Sau khi Nhà máy Thủy điện Sơn La tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đi vào hoạt động (từ tháng 12.2012), diện tích mặt hồ thủy điện tại tỉnh Sơn La đã tăng lên tới gần 21.000ha (gồm cả diện tích lòng hồ Thủy điện Hòa Bình và Thủy điện Sơn La). Đây là diện tích mặt nước sâu, có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú và nhiệt độ khá ổn định, tạo tiềm năng phát triển nguồn thủy sản đa dạng; trong đó có những giống cá có giá trị kinh tế rất cao như cá tầm, cá lăng, cá anh vũ… Tuy vậy, cho đến nay, nguồn tiềm năng kinh tế dồi dào này vẫn chưa được đầu tư phát triển, khai thác đúng tầm.
Đánh thức tiềm năng vùng lòng hồ Sơn La
Trên mặt nước lòng hồ Thủy điện Sơn La đã có một số công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp và tư nhân đầu tư nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu tại 3 huyện: Phù Yên, Mường La, Quỳnh Nhai. Tuy nhiên, hầu hết những tập thể, cá nhân này mới chỉ dừng ở mức đầu tư nhỏ với những giống cá truyền thống, có giá trị kinh tế thấp, như trắm, chép, mè, rô phi… Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của các tập thể, cá nhân này vẫn dừng ở mức dưới 1/1.000 diện tích mặt hồ với mức thu nhập còn khiêm tốn.
Đánh thức tiềm năng vùng lòng hồ Sơn La
Trên mặt nước lòng hồ Thủy điện Sơn La đã có một số công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp và tư nhân đầu tư nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu tại 3 huyện: Phù Yên, Mường La, Quỳnh Nhai. Tuy nhiên, hầu hết những tập thể, cá nhân này mới chỉ dừng ở mức đầu tư nhỏ với những giống cá truyền thống, có giá trị kinh tế thấp, như trắm, chép, mè, rô phi… Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của các tập thể, cá nhân này vẫn dừng ở mức dưới 1/1.000 diện tích mặt hồ với mức thu nhập còn khiêm tốn.
Lồng cá tầm chuẩn bị sinh sản của Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam-Sơn La trên lòng hồ Thủy điện Sơn La (ở huyện Mường La) có hàng ngàn con sắp cho khai thác trứng, mỗi con có trọng lượng từ 15kg trở lên. Ảnh: K.T |
Trăn trở với việc đánh thức nguồn tiềm năng kinh tế - xã hội rất lớn này, tỉnh Sơn La đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích nghề nuôi trồng thủy sản phát triển; đặc biệt quan tâm tới việc nuôi trồng những giống cá quý, hiếm, tạo thị trường xuất khẩu và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Mở đầu cho bước đi tiên phong ấy là sự ra đời của Hợp tác xã (HTX) Hạnh Lợi (huyện Quỳnh Nhai) và Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam – Sơn La (huyện Mường La) với sự lựa chọn đầu tư: Phát triển cá tầm thương phẩm và cá tầm giống cùng những sản phẩm từ cá tầm. HTX Hạnh Lợi là đơn vị đầu tiên được tỉnh Sơn La cấp phép nuôi cá tầm tại khu vực lòng hồ. Hiện HTX đã có trên 3.000 con cá thương phẩm có trọng lượng từ 2-5kg và đang tiếp tục phát triển số lồng cá. Chị Nguyễn Thị Lợi - Chủ nhiệm HTX cho biết: Được tỉnh Sơn La quan tâm động viên, khích lệ nên chúng tôi cũng mạnh dạn đầu tư. Qua 2 năm nuôi thử nghiệm cho thấy môi trường lòng hồ Thủy điện Sơn La phù hợp với việc phát triển cá tầm. Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải nhập cá giống từ Đà Lạt nên rất tốn kém. Hiện giống cá tầm Nga mà chúng tôi đang nuôi có giá thương phẩm tới 300.000-350.000 đồng/kg. Nếu phát triển được đàn cá lớn thì việc xuất khẩu cá thịt, trứng cá, những sản phẩm từ cá sẽ rất thuận lợi… Hiện Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam-Sơn La đang đầu tư theo hướng này.Triển vọng tốt Đến với khu vực nuôi cá tầm của Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam-Sơn La, chúng tôi được đưa ra khu vực nuôi cá cách biệt với bờ khoảng 20m bằng một chiếc phao nổi. Ông Nguyễn Văn Lan - kỹ sư thủy sản phụ trách kỹ thuật của Công ty cho biết: Ngày khánh thành Nhà máy Thủy điện Sơn La chúng tôi cũng bắt đầu ra mắt cơ sở chăn nuôi này. “Trước đó, chưa ai dám nghĩ tới chuyện đầu tư phát triển cá tầm với số lượng lớn tại lòng hồ Thủy điện Sơn La, bởi đây là vùng nước nóng, khó thích hợp với loài cá nước lạnh như cá tầm. Thế nhưng được sự khuyến khích, quan tâm của ông Hoàng Văn Chất – Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư vào đây. Hiện chúng tôi đã có hàng ngàn con cá tầm có trọng lượng từ 3-30kg; trong đó có hàng trăm con đang sinh sản. Tốc độ sinh trưởng của cá tầm ở đây rất tốt”. Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam-Sơn La, ông Trần Văn Tuấn cho biết thêm: Từ đầu năm 2013, chúng tôi đã bắt tay vào thực hiện nhiều dự án về cá tầm tại địa bàn này với mong muốn biến tiềm năng thành hiện thực. Vừa qua, tỉnh Sơn La đã quy hoạch cho chúng tôi vùng sản xuất cá tầm tại lòng hồ thủy điện khu vực xã Mường Trai, huyện Mường La. Chúng tôi sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện 3 dự án lớn: Dự án giống và trứng cá tầm đen; dự án phát triển đàn cá thương phẩm; dự án liên kết với các doanh nghiệp, HTX, hộ dân để phát triển nuôi cá tầm. Tổng mức đầu tư của các dự án này lên tới hơn 8.100 tỷ đồng. Riêng trong năm 2015 này, chúng tôi dự kiến thu hoạch trên 260 tấn cá tầm thương phẩm và một số sản phẩm khác từ cá tầm. Sau khi Công ty ra đời, tại địa bàn Sơn La đã xuất hiện thêm một số đơn vị, cá nhân cũng quan tâm đầu tư phát triển chăn nuôi cá tầm ở nhiều vùng lòng hồ trong tỉnh. “Mở rộng cửa” đón các đối tác cùng làm ăn "Chúng tôi mong muốn có nhiều hơn nữa những nhà đầu tư về đây cùng chung tay phát triển cá tầm với chúng tôi. Tiềm năng của vùng lòng hồ này lớn như vô tận. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ kinh nghiệm, cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cho họ”, Ông Trần Văn Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam - Sơn La Bồng bềnh trên những chiếc phao nổi quanh các ao cá lồng, ông Nguyễn Văn Lan chỉ cho chúng tôi xem những con cá tầm dài tới hơn 1m, to như cột nhà đang lượn lờ trong các hồ nuôi. Ông bảo: Những con cá từ hơn 12kg trở lên, tức là có độ tuổi khoảng 3 năm là có thể cho trứng. 5 ngày nữa chúng tôi sẽ thực hiện siêu âm những con cá có chửa để tính toán thời gian thu hoạch trứng đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi kg trứng cá tầm (lấy giống từ nước Nga) có thể có giá lên tới 8.000–12.000USD. Thịt cá sau khi khai thác trứng, bán từ 250.000–300.000 đồng/kg. Nói về khả năng phát triển nghề nuôi cá tầm ở Sơn La và tiêu thụ sản phẩm, ông Trần Văn Tuấn cho biết thêm: Tiềm năng phát triển là rất lớn. Nhiệt độ nước ở đây thích hợp, môi trường nước đảm bảo sạch sẽ với các nồng độ khoáng chất hợp lý. Chính vì thế chúng tôi cũng vừa đầu tư thêm hàng chục tỷ đồng để làm thêm 10 lồng cá tròn cỡ lớn, phục vụ cho việc nuôi tạo giống trong lâu dài. Chúng tôi có sẵn những mối hàng trong và ngoài nước rất lớn, hiện nay nhiều khi họ đặt hàng mà phải từ chối vì không thể đáp ứng được khối lượng hàng. Chúng tôi mong muốn có nhiều hơn nữa những nhà đầu tư về đây cùng chung tay phát triển cá tầm. Tiềm năng của vùng lòng hồ này là vô tận. “Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ kinh nghiệm, cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm. Chúng tôi rất mong có được sự hợp tác cùng phát triển cá tầm của các doanh nghiệp, doanh nhân, hộ nông dân, để hình thành sức cung ứng và cạnh tranh về cá tầm và sản phẩm từ cá tầm ngày một mạnh trên thị trường trong và ngoài nước” - ông Tuấn nói. Các đối tác có thể liên hệ trực tiếp với ông Trần Văn Tuấn, điện thoại: 0979 818 256, email: tuan.v.tran@catam.vn. Địa chỉ trụ sở Công ty TNHH một thành viên Cá tầm Việt Nam: Tiểu khu 4, thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.