Nước mắt trên cổng trời La Pán Tẩn

(Kiến Thức) - Vụ lở núi xảy ra ngày 7/9/2012 tại xã La Pán Tẩn làm 18 người chết đến nay đã gần 2 năm nhưng nước mắt chưa ngừng rơi trên mắt những người đàn bà bỗng trở thành góa bụa.

Nước mắt trên cổng trời La Pán Tẩn
Không biết xác của ai
Chúng tôi trở lại La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái sau gần hai năm kể từ khi xảy ra thảm nạn lở núi làm 18 người thiệt mạng diễn ra năm 2012. Những ngôi nhà gỗ vẫn cheo leo, ẩn hiện sau chập trùng ruộng bậc thang và núi cao chót vót. Nhưng phía sau vẻ huyền kỳ, quyến rũ đó là những số phận, trái tim vẫn không ngừng rỉ máu vì nỗi đau mất người thân, mất trụ cột chính trong gia đình và phải vật vã kiếm từng hạt gạo sống qua ngày.
Anh Giàng A Thênh, Phó Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn ngậm ngùi bảo: "Người đàn ông vốn là trụ cột chính trong gia đình. Họ phải làm ruộng, nương, phải kiếm tiền nuôi con, cái, vậy mà... hầu hết những nạn nhân xấu số ở La Pán Tẩn là đàn ông. Họ mất đi để lại gánh nặng mưu sinh cho vợ con, gia đình...".
Anh Thênh nhớ lại: Vụ tai nạn xảy ra quá bất ngờ, thảm khốc khiến 18 người mót quặng chết tại chỗ. Sau đó, chính quyền cùng người dân địa phương đã đến hiện trường tìm kiếm nạn nhân. 16 người đã được lấy ra từ đống đổ nát, còn hai nạn nhân cuối cùng tưởng mất tích nhưng sau đó người ta đã moi được ra. Tuy nhiên, gần như toàn bộ cơ thể hai người này đã bị đá nghiền nát như xay, chỉ duy nhất có hai đoạn cẳng tay, chân còn nguyên dạng nhưng người dân không ai biết, nhận dạng được phần thi thể đó là của ai. Thế rồi, nhân dân cùng chính quyền địa phương đem phần thi thể nhặt được đi chôn, nhưng trên hai ngôi mộ này không được khắc ghi tên tuổi vì không biết đó là xác của người nào.
Một góc La Pán Tẩn.
Một góc La Pán Tẩn. 
Không nuôi nổi con
Theo chân anh Thênh, chúng tôi đến La Pán Tẩn vào buổi chiều chạng vạng. Lúc này, người dân mới ruộng, nương trở về. Con đường đi sâu vào La Pán Tẩn được nhuộm màu đêm đặc quánh, thỉnh thoảng chúng tôi bắt gặp bóng dáng những người đàn bà lầm lũi đi trên con đường nhỏ. Họ bất ngờ xuất hiện trước ánh đèn xe máy rồi lại biến chìm vào không gian tăm tối như những bóng ma. Anh Thênh bảo: "Mấy người mình vừa gặp đều có chồng chết trong vụ lở núi hôm 7/9/2012. Giờ chúng nó không có chồng nữa, con cũng không nuôi nên thích đi làm lúc nào thì đi, về lúc nào thì về...".
Sau vài phút băng qua màn đêm, chúng tôi rẽ vào một ngôi nhà nhỏ nằm chênh vênh bên sườn núi, đó là gia đình chị Thào Thị Sàu. Năm 2012, vụ lở núi làm chồng chị là anh Lý A Lềnh chết tại chỗ, để lại chị cùng 5 đứa con nhỏ. Trước đây, anh Lềnh là trụ cột trong gia đình. Từ ngày anh mất, một tay chị không làm nổi việc nặng nhọc thay chồng. "Những hôm hết gạo, con khóc đòi ăn, tôi đi vay hàng xóm nhưng họ cũng khó khăn như mình nên không giúp đỡ được gì, tưởng mấy mẹ con chết đói. Vì không nuôi nổi 5 đứa con nên tôi đã cho 3 đứa đi làng trẻ SOS ở dưới Việt Trì, Phú Thọ, con mình được người khác nuôi béo tốt là may mắn lắm rồi. Tôi ở nhà chăm lo ruộng, nương và nuôi đứa con chưa cai sữa".
Sau khi chồng mất, chị Thào Thị Sàu đã đưa 3 đứa con xuống làng trẻ SOS nhờ nuôi dưỡng.
Sau khi chồng mất, chị Thào Thị Sàu đã đưa 3 đứa con xuống làng trẻ SOS nhờ nuôi dưỡng. 
Bên bếp lửa bập bùng, nhìn khuôn mặt chị Sàu vẫn còn trẻ lắm, anh Thênh đoán tuổi chị chắc tầm 30, nhưng chính chị cũng không nhớ rõ tuổi của mình. Cái duy nhất mà chị biết là hằng ngày dậy vào lúc 4 giờ sáng, chuẩn bị cơm đùm cơm nắm rồi lên nương, đến 6 - 7 giờ tối mới lầm lũi trở về nhà. Chị bảo: "Vắng chồng, nhiều hôm về nhà tôi sợ lắm. Sợ mỗi hôm mưa gió, sấm chớp nhỡ có con ma rừng nó vào nhà quấy phá thì không có người bảo vệ...".
Nói rồi, ánh mắt người phụ nữ khốn khổ nơi cổng trời La Pán Tẩn như lạc vào không gian u ám, tịch mịch khi phải ở trong căn nhà rộng thênh thang mà chỉ có ba mẹ con ra vào lủi thủi.
Ngoài chị Sàu ra, ở La Pán Tẩn còn có cái tên khác là Giàng Thị Dê cũng "nổi tiếng" không kém vì hoàn cảnh quá nghèo khó. Nghèo đến mức đứa con duy nhất đẻ ra phải đem cho người khác nuôi.
Chị bảo: "Tôi có duy nhất 1 đứa con, nhưng khi chồng chết, một mình tôi không nuôi nổi nó. Cuối năm đó, tôi phải cho nó xuống làng trẻ SOS để nhờ người khác nuôi hộ. Những lúc vắng chồng, con buồn lắm, chỉ muốn lang thang trên nương rẫy, không muốn về nhà. Nghe người ta bảo, con tôi phải ở làng trẻ đến lúc nó đủ 18 tuổi, thế thì phải mấy chục năm nữa nó mới được về nhà với mẹ?". Giọng chị Dê run run, đôi tay mân mê cành củi khô, còn ánh mắt nhìn như găm vào muôn trùng bóng tối.
Chị Giàng Thị Dê cũng đã đưa đứa con duy nhất của mình xuống làng trẻ SOS sau khi chồng mất trong vụ tai nạn năm 2012.
Chị Giàng Thị Dê cũng đã đưa đứa con duy nhất của mình xuống làng trẻ SOS sau khi chồng mất trong vụ tai nạn năm 2012. 
Chúng tôi ngồi trò chuyện cùng chị Dê trong căn nhà gỗ rộng thênh thang. Chị ngồi một mình bên bếp lửa, buồn rầu và cô độc. Xung quanh, tiếng côn trùng, tắc kè cứ râm ran gọi bạn tình nơi sườn núi, nhưng chị lại lẻ loi suốt mấy năm trời. Chị bảo: "Tôi ở một mình trong căn nhà gỗ khang trang do Hội Phụ nữ xã La Pán Tẩn tặng nhưng không thấy một làn hơi ấm. Lúc nào trong lòng cũng chỉ nghĩ đến người chồng đã mất và đứa con đang bặt tăm nơi thành thị".
Chị Dê năm nay vừa tròn 30 tuổi. Mặc dù còn trẻ, nhưng chị không muốn đi lấy chồng khác mà ở vậy nuôi thân, đợi đứa con tròn 18 tuổi sẽ trở về nhà cùng mẹ. Lúc đó con chị sẽ lấy vợ, rồi đẻ con, gia đình lại đông vui như trước...
Anh Thênh cho biết: "Thấy hoàn cảnh nó éo le, nhiều lần anh em cán bộ xã cũng góp ý là nên đi lấy chồng khác để cuộc sống đỡ vất vả, cô đơn, nhưng nó cứ ngồi lặng im không nói nửa lời. Từ đó, chúng tôi không ai nhắc đến chuyện này nữa".
"Hiện một số hộ gia đình có chồng bị chết trong đợt lở núi năm 2012 vẫn đang trong tình trạng rất khó khăn. Có gia đình như chị Lý Thị Sàu mỗi năm thiếu ăn tới 3 tháng, thậm chí là 4 tháng. Những trường hợp thuộc diện đặc biệt này, xã đều lập danh sách báo cáo lên huyện để kịp thời hỗ trợ".
Anh Giàng A Thênh (Phó Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn)

Săn chim sau cổng trời

Săn chim sau cổng trời
- Cổng trời Quản Bạ - Hà Giang ẩn chứa nhiều câu chuyện vui có, buồn có, lạ lùng cũng không thiếu. Ở phía bên kia, phía sau cổng trời trải ra một cuộc sống giản dị, dân dã và cũng thuần khiết hơn.

Ở nơi “thèm” người

Ở nơi “thèm” người
- Chiếc xe chở chúng rôi dò dẫm rẽ đám sương mù đặc quánh vượt qua đoạn đường đến trạm phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam trên đỉnh núi Phia Oắc cao 1.931m.

Mong khách như trẻ mong mẹ về chợ

Bóc trần luận điệu mới nhất Trung Quốc “nhận vơ” Hoàng Sa của mình

(Kiến Thức) - Trong suốt 2.000 năm qua, toàn bộ các cuốn chính sử của Trung Quốc không có cuốn nào đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của nước này.

Bóc trần luận điệu mới nhất Trung Quốc “nhận vơ” Hoàng Sa của mình
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương ngày 26/5 cho rằng: "Quần đảo “Tây Sa” tức Hoàng Sa của Việt Nam, từ lâu là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc ngay từ thời nhà Hán, thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên "là một điều hết sức vô lý và mơ hồ". Các nhà lịch sử và nghiên cứu Việt Nam và thế giới đều khẳng định, trong suốt 2.000 năm qua toàn bộ các cuốn chính sử của Trung Quốc không có cuốn nào đề cập đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới