Nữ tướng Bùi Thị Xuân nói gì khi bị mẹ giục lấy chồng?

Thời xưa, con gái 17, 18 tuổi mà chưa có chồng thì cha mẹ rất lấy làm lo, nhà họ Bùi cũng thế.

Theo sách "Đại Nam chính biên liệt truyện", phần giai thoại về Bùi Thị Xuân có đoạn viết như sau: Một hôm, lên chợ Phú Phong, Bùi Thị Xuân thấy hai thớt voi đang đứng ăn chuối cây. Chung quanh người coi đông đảo, Bùi Thị Xuân chen vào gần. Voi lấy vòi cạ lên vai, lên lưng Bùi Thị Xuân có vẻ trìu mến. Bùi Thị Xuân liền xin cưỡi thử. Voi quỳ một chân trước cho Bùi Thị Xuân leo ngồi lên cổ, rồi đi tới đi lui theo sự điều khiển của người cưỡi. Cưỡi hết thớt voi này đến thớt voi kia, Bùi Thị Xuân nhận thấy điều khiển voi còn có phần dễ hơn điều khiển ngựa. Từ ấy, cái chí muốn làm bà Trưng bà Triệu lúc còn thơ trở lại nung nấu tâm hồn.
Nu tuong Bui Thi Xuan noi gi khi bi me giuc lay chong?
Tranh nữ tướng Bùi Thị Xuân cưỡi voi. Ảnh: Báo Bình Phước.
Ngày ngày, Bùi Thị Xuân lo luyện võ cho chị em trong xóm, trong làng. Tiếng đồn đi xa, chị em ở làng khác, huyện khác cũng tìm đến xin thụ giáo. Bùi Thị Xuân lòng mong muốn có tiền mua voi, mua ngựa cho chị em tập. Tuy gia đình thuộc hàng khá giả, lòng thương và chiều con cũng rộng nhưng ông bà họ Bùi không sao làm vui lòng con được.
Bùi Thị Xuân càng lớn lên càng xinh đẹp. Khách "rấp ranh bắn sẻ, ngấp nghé trông sao" ở gần có, ở xa có, ngày nào cũng có người đến xin, nhưng phần đông hễ thấy mặt Bùi Thị Xuân thì "run như run thần tử thấy long nhan", vì trong vẻ đẹp kiều diễm của bà lại chứa đầy vẻ uy nghiêm. Mắt ngước lên nhìn như đôi lằn điện chiếu. Vịnh Bùi Thị Xuân, cụ Nghè Trì có câu:
Hoàng hôn thành dốc bi già động; Hữu nhân diện tỷ phù dung kiều.
Những chàng trai nhát gan thì vừa đến sân đã vội lùi ra khỏi ngõ. Còn những chàng có ít nhiều đởm lược thì bước vào đến thềm. Nhưng mới bị hỏi sơ vài câu về võ, về văn thì lưỡi tự nhiên cứng lại. Vì vậy mà cho đến 20 tuổi, Bùi Thị Xuân vẫn "tay không, chân rồi". Thời xưa, con gái 17, 18 tuổi mà chưa có chồng thì cha mẹ rất lấy làm lo, nhà họ Bùi cũng thế. Một hôm, bà mẹ tỏ ý lo ngại cùng con, Bùi Thị Xuân cười:
Bà Trưng có chồng chớ bà Triệu đâu có chồng. Nhưng ai dám cười chê?
Để giúp một phần việc chiêu đãi các môn sinh, Bùi Thị Xuân thường đi săn thú như hươu, nai, heo rừng. Vùng truông gò Thuận Ninh là địa bàn săn bắn của Bùi Thị Xuân. Nơi đây, bà quen được hai tráng sĩ: Lý Văn Bưu và Trần Quang Diệu. Lý Văn Bưu dạy cho bà cách nuôi ngựa, rèn luyện ngựa chiến và huấn luyện ngựa trên các địa hình hiểm trở tại gò hoang, núi đá. Và dạy luôn cả nghệ thuật tập voi. Trần Quang Diệu thì nhờ Bùi Thị Xuân cứu nạn nên giới thiệu bà cùng anh em Tây Sơn. Và chính nhờ anh em Tây Sơn đứng ra làm mai mối mà hai người đã kết nghĩa vợ chồng.
Bùi Thị Xuân đã giúp nhà Tây Sơn trong thời gian gây dựng cơ sở, tổ chức huấn luyện tân binh. Song nhiệm vụ chính của bà là phụ tá Nguyễn Lữ tổ chức kinh tế và tài chính. Trong lĩnh vực này, có người phú nông Nguyễn Thung của thôn Thuận Nghĩa ngay từ ngày đầu đã đem hết tài sản nhập vào ngân quỹ Tây Sơn, rồi tham gia đi làm kinh tế cho nghĩa quân.
Năm Quý Tỵ - 1773, Nguyễn Nhạc khởi nghĩa, đem quân đánh thành Quy Nhơn. Bùi Thị Xuân được phong làm Đại Tổng lý cùng Võ Đình Tú, Võ Xuân Hoài phụ tá dưới trướng Đại Tổng quản Nguyễn Huệ, quản lý toàn vùng Tây Sơn. Khi về với Tây Sơn, bà đem theo đoàn nữ binh tình nguyện theo đại nghĩa. Ở hậu cứ, bà phụ trách huấn luyện, tổ chức và sau này điều khiển 4 lữ đoàn nữ binh (một lữ đoàn gồm 5 tốt, tức 500 người). Trợ giúp cho việc huấn luyện có bốn nữ tướng thân cận của bà: Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung và Huỳnh Thị Cúc.
Đoàn nữ binh ngày ngày lo luyện tập võ nghệ, kỷ luật nghiêm minh, thưởng phạt công bình nên không bao lâu đã thuần thục. Đứng xa nhìn chị em luyện tập thì chẳng khác nhìn cánh đồng hoa chập chờn vờn theo ngọn gió nồm. Nhưng nếu bước đến gần thì sát khí đằng đằng đến lạnh mình, dựng tóc gáy. Còn voi thì do đích thân bà Bùi Thị Xuân huấn luyện.
Lời bàn về Bùi Thị Xuân
Từ xa xưa, người dân đất Bình Định đã có câu ca dao rằng: Ai vào Bình Đình mà coi; Con gái cũng biết múa roi, đánh quyền... Câu ca dao không chỉ đề cao tinh thần thượng võ mà còn là sự ngợi ca tài năng võ nghệ lỗi lạc của những nữ tướng dưới cờ khởi nghĩa Tây Sơn, dưới trướng của Nguyễn Huệ - Quang Trung. Trong số đó có người nữ tướng kiệt xuất nhất chính là Đô đốc Bùi Thị Xuân - vợ của Thái phó Trần Quang Diệu.
Sống anh hùng, chết oanh liệt, cuộc đời của Đô đốc Bùi Thị Xuân và Thiếu phó Trần Quang Diệu được đời đời ghi danh. Không chỉ ở quê hương mà nhân dân nhiều nơi trong cả nước đã lập đền thờ ghi nhớ công ơn của hai người. Trần Quang Diệu - Bùi Thị Xuân là những anh hùng đã dựng lên triều đại Tây Sơn và chính họ cũng là những người chứng kiến những giờ phút cuối cùng hết sức bi thảm của triều đại đó. Cuộc đời của ông bà là tượng trưng cho triều đại Tây Sơn oai hùng và bi thương, một triều đại để lại trong lòng mỗi người dân đất Việt về tinh thần chiến đấu kiên cường, về khí phách hiên ngang trước quân thù và về tấm lòng trung trinh với dân, với nước.

Sự thực cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân và chồng (2)

(Kiến Thức) - Người ta kể lại khác nhau về trường hợp Trần Quang Diệu, có tài liệu cho biết ông bị xử chém, có tài liệu thì nói bị lột da.

Sống anh hùng, chết oanh liệt, cuộc đời của Bùi Thị Xuân - Trần Quang Diệu được đời đời ghi danh. Không chỉ ở quê hương, mà rất nhiều nơi đã lập đền thờ để ghi nhớ công ơn của hai người.

Ngỡ ngàng nhận lại 100 triệu bị cướp

(Kiến Thức) - Đêm khuya giữa TP HCM, một cô gái trẻ bị 2 tên cướp giật túi xách đựng 100 triệu đồng. Cảnh sát hình sự thu hồi và trả lại cô.

Ngày 26/11, Công an quận 1 (TP HCM) đang tạm giữ hình sự đối tượng Đặng Văn Hoàng (20 tuổi, quê Quảng Ngãi, ngụ Lâm Đồng) và tiếp tục truy bắt đồng bọn để xử lý hành vi “cướp giật tài sản”.

Đặng Văn Hoàng
Đặng Văn Hoàng  
Rạng sáng cùng ngày, chị Lê Thị Ngọc (20 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè , TP HCM) đứng chờ đón taxi và nghe điện thoại tại khu "phố Tây" trên đường Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận.

Đọc nhiều nhất

Tin mới