Núi lửa sắp phun trào, Philippines sơ tán khẩn cấp hàng nghìn dân

Nhà chức trách Philippines bắt đầu di tản hàng nghìn người vào ngày 1/7, sau khi núi lửa Taal có dấu hiệu hoạt động trở lại.

Báo động đối với núi lửa Taal, nằm cách thủ đô Manila 70 km về phía nam, được nâng lên mức 3, sau khi núi lửa này phun ra cột khí và hơi nước cao khoảng 1 km trong ngày 1/7, theo Channel News Asia.
Hai thị trấn Agoncillo và Laurel nằm gần núi lửa là những khu vực đầu tiên được sơ tán, bởi có nguy cơ bị tàn phá trong đợt phun trào. Ít nhất 14.500 được di tản khỏi khu vực nguy hiểm.
Nui lua sap phun trao, Philippines so tan khan cap hang nghin dan
 Hàng nghìn người đã được sơ tán sau khi núi lửa Taal phun trào. Ảnh: AP.
Trong một đoạn video được đăng tải trên Facebook, có thể quan sát thấy nước trong miệng núi lửa Taal sôi sục trước và sau khi tro bụi phun ra. Nham thạch được cho là đốt nóng nước trong miệng núi lửa, biến chúng thành khí và hơi nước.
Nhà chức trách cho biết hiện tượng nham thạch xâm nhập qua miệng núi lửa chính có thể "dẫn tới phun trào mạnh hơn".
Trong khi đó, cơ quan thảm họa quốc gia cảnh báo có thể xuất hiện động đất liên quan tới đợt phun trào của núi lửa.
Taal là một trong những núi lửa nhỏ nhất thế giới, với chiều cao 311 m. Dù vậy, ngọn núi lửa có sức tàn phá khủng khiếp. Trong đợt phun trào năm 1911, núi lửa Taal đã khiến hơn 1.300 người thiệt mạng.
Tháng 1/2020, núi lửa Taal phun ra một cột tro bụi và hơi nước cao tới 15 km vào không trung, khiến tro bụi phủ kín khu vực Manila, làm đảo lộn cuộc sống tại thủ đô. Hơn 100.000 người phải sơ tán sau khi núi lửa Taal thức giấc.
Nhà chức trách Philippines cảnh báo lần phun trào hiện nay có thể gây ảnh hưởng tồi tệ hơn so với năm 2020.

Núi lửa ở Indonesia 'thức giấc', cột tro bụi cao đến 4 km

Tân Hoa Xã đưa tin, theo Trung tâm giảm thiểu rủi ro địa chất và động đất của Indonesia, núi lửa Ili Lewotolok ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phun trào vào hôm 29/11, với cột tro bụi cao đến 4 km.

Các nhà địa chấn học ghi lại rằng tro bụi được phát tán vào lúc 10h45 giờ địa phương. Theo các chuyên gia, vụ phun trào núi lửa kéo dài khoảng 600 giây. Giới chức Indonesia khuyến cáo người dân địa phương và khách du lịch hạn chế mọi hoạt động trong bán kính 2 km tính từ núi lửa.

Cận cảnh những ngọn núi lửa ấn tượng nhất thế giới

(Kiến Thức) - Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng trước cảnh quan thiên nhiên ở những ngọn núi lửa ấn tượng nhất thế giới dưới đây.

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi
Theo Daily Mail, St. Helens ở Washington (Mỹ) là một trong những ngọn núi lửa ấn tượng nhất thế giới. Tuy nhiên, núi lửa St. Helens phun trào  hồi năm 1980 đã khiến hàng chục người thiệt mạng và phá hủy hàng trăm ngôi nhà cùng 198 km đường cao tốc. (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-2
 Ol Doinyo Lengai ở Tanzania là núi lửa vẫn còn hoạt động và là núi lửa phun trào dung nham natrocarbonatite duy nhất trên thế giới.

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-3
Vesuvius ở Campania, Italy, là một trong những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới. Ngọn núi lửa này đe dọa cuộc sống của hàng triệu người sinh sống gần đó. 

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-4
 Dù bị coi là “cửa địa ngục trần gian” nhưng hàng năm, núi lửa Bardarbunga ở Iceland vẫn thu hút một lượng lớn khách du lịch tới khám phá.

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-5
 Núi lửa Cotopaxi ở tỉnh Cotopaxi (Ecuador). Các vụ phun trao lớn nhất tại đây diễn ra vào các năm 1742, 1744, 1768 và 1877.
Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-6
 Núi lửa Teide trên đảo Tenerife thuộc quần đảo Canaria, Tây Ban Nha. Đỉnh của núi lửa Teide cũng là điểm cao nhất ở Tây Ban Nha.

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-7
Núi lửa Zendān-e Soleymān ở Iran. Miệng núi lửa này rộng 65 mét và sâu 85 mét, từng chứa đầy nước nhiều thế kỷ trước nhưng đã khô cạn từ lâu. 

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-8
 Bức ảnh ấn tượng này ghi lại cảnh núi lửa Etna ở Sicily, Italy, phun trào khói bụi.

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-9
 Núi lửa hình khiên Piton de la Fournaise trên đảo Réunion thuộc Ấn Độ Dương. Đây là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới.

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-10
Damavand ở Iran là một núi lửa dạng tầng và là núi lửa cao nhất ở châu Á. Lần phun trào đầu tiên của Damavand xảy ra cách đây gần 1,78 triệu năm. 

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-11
 Núi lửa Misti ở Peru nhìn từ xa.

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-12
 Núi lửa Rinjani ở Lombok là ngọn núi lửa cao thứ hai ở Indonesia.

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-13
 Núi lửa Fuego phun trào ở Guatemala.

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-14
 Ruapehu là một núi lửa dạng tầng ở New Zealand.

Can canh nhung ngon nui lua an tuong nhat the gioi-Hinh-15
 Ararat là núi lửa hình nón, gồm hai đỉnh là Great Ararat và Little Ararat, ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, Great Ararat là điểm cao nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Mời độc giả xem thêm video: Mùa thu nước Anh (Nguồn: VTV)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.