Nuôi dế than trong hồ xi măng, thu 15 triệu/tháng

Chủ động tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn đầu tư thâm canh giống vật nuôi dân dã, chị Đào Thị Xuân Hương, ở Quảng Ngãi đã thành công với mô hình dùng hồ xi măng nuôi dế than đặc sản tại nhà đem lại nguồn thu nhập cao. 

Những chiếc hồ xi măng nuôi dế than tại nhà của chị Hương được xây theo hình hộp chữ nhật có chiều dài 2 mét, rộng 1 mét, cao 0,8 mét, dưới đáy đặt từ 2 đến 3 lớp xốp có hình dạng tổ ong để cho dế có nơi trú ngụ.
Nguồn thức ăn cho dế than chủ yếu là các loại thực vật có sẵn ở vùng nông thôn như lá mì, cỏ voi, rau muống và phụ thêm một ít cám tổng hợp lúc dế còn nhỏ.
Nuoi de than trong ho xi mang, thu 15 trieu/thang
 Chị Hương (phải) giới thiệu về mô hình nuôi dế than tại gia đình.
Thời gian thả nuôi dế trong vòng 1,5 tháng, bình quân mỗi hồ cho thu hoạch 15 kg, sau khi sơ chế được chị Hương bán với giá 200 đồng/kg thành phẩm.
Cùng với nuôi dế thịt, chị Hương còn chịu khó tìm hiểu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tạo môi trường phù hợp cho dế sinh sản, nhằm chủ động nguồn con giống, chuẩn bị cho việc đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi và nhân đàn, thay vì phải đặt mua con giống ở các tỉnh phía Bắc như trước đây.

Mời quý vị xem video: Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị phạt tù tới 20 năm

Chị Hương chia sẻ: "Tôi lựa chọn đầu tư mô hình nuôi dế than cách đây một năm. Thời gian đầu, tôi phải liên hệ đặt mua con giống của một trang trại ở tận Hà Nội, giá khá cao. Sau khi nuôi được một thời gian, hiểu được tập tính, chu kỳ sinh sản của dế và tìm tòi thêm qua mạng Internet, tôi lựa chọn những con dế to, khỏe tách riêng để cho chúng sinh sản. Nhờ vậy, tôi chủ động hoàn toàn về con giống, chi phí đầu tư cũng giảm so với trước".
Hiện tại với 26 hồ thả nuôi dế than theo hình thức gối đầu, chị Hương thu về từ 10 đến 15 triệu đồng/tháng. Trong đó khoản lợi nhuận chiếm đến 80%.
Ngoài ra ở thời điểm thu hoạch, trại nuôi dế than của chị Hương còn giúp cho một số chị em phụ nữ trong vùng có thêm việc làm, với mức thu nhập bình quân 150 nghìn đồng/người/ngày.
Năng động, nhạy bén tìm hướng đầu tư phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình bằng mô hình nuôi dế than tại nhà, chị Đào Thị Xuân Hương, ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện, trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” và được Hội LHPN huyện Nghĩa Hành vinh danh “Phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp năm 2019”.

Đột nhập trại nuôi dế xem món ngon cho dân nhậu được nuôi thế nào

Nhiều trại nuôi dế được lập nên và bán với giá 100.000 - 180.000 đồng/kg dế, sau đó chúng được chế biến để thành món ngon của các bợm nhậu.

Dot nhap trai nuoi de xem mon ngon cho dan nhau duoc nuoi the nao
 Tiếng lóng “chơi với dế” hàm ý không chơi được với ai thì chơi với dế - nghĩa là dế thì không ai thèm chơi. Vậy mà, một nông dân nghèo rớt mồng tơi ở Long An, nhờ lập trại nuôi dế mà trở thành tỷ phú.

Thạc sỹ bỏ bục giảng đi nuôi dế vì lương không đủ sống

Đang giảng dạy tại trường THPT, một lần anh Thắng xem chương trình về kỹ thuật nuôi dế, từ đó niềm đam mê nuôi dế làm giàu gắn với cuộc đời anh.

Thac sy bo buc giang di nuoi de vi luong khong du song
Thầy giáo trẻ và quyết định “điên khùng”:
Anh Nguyễn Thế Thắng (SN 1979, trú tại TP. Vinh, Nghệ An) sinh ra tại làng quê nghèo thuộc xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Với ước mơ thoát khỏi “lũy tre làng”, sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh vào học tại Trường Đại học Vinh khoa Sư phạm Toán. Tốt nghiệp đại học, anh được nhận vào giảng dạy tại Trường THPT Nguyễn Văn Tố (huyện Diễn Châu). Tưởng rằng, nghiệp thầy giáo sẽ giúp anh thoát nghèo, nhưng thực tế, mức lương giáo viên không đủ giúp anh chi trả cho cuộc sống. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.