từ chồn hoang dã, là loài vật thuộc họ gặm nhấm. Nó có hình thái khá giống thỏ, chỉ khác là cặp tai nhỏ như... chuột.

Loài vật này rất phù hợp với người nghèo, vì nó chỉ ăn cỏ, các loại rau, củ, nhưng lại đẻ nhiều, lớn nhanh, cho thịt nhiều dinh dưỡng và giá bán khá cao.

Tất nhiên, bán đi đâu thì chả ai biết, vì chưa thấy có siêu thị nào cung cấp thịt chồn nhung đen, cũng chưa thấy có nhà hàng nào phục vụ đặc sản này. Chỉ có cầy hương, chồn hương, loài thú rừng trong sách đó là vẫn từng ngày lên bàn nhậu.

Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, loài chồn này rất hiền lành và... không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái. Tóm lại, chúng rất hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường ở nước ta.
Đây mới là loài chồn sống ở Nam Mỹ
Đây mới là loài chồn sống ở Nam Mỹ


Việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao, bởi chúng có khả năng sinh sản như… chuột. Trung bình, một chồn cái đẻ 4 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 3-4 chồn con, thậm chí tới 7 chồn con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới.

Chồn nhung đen là… chuột đồng cỏ Nam Mỹ


Trong khi các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam ca ngợi con chồn nhung đen, một số kẻ chớp thời cơ mở mô hình đa cấp để gom tiền của người nghèo, người người hồn nhiên mang giấc mộng thành tỷ phú, thì một anh bạn tôi ở tận nước Mỹ gọi điện về bảo rằng: “Ông phải cảnh báo cho người dân nước mình kẻo bị lừa quả đắng, còn đắng hơn vụ ốc bươu vàng hai chục năm trước. Đám lừa đảo hiện đang bán con chuột Nam Mỹ cho người dân với cái tên dịch ra tiếng Việt là “chồn nhung đen” với giá cắt cổ. Khi mô hình đa cấp đổ vỡ, người ta sẽ hàng triệu con chuột đồng cỏ Nam Mỹ này ra môi trường tự nhiên”.

Theo anh bạn tôi, loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ này rất phổ biến ở các đồng cỏ thấp của miền Tây nước Mỹ, kéo dài đến tận New Mexico. Chúng rất phổ biến ở Đông Montana, Tây Nam và Bắc Dakota, đến tận Texas và cực Đông Nam Arizona.

Chúng là loài vật hoang dã, sống bầy đàn trên các đồng cỏ. 95% lượng thức ăn của chúng là các loại cây cỏ. Chúng cũng ăn côn trùng, nhưng số lượng không đáng kể. Chúng đào hang dưới lòng đất, tạo thành những hang ngầm lớn, thông với nhau như mạng nhện.

Xem thêm ảnh chuột lông đen và chồn Nam Mỹ tại đây.

Cả nước đua nhau nuôi chuột thành... chồn nhung đen Cả nước đua nhau nuôi chuột thành... chồn nhung đen


Loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ có tính cộng đồng rất cao. Tuy nhiên, chúng vẫn có không gian riêng cho gia đình của mình. Gia đình chuột đồng sống cùng nhau trong một hang động riêng.

Vào mùa sinh sản, chuột đồng Nam Mỹ cái tha cỏ vào hang làm ổ rồi sinh đẻ. Chúng động dục mạnh vào thời điểm tháng 2. Một chú chuột đực sẽ “cưới” cả đàn chuột cái và quản lý hàng ngàn chuột con. Ngoài nhiệm vụ cảnh giới, chuột đực chỉ có nhiệm vụ thụ tinh để chuột cái mang bầu. Còn nuôi con, chăm sóc con cái là nhiệm vụ của các bà mẹ.

Loài chuột đồng cỏ này ngủ vào buổi trưa ở trong hang để trốn cái nóng. Chúng bò lên mặt đất và kiếm ăn vào lúc sáng và chiều. Những ngày mát mẻ, trời u ám, thì nó hoạt động cả ngày. Mùa đông, nó cũng không ngủ, nhưng hoạt động ít và ăn cũng ít.

Tuy nhiên, giờ đây, với sự xuất hiện của con người, của sự ô nhiễm hóa học, môi trường sống của loài chuột đồng cỏ đang bị thu hẹp dần. Căn bệnh dịch hạch cũng đã giết hại hàng trăm triệu con mỗi năm.

Người dân vùng Nam Mỹ cũng có thú săn chuột đồng cỏ. Vào buổi sáng hoặc chiều, những chú chuột to lớn này bò lên khỏi mặt đất, thậm chí đứng bằng hai chân quan sát kẻ địch, sẽ là tấm bia của các thợ săn. Đó cũng là nguyên nhân khiến loài chuột đồng cỏ Nam Mỹ suy giảm về số lượng.

Theo anh bạn tôi, chuột đồng Nam Mỹ có nhiều loại, với nhiều màu sắc khác nhau. Loài chuột đồng cỏ màu đen chính là chồn nhung đen mà nông dân Việt Nam đang đổ xô nuôi với giấc mộng làm giàu.

Sự thật về chồn nhung đen thế nào, mong rằng các nhà khoa học Việt Nam vào cuộc nghiên cứu, giải mã, để những người nông dân tránh bị lừa đảo.

Chi Chồn là một chi có pháp danh khoa học Mustela của họ Chồn (Mustelidae) với khoảng 16 loài. Các loài chồn trong chi này có kích thước dao động trong khoảng 15–35 cm (6-14 inch), và thông thường có lớp lông bên ngoài màu nâu nhạt, bụng trắng và chóp đuôi có lông đen.

Ở nhiều loài, các quần thể sống trên các độ cao lớn thay lông thành màu trắng với chóp đuôi đen vào mùa đông. Chúng có thân hình mảnh dẻ, cho phép chúng dễ dàng theo đuổi con mồi trong hang. Đuôi của chúng nói chung dài gần bằng phần còn lại của cơ thể. Là các loài động vật ăn thịt có kích thước nhỏ nên các loài chồn này nói chung khá thông minh và mưu mẹo.
Các loài chồn ăn thịt các loài thú nhỏ, và trước đây người ta coi chúng là có hại do một vài loài còn dám bắt cả gia cầm từ các trang trại, hay thỏ từ các hang nuôi cho mục đích thương mại.

Theo Phong Diễm
VTC

Nghịch lý 1kg chuột = 3kg cá tra

Hiện nay các tỉnh có lượng chuột đồng nhiều như Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và TP Cần Thơ, cũng đang vào mùa nên khắp các chợ địa phương đều có bày bán chuột sống hoặc đã làm sẵn.

[links()]

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.