Nữ sĩ quan cảnh vệ kể chuyện bảo vệ phu nhân chính khách

Trong cuộc trò chuyện với báo chí, Thiếu tá Đặng Thị Hồng Nhung chia sẻ rằng "nghề cảnh vệ đã chọn cô".

Một trong những nữ sĩ quan cảnh vệ được cánh báo chí "săn ảnh" nhiều nhất là Thiếu tá Đặng Hồng Nhung, cán bộ Phòng bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an). Chiều cao 1m74, gương mặt cá tính, trang phục vest đen lịch lãm, nữ sĩ quan xinh đẹp này luôn nổi bật trong khuôn hình mà các phóng viên ảnh đã "chộp" được.

Trong cuộc trò chuyện với Dân trí, Thiếu tá Đặng Thị Hồng Nhung chia sẻ rằng "nghề cảnh vệ đã chọn cô".

Nu si quan canh ve ke chuyen bao ve phu nhan chinh khach

Được biết Nhung tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ, vậy cơ duyên nào đưa bạn đến với ngành Công an?

- Em tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ, sau khi ra trường lại lựa chọn ngành công an là theo truyền thống gia đình. Bố của em đã từng công tác trong lực lượng Cảnh vệ, ông có một thời gian dài làm công tác bảo vệ tiếp cận. Ảnh hưởng lớn nhất đối với em đó là gia đình, lý tưởng công việc của em là thế.

Từ bé em luôn khao khát được cống hiến trong lực lượng Cảnh vệ, khi vào ngành đã được cử về Trung đoàn 375 (Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thuộc Bộ Công an). Đây cũng là đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ đảm bảo an ninh trật tự Cụm Di tích lịch sử văn hóa Ba Đình; đón tiếp, hướng dẫn đồng bào và khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tiêu binh, gác danh dự các buổi tiếp khách của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; mô tô hộ tống đoàn nguyên thủ các nước sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Khi đó em làm công việc hướng dẫn đồng bào vào Lăng.

Đến năm 2012 em mới bắt đầu tham gia thi tuyển để chọn đào tạo sĩ quan tiếp cận và đầu quân cho Phòng bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế. Đây là đơn vị có chức năng và nhiệm vụ chính là bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các nguyên thủ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, các sự kiện đặc biệt quan trọng do Đảng, Nhà nước tổ chức.

Không xuất thân từ ngành Công an, vậy những ngày đầu gia nhập lực lượng Cảnh vệ, Nhung gặp khó khăn gì không?

- Em cảm thấy yêu thích và bị lôi cuốn ngay từ quá trình học nghiệp vụ ngành. Em phải thành thục những bài võ ngành, võ chiến thuật, võ đối kháng cũng như thông thạo kỹ năng sử dụng súng, thuốc nổ…

Nu si quan canh ve ke chuyen bao ve phu nhan chinh khach-Hinh-2

Chứng kiến quá trình hòa nhập nhanh chóng với ngành Cảnh vệ của em, nhiều đồng nghiệp phải thốt lên "Đúng là con nhà nòi"!. Em học bơi nghiệp vụ gồm các bài bơi cứu đuối 50m; đẩy bao gói 50m; bơi thể lực 400m chỉ mất 10 ngày, trong khi thời gian của khóa học này là 45 ngày. Em chỉ bắt đầu học võ từ khi vào ngành nhưng đã giành Huy chương Bạc tại Liên hoan võ thuật Thanh niên Công an nhân dân lần thứ 2.

Nguyên tắc trong công việc là không tạo rào cản giữa người Cảnh vệ với những người xung quanh, nhưng phải luôn đảm bảo sự an toàn cao nhất. Vì thế, chúng em phải luôn mềm mỏng, linh hoạt trong mọi tình huống bảo vệ các yếu nhân, coi mình là "lá chắn sống" chấp nhận và sẵn sàng hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này.

Năm 2012 Nhung thi tuyển vào Phòng bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế, vậy tiêu chuẩn của sĩ quan cảnh vệ ở phòng này là như thế nào?

- Tiêu chuẩn về ngoại hình đối với nữ cảnh vệ là nặng từ 53kg, cao từ 1m67 và có phẩm chất đạo đức tốt. Tuyển chọn lên Phòng bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế chúng em phải thi các nội dung bắn súng, võ thuật và kiểm tra về thể lực.

Khi trúng tuyển rồi, công việc huấn luyện tại Phòng bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế có gì khác?

- Công tác huấn luyện của tất cả các đơn vị cảnh vệ là như nhau, tuy nhiên đối với các phòng nghiệp vụ như Phòng bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế thì khối lượng huấn luyện nhiều hơn. Chúng em còn phải trải qua quá trình kiểm tra rất khắc nghiệt. Mỗi một môn học đều phải tập luyện và kiểm tra nâng cao khoảng một tháng, đặc biệt là môn võ thuật và bắn súng. Những nội dung môn học này do Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ đánh giá.

Sau khi trúng tuyển, chúng em chưa được đi bảo vệ tiếp cận luôn, mà phải mất một năm rưỡi nữa để hoàn thiện bổ sung; tham gia lớp học bảo vệ tiếp cận và tập luyện các môn bơi, võ thuật và các môn học nghiệp vụ khác.

Nu si quan canh ve ke chuyen bao ve phu nhan chinh khach-Hinh-3

Các đơn vị khác thì mật độ huấn luyện ít hơn. Ví dụ môn bắn súng, các đơn vị khác chỉ kiểm tra định kỳ 1 lần/năm, đối với các phòng nghiệp vụ như Phòng bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế thì ngoài kiểm tra đánh giá 1 lần/năm, còn phải kiểm tra đánh giá nâng cao 4 lần/năm. Chúng em sẽ phải luyện tập các bài nghiệp vụ ứng dụng, như môn võ thuật phải là các bài võ ứng dụng chứ không phải các bài võ bên ngoài thông thường.

Phải chia sẻ rất thật rằng, công việc bảo vệ tiếp cận này như dòng máu chảy trong cơ thể em, chưa bao giờ em nao núng khi gặp khó khăn. Các bài bơi nghiệp vụ em chỉ học trong khoảng thời gian ngắn là thành thạo. Đến bây giờ mọi người luôn nói em có tố chất về thể thao nên thuận lợi trong việc rèn luyện các bài nghiệp vụ dù khó đến đâu.

Tính chất công việc vất vả và đòi hỏi cao về chuyên môn, đâu là động lực để Nhung vượt qua khó khăn, thử thách?

- Em luôn biết ơn sự động viên tinh thần, sự thúc đẩy của gia đình, bố là người truyền lửa cho em rất nhiều. Ông luôn nói, "con có thể làm tốt hơn bố", "ở tuổi con bố không làm được như con".

Vậy chắc là Nhung cũng học được nhiều nghiệp vụ từ bố của mình?

- Bố em là người rất khắt khe, khi em đã được đi bảo vệ tiếp cận hoặc quá trình em đi tập luyện và kêu mệt, bố có nói con vẫn chưa làm tốt. Đến khi em đi bảo vệ tiếp cận lần đầu tiên, ông có xem được qua các kênh truyền thông, khi về ông có chia sẻ những kinh nghiệm của ông, ông có điều chỉnh cách em đi đứng.

Nu si quan canh ve ke chuyen bao ve phu nhan chinh khach-Hinh-4

Nhung chính thức đi bảo vệ tiếp cận từ khi nào?

- Năm 2012 em trúng tuyển vào Phòng bảo vệ sự kiện đặc biệt quan trọng và khách quốc tế và đến 9/2014, em bắt đầu đi bảo vệ tiếp cận cho các đoàn.

Đoàn đầu tiên em bảo vệ tiếp cận là phu nhân của Phó Tổng thống Ấn Độ sang thăm Việt Nam vào năm 2014. Em rất tự tin cho đến khi ra sân bay đón đoàn. Em nhìn thấy đối tượng cảnh vệ mình bảo vệ, họ từ trên cầu thang máy bay bước xuống, lúc đó em cảm thấy choáng ngợp, bởi đây là lãnh đạo cấp cao của nước bạn. Khi họ bước xuống, em đón hoa và giới thiệu tên mình, công tác ở đâu và nói sẽ là người bảo vệ bảo vệ cho đoàn, họ cười và chào mình.

Em nhớ đoàn Ấn Độ này cũng phát sinh lịch trình di chuyển ngoài kế hoạch vì phu nhân muốn đi tham quan chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Lúc đó em cũng nhận được sự hỗ trợ của các anh CSGT Hà Nội, các anh ấy đã yểm trợ từ xa, nhưng chỉ ở ngoài đường thôi. Khi vào trong chợ, lúc đó chỉ có một mình mình, em sẽ phải tính toán di chuyển như thế nào trong không gian chật hẹp để tránh xảy ra những va chạm, va quệt vào đối tượng mình bảo vệ.

Nu si quan canh ve ke chuyen bao ve phu nhan chinh khach-Hinh-5

Ngoài ra, bên trong chợ không phải chỉ đối tượng mình bảo vệ mà còn có thành viên đoàn, do đó mình phải đảm bảo không xảy ra vấn đề gì với cả thành viên đoàn. Cuối cùng em đã làm tốt nhiệm vụ, không để xảy ra vấn đề gì, vẫn duy trì khoảng cách, đảm bảo an toàn cho đối tượng mình bảo vệ.

Nu si quan canh ve ke chuyen bao ve phu nhan chinh khach-Hinh-6

Cuối năm 2015, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân là bà Bành Lệ Viện thăm chính thức Việt Nam. Nhung được giao nhiệm vụ nào trong sự kiện quan trọng này?

- Thời điểm đó em được giao nhiệm vụ bảo vệ tiếp cận cho phu nhân Bành Lệ Viện.

Em đã tìm hiểu trước và được biết bà là một nghệ sĩ, có thể nói được tiếng Anh. Khi đến sân bay Nội Bài, phu nhân bước xuống, em tự tin giới thiệu mình và nói sẽ bảo vệ cho phu nhân trong thời gian ở Việt Nam.

Đoàn của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân sang thăm Việt Nam có một lực lượng bảo vệ tiếp cận hùng hậu của Trung Quốc, họ sẽ đi "cắt mặt" mình để bám theo đối tượng cảnh vệ của họ.

Nhưng khi họ đặt chân sang Việt Nam, lực lượng an ninh của Việt Nam sẽ có nhiệm vụ tiếp cận bảo vệ đoàn đó. Lúc đó vì nhiệm vụ của mình, em phải tiến lại gần phu nhân, giữ khoảng cách nhất định, kể cả cảnh vệ nước bạn cũng không đi cạnh phu nhân như vậy. Sau một vài hoạt động, họ cho hay rất yên tâm với lực lượng an ninh của Việt Nam.

Sau lễ đón ở sân bay, khi đi về nơi nghỉ của đoàn, chỉ có em và phu nhân Bành Lệ Viện ngồi trên xe ô tô, lúc đó em trao đổi bằng tiếng Anh, hỏi phu nhân phong cảnh ở Hà Nội như thế nào? Phu nhân nói dạy cho bà ấy vài câu tiếng Việt như "xin chào", "cảm ơn Nhung nhé". Vì em cũng có biết một chút xíu tiếng Trung nên đã chào phu nhân bằng tiếng Trung, bà bảo "có nói được tiếng Trung không?", em trả lời là có nói được nhưng rất ít.

Nu si quan canh ve ke chuyen bao ve phu nhan chinh khach-Hinh-7

Trước khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Nhung thường tìm hiểu thông tin về đối tượng cảnh vệ như thế nào?

- Nhiệm vụ của em là bảo vệ tiếp cận cho các chính khách nước ngoài là phụ nữ, trong đó có phu nhân của các chính khách, khi nhận nhiệm vụ thì đơn vị phổ biến thông tin cho em. Cá nhân em cũng thường lên mạng tìm hiểu gương mặt của họ, tuổi tác và chiều cao. Em còn tìm hiểu các hoạt động xã hội của họ, có thể là các hoạt động liên quan đến trẻ em, y tế, giáo dục… Họ là chính trị gia hay chỉ làm công việc chuyên môn đơn thuần như bác sĩ, giáo viên… Em gặp nhiều phu nhân là những người làm công việc chuyên môn đơn thuần, khi sang Việt Nam họ thường tìm hiểu công việc tương tự ở Việt Nam và em chuẩn bị trước thông tin để trao đổi.

Em còn tìm hiểu về phong tục, tập quán của quốc gia đó. Trong quá trình em bảo vệ có nhiều đoàn là người Do Thái, có những người theo đạo Hồi hoặc theo Phật giáo... Ví dụ như họ theo Phật giáo thì em sẽ chia sẻ văn hóa Phật giáo của Việt Nam với họ.

Ngoài ra, em còn tìm kiếm thông tin về đối tượng mình sẽ bảo vệ qua các kênh báo chí chính thống, báo chí của quốc gia họ bằng tiếng Anh. Những thông tin này là thông tin mở, điều này rất quan trọng với các sĩ quan cảnh vệ tiếp cận. Có quốc gia họ có nhiều gương mặt giống nhau, nhất là đạo Hồi họ còn bịt khăn thì lúc đó mình phải ngắm qua hình dáng cơ thể, trang sức…

Kinh nghiệm của em cho thấy, khi các đoàn sang Việt Nam, mình giới thiệu là an ninh của Việt Nam sẽ bảo vệ họ, chỉ qua 1-2 hoạt động là họ rất tin tưởng mình. Họ sẽ tôn trọng ý kiến của cá nhân mình. Đất nước Việt Nam là quốc gia yên bình, nữ sĩ quan cảnh vệ còn đại diện cho nữ Công an Việt Nam nên phải làm sao để họ cảm thấy mình rất thân thiện và hoàn toàn yên tâm.

Vậy có điều gì cấm kỵ mà mình cần phải tránh không?

Những thông tin tìm hiểu trước về các yếu nhân là những thông tin quan trọng. Có những đối tượng cảnh vệ mình tuyệt đối không được động chạm hoặc bắt tay, không được đi quá gần, không được nhìn thẳng mặt,... Các đoàn đến từ đất nước hồi giáo không được chạm vào cơ thể họ.

Thực ra khi tiếp cận bảo vệ không nhất thiết phải chạm vào cơ thể họ, chỉ trong trường hợp có nguy cơ thôi. Nếu có bắt tay nhau thường là vào thời điểm kết thúc chương trình, họ cảm ơn mình khi ra về. Còn với các quốc gia kiêng kỵ như vậy mình không được bắt tay và thường họ cũng sẽ không đưa tay ra bắt tay mình.

Nu si quan canh ve ke chuyen bao ve phu nhan chinh khach-Hinh-8

Theo tôi hiểu, người sĩ quan bảo vệ tiếp cận ngoài giỏi võ thuật, bắn súng… họ còn có khả năng quan sát và phán đoán rất tốt, Nhung có thể chia sẻ về điều này?

- Chúng em phải nắm được quy trình công tác nghiệp vụ của người sĩ quan cảnh vệ. Khi làm nhiệm vụ, khả năng quan sát thì đó là bản năng của mỗi người. Các thế hệ đi trước họ cũng dạy chúng em về cách quan sát, duy trì khoảng cách như thế nào, khoảng cách đứng an toàn tại những địa hình khác nhau…

Để làm tốt công tác bảo vệ tiếp cận, bản thân mỗi sĩ quan cảnh vệ phải chú ý từ những tiểu tiết rất nhỏ. Chính vì vậy, đôi khi người sĩ quan bảo vệ tiếp cận cũng giống như người lễ tân, bởi khi đi qua cảnh quan nào đó của Hà Nội, họ sẽ hỏi, có người lại biết rất kỹ về lịch sử Việt Nam. Có những phu nhân em gặp, họ rất yêu lịch sử Việt Nam và họ rất tôn trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, mình phải có kiến thức về lịch sử.

Nu si quan canh ve ke chuyen bao ve phu nhan chinh khach-Hinh-9

Với 12 năm vào ngành, trong đó 10 năm làm sĩ quan tiếp cận, đoàn nào khiến Nhung ấn tượng nhất?

- Nhiệm vụ của người sĩ quan bảo vệ tiếp cận là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng mình bảo vệ, vì có thể mình chỉ gặp họ một lần thôi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ là phải dồn hết tâm sức cho công việc. Công việc này của chúng em không được phép sai sót, vì sai sót không có cơ hội sửa sai và rút kinh nghiệm.

Đoàn nào đến cũng thân thiện dễ gần, cá nhân em có khi thì dạy một vài câu tiếng Việt cho họ, hay như Hoàng hậu Nhật Bản Michiko lại mang đến cảm giác giống như người bà của mình, em thấy rất thoải mái.

Ngoài ra, em nhớ, vào cuối năm 2016, Tổng thống Ireland, Michael D. Higgins và phu nhân Sabina Higgins sang thăm Việt Nam. Em được giao nhiệm vụ bảo vệ tiếp cận cho phu nhân Sabina Higgins.

Phu nhân Sabina Higgins là người rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lần em cùng phu nhân đi mua những huy hiệu có hình Bác để làm kỷ niệm. Lúc đó em chưa có chồng, khi đi vào cửa hàng trang sức, phu nhân đã mua tặng em chiếc vòng và nói "Tôi được biết ở Việt Nam trước khi làm đám cưới thường có một cái lễ, tôi tặng cho bạn chiếc vòng này để bạn đeo trong ngày lễ đó, bạn hãy chụp ảnh và gửi sang cho tôi xem".

Phu nhân Sabina Higgins còn tặng chiếc khăn lông cừu và nói để em tặng cho em bé sau này (cười). Em vẫn còn tấm thiếp của phu nhân Sabina Higgins, trong đó viết: "Tôi rất hạnh phúc trong chuyến thăm Việt Nam lần này, rất vui khi bạn là người đồng hành của tôi. Tôi biết là bạn chưa có gia đình, tôi mong bạn có gia đình và tôi dành tặng chiếc khăn lông cừu này để ủ ấm cho em bé của bạn". (cười).

Một đoàn em cũng rất ấn tượng là vào năm 2017, Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu Michiko đã thăm Việt Nam. Hoàng hậu Michiko là người lớn tuổi và có giọng nói vô cùng ấm áp.

Nu si quan canh ve ke chuyen bao ve phu nhan chinh khach-Hinh-10

Một cán bộ đại sứ quán của Việt Nam tại Nhật nói với em rằng, em là người may mắn, tại đất nước Nhật Bản người dân chỉ được gặp Nhà vua và Hoàng hậu 2 lần/năm là vào dịp sinh nhật và Tết, nhưng em là người được tiếp cận suốt chuyến đi.

Em nhớ lúc đó vào TP Huế để nhận nhiệm vụ bảo vệ tiếp cận cho Hoàng hậu Michiko trời mưa tầm tã, nhưng khi Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đặt chân xuống sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế) thì trời tạnh mưa, thời tiết lúc đó rất đẹp.

Về nguyên tắc, Hoàng hậu thì không được nắm tay, nhưng Hoàng hậu Michiko lúc nào cũng đưa tay ra nắm tay em và nói "Thank you". Hoàng hậu còn nói với em rằng, đất nước Nhật Bản sẽ mang hồng phúc đến cho bạn, bạn sẽ có chồng và có em bé. Quả thật, sau chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thì em lấy chồng.

Ngoài đời vui vẻ, dễ gần, nhưng lên báo chí, tivi lại thấy Nhung rất lạnh lùng. Có phải vì công việc yêu cầu như vậy?

- Khi em đi bảo vệ đoàn, em dồn hết tâm trí vào công việc nên không để ý tới ống kính của máy quay, máy ảnh. Nhiều khi em không có thời gian để cười với ống kính nữa. Lúc đó làm sao đối tượng cảnh vệ của mình ở bên phải thì mình phải bao quát được bên phải nhiều hơn. Công việc của em không được sai, vì sai là không có cơ hội sửa chữa.

Nhưng khi em cởi bỏ bộ vest của người sỹ quan cảnh vệ về với gia đình, với đời thường thì em lại như những người phụ nữ bình thường khác, lại vui vẻ, tươi tắn và dễ gần. (cười).

Xin cảm ơn Nhung về cuộc trò chuyện thú vị này!

Chuyện bây giờ mới kể về nữ cảnh vệ tại APEC 2017

Ít ai biết rằng, trong lực lượng sỹ qua Bộ tư lệnh Cảnh vệ hành quân vào Đà Nẵng làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho Tuần lễ cấp cao APEC 2017, có 13 nữ sỹ quan được giao nhiệm vụ bảo vệ các lãnh đạo nữ và phu nhân nguyên thủ.

Không chỉ đẹp về ngoại hình, các nữ sĩ quan cảnh vệ còn thông thạo ngoại ngữ, giỏi võ thuật, tinh thông nghiệp vụ, sẵn sàng làm “lá chắn” đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ. Hình ảnh của nữ sĩ quan cảnh vệ đã để lại những ấn tượng hết sức tốt đẹp trong lòng người dân và các vị khách quốc tế, góp phần vào thành công của APEC 2017.

Trung tá Nguyễn Thị Minh Phương: “Miss Việt Nam” nơi vùng chiến sự

Trung tá Nguyễn Thị Minh Phương: “Miss Việt Nam” vùng chiến sự châu Phi là sĩ quan thứ hai của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-2
 
Hành trình đến với lực lượng GGHBLHQ của chị bắt đầu như thế nào?
- Trước khi tham gia vào lực lượng GGHBLHQ tôi được đào tạo về chuyên ngành sư phạm ngoại ngữ tại ĐH sư phạm Thái Nguyên và đã có hơn 10 năm công tác tại trường sĩ quan Lục quân I với vai trò giảng viên ngoại ngữ của nhà trường.
Sau khi cục GGHB Việt Nam có công văn tuyển chọn nhân sự tham gia vào lực lượng GGHBLHQ tôi cảm thấy đây là công việc mình yêu thích, phù hợp với khả năng, trình độ cũng như nhiệt huyết, đam mê của mình nên tôi đã ứng tuyển.
Sau khi trải qua các khóa đào tạo ở Cục Gìn giữ hoà bình Việt Nam, ở Australia, Hàn Quốc, với nhiều kiến thức chung cũng như công tác cụ thể trong Phái bộtôi đã thực hiện nhiệm vụ là quan sát viên quân sự tại phái bộ GGHBLHQ tại Nam Sudan (UNMISS).
Có thể nói hoạt động GGHBLHQ lúc đó còn rất mới mẻ, lúc đọc thông tin tuyển chọn nhân sự trong đầu chị loé lên ý nghĩ như thế nào?
- Có thể thấy ngay từ khi Cục GGHB Việt Nam, tiền thân là Trung tâm GGHB Việt Nam được thành lập vào năm 2014 với việc cử 2 sĩ quan đầu tiên tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình tại các phái bộ GGHBLHQ tôi thấy rằng đây là nhiệm vụ rất mới của quân đội và cũng là nhiệm vụ mang lại rất nhiều trải nghiệm ở một môi trường hoàn toàn khác cho cán bộ, sĩ quan của QĐND Việt Nam và tôi đã bắt đầu tìm hiểu.
Sau đó thông qua việc Việt Nam cử nữ sĩ quan đầu tiên đó là Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ GGHBLHQ tại Nam Sudan tôi thấy rằng việc cử một nữ sĩ quan thực hiện nhiệm vụ tại một Phái bộ với rất nhiều công việc mới, trải nghiệm mới, rất nhiều điều có thể khẳng định được bản thân cũng như khẳng định được vai trò, vị thế của nữ cán bộ, sĩ quan thì tôi thấy rằng đây là một công việc vô cùng yêu thích.
Ý nghĩa loé lên trong tôi lúc đó là khao khát được cống hiến, được tham gia nhiệm vụ này càng sớm càng tốt ngay khi mình đã chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và về tâm thế để lên đường.
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-3
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-4
 
Trong giai đoạn đó chị làm thế nào chị có thể thuyết phục gia đình cho sang Nam Sudan làm nhiệm vụ khi vùng đất ấy vẫn còn nhiều bất ổn, xung đột?
- Hậu phương gia đình vững chắc là tiêu chí quan trọng trước khi tôi lên đường, thực tế tôi rất may mắn khi sinh ra trong một gia đình có truyền thống quân đội. Ông ngoại của tôi phục vụ trong quân đội nhiều năm, bố mẹ tôi đều là quân nhân phục vụ trong trường sĩ quan Lục quân I. Ngoài ra, nhà chồng tôi có bố chồng và các anh chị em cũng phục vụ trong các đơn vị khác nhau của quân đội.
Gia đình rất hiểu tính chất công việc của một người lính là như thế nào và ngay khi tôi chia sẻ với gia đình về nhiệm vụ mà tôi chuẩn bị thực hiện thì bố mẹ tôi có một chút lăn tăn. Cha tôi, một đại tá quân đội từng đi qua chiến tranh không muốn con mình xông pha ở vùng đất bất ổn.
Tuy nhiên, bằng những lời giải thích, động viên và cũng như tấm gương, câu chuyện của các cán bộ, sĩ quan tại các phái bộ GGHBLHQ trước đây cũng như hình ảnh của nữ sĩ quan đầu tiên, tôi đã tiếp thêm sự yên tâm cho bố mẹ để có thể lên đường.
Ngoài ra, tôi cũng có một người chồng rất hiểu vợ, rất thông cảm và chia sẻ với công việc của vợ nên anh hoàn toàn ủng hộ tôi trong việc thực hiện nhiệm vụ ở một nơi xa như vậy.
Tôi vẫn nhớ một câu nói mà chồng tôi truyền thêm cho tôi sức mạnh, động lực và nguồn năng lượng tích cực để tôi có thể thực hiện nhiệm vụ đó là "Born to shine before we die"tức là hãy làm công việc gì đó có ích cho xã hội trước khi chúng ta lìa xa thế giới này. Không cần phải nói nhiều, chỉ thông qua một câu nói đó tôi cũng có thể hiểu anh rất ủng hộ tôi trong việc thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ.
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-5
 
Còn các con của chị thì sao? Phải ra nước ngoài làm nhiệm vụ trong một thời gian khá dài, làm thế nào để chị chia sẻ điều ấy với các cháu?
- Là một người lính chúng tôi luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ lên đường thực hiện nhiều cương vị khác nhau ở nhiều địa điểm hoặc các đơn vị khác nhau. Trước đó, tôi cũng đã từng đi công tác, học tập và huấn luyện ở nhiều quốc gia, thậm chí có thời điểm học xa quê hương 4-5 tháng. Như vậy, việc xa gia đình, xa các con là việc thường xuyên.
Tôi rất may mắn bởi có bố mẹ gia đình hai bên hỗ trợ tích cực trong quá trình tôi đi làm nhiệm vụ và hai con của tôi cũng được tôi "huấn luyện", đào tạo để có tính tự lập trong quá trình trưởng thành. Chính vì thế tôi khá yên tâm khi lên đường. Đặc biệt trong giai đoạn thực hiện nhiệm vụ trong thời gian khá dài tại phái bộ.
Lúc tôi đi cháu lớn 10 tuổi, cháu bé hơn 2 tuổi. Cháu lớn lúc học hết cấp 1 cũng bắt đầu tìm hiểu một số thông tin về việc mẹ làm trong tương lai. Ngoài việc tò mò, thích thú với những công việc này thì cháu còn rất tự hào vì mẹ được thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ GGHBLHQ trên cương vị là một nữ quan sát viên quân sự đầu tiên của Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu đó, cháu cũng luôn động viên mẹ bằng lời nói hay chia sẻ về ước mơ tương lai của mình.
Với cháu thứ hai thì vẫn còn nhỏ, chưa hiểu nhiều về Phái bộ và công việc của mẹ. Cháu rất ngây thơ, chỉ biết mẹ sẽ đi công tác, sẽ làm nhiệm vụ rất vinh dự thì cháu cũng rất ủng hộ và tìm cách để mang lại nhiều sức mạnh cho mẹ. Có thể nói đây là nguồn động viên rất lớn của tôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ.
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-6
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-7
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-8
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-9
 
Lần đầu đi làm nhiệm vụ GGHBLHQ cảm xúc của chị thế nào?
- Thực hiện nhiệm vụ tại vùng đất mới, xa quê hương và xác định sẽ làm việc trong thời gian rất dài, cảm xúc nhớ nhà, nhớ con là cảm xúc thường trực. Giai đoạn đầu xa các con thực sự rất khó khăn đối với cán bộ, sĩ quan ở phái bộ nói chung và cá nhân tôi nói riêng. Tuy nhiên, cũng rất may mắn khi sang Phái bộ thì cũng có nhiều cách để liên hệ về với các con và gia đình thường xuyên.
Ngoài ra, công việc này cũng hoàn toàn khác so với công việc giảng dạy trước đây nên đến phái bộ tiếp xúc với môi trường mới, công việc mới thì có rất nhiều thứ để học hỏi. Chính vì vậy ngoài thời gian công tác tại đơn vị, tôi cũng dành thời gian học thêm những điều mình chưa hiểu, chưa nắm vững, điều đó cũng làm tôi vơi bớt cảm giác nhớ nhà, nhớ các con.
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-10
 
Trải nghiệm đầu tiên luôn mang lại nhiều ấn tượng. Trải nghiệm đầu tiên của chị khi làm nhiệm vụ GGHBLHQ ở Nam Sudan ra sao?
- Khi đặt chân đến Nam Sudan, trước khi thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của LHQ, việc đầu tiên chúng tôi phải kiểm tra sát hạch, đánh giá kiến thức kỹ năng mà mình đã được đào tạo trong nước, ví dụ kỹ năng về tiếng Anh, kiến thức về quân sự, ngoài ra còn kỹ năng lái xe…
Với quan sát viên quân sự như chúng tôi thì lái xe là một điều kiện, tiêu chí bắt buộc. Ngoài ra, sau khi kiểm tra sát hạch thì sẽ có phần huấn luyện đầu vào. Sau khi thực hiện tốt những nội dung này thì mới được phân công nhiệm vụ tại Phái bộ.
Như bạn đã biết, châu Phi là một vùng đất còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi xung đột và bất ổn chính trị. Không có màu xanh, màu của an toàn trên bản đồ các mức an ninh của Nam Sudan, thay vào đó chỉ là màu vàng da cam và đỏ, những mức độ nguy hiểm khác nhau.
Điều kiện sinh hoạt ở bên đó rất vất vả, khí hậu thì vô cùng khắc nghiệt, nhất là vào mùa nắng nóng, khi nhiệt độ ngoài trời thường xuyên dao động từ 45-55 độ. Ngoài ra, trong quá trình công tác với cương vị quan sát viên quân sự tôi thường xuyên phải tuần tra dài ngày ở ngoài căn cứ khi những nguy cơ mất an ninh, an toàn thường trực đối với cá nhân tôi và các lực lượng khác. Ngoài ra, điều kiện dã chiến trong quá trình đi tuần tra cũng là những thách thức rất lớn đối với cá nhân tôi.
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-11
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-12
 
Lần đầu tiên đặt chân đến Thủ đô Juba của Cộng hòa Nam Sudan tôi cảm thấy rất hoang mang bởi tôi thấy đây là một vùng đất rất hoang vu, cơ sở vật chất nghèo nàn, đường xá thì vô cùng kém, đa số đường đều là đường đất với rất nhiều ổ voi, ổ gà…
Thời điểm mới sang, tôi được cử đi tăng cường ở biên giới một tháng ở tiểu bang Yei, nằm ở khu vực biên giới của Nam Sudan, giáp ranh với hai quốc gia Uganda và Cộng hòa Congo, cách thủ đô Juba 150km về phía Tây Nam. Đây là khu vực nguy hiểm nhất về an ninh và phức tạp về vấn đề nhân đạo tại Nam Sudan vì vẫn xảy ra các cuộc giao tranh giữa lực lượng quân chính phủ, quân đối lập và quân đội cứu nguy dân tộc.
Bên cạnh đó, tiểu bang Yei cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Ebola. Tại đây, chúng tôi thường sử dụng xe bọc thép để đảm bảo an toàn cho quan sát viên quân sự và đoàn tuần tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ở nơi tận cùng của sự nghèo đói và bạo lực, một vùng đất khó khăn, khắc nghiệt khi bị tàn phá bởi nội chiến, tôi càng thấm thía giá trị của hoà bình và ý nghĩa của sứ mệnh gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc mà cộng đồng quốc tế đang chung vai, góp sức mang lại những điều tốt đẹp nhất có thể, cho đất nước và nhân dân Nam Sudan.
Chỉ cần ngắm lá cờ đỏ sao vàng chúng tôi mang theo đã tung bay trên bầu trời Nam Sudan, hướng về cờ Tổ quốc, hát quốc ca trên đất nước bạn, chúng tôi lại vượt lên mọi gian khó, hết mình thực hiện lời hứa trước lúc lên đường, vì nước bạn. Và chúng tôi luôn nhớ rằng: "Tổ quốc luôn ở bên...".
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-13
 
Cuộc sống của người dân Nam Sudan như thế nào, thưa chị?
- Tôi đã chứng kiến tận mắt sự nghèo đói, khổ cực của người dân ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề từ xung đột phe phái và bất ổn chính trị, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Những điều kiện cơ bản cho đời sống như nước uống, lương thực, nhà ở… còn rất thiếu thốn, nghèo nàn.
Tôi nhớ như in hình ảnh một em gái chỉ trong độ tuổi 16-18 bế hai bé song sinh nhỏ như hai con mèo con mới sinh và đang khóc ngằn ngặt vì mẹ không có đủ sữa do không có gì để ăn, tim tôi như thắt lại.
Hiện tại, sau khi đã thành lập lâm thời, Chính phủ Nam Sudan đã quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân, khi người dân bị bệnh vẫn có những cơ sở khám chữa bệnh nhưng nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất còn rất nhiều hạn chế.
Với sự có mặt của LHQ cũng như sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, cuộc sống của người dân cũng đã từng bước được cải thiện, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khoẻ. Việt Nam cũng đã cử Bệnh viện dã chiến cấp 2 sang Nam Sudan không chỉ giúp đỡ cho việc khám chữa bệnh cho nhân viên của LHQ mà còn hỗ trợ người dân địa phương. Điều này làm cho chất lượng khám chữa bệnh cho người dân ở khu vực này gia tăng đáng kể.
Trên những luống đất cằn khô ở Nam Sudan hay Trung Phi, ngoài làm nhiệm vụ chúng tôi còn giúp người dân trồng rau, dạy học. Dù ở Phái bộ hay ở phân khu, nơi sĩ quan Việt Nam đóng quân luôn có màu xanh của bầu, bí, cà tím, cúc vàng. Thậm chí, mô hình tăng gia sản xuất, tự cung tự cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam đã lan rộng toàn Phái bộ GGHBLHQ.
Các đồng nghiệp quốc tế ngưỡng mộ khả năng tạo ra màu xanh trên đất châu Phi cằn cỗi và khắc nghiệt của chúng tôi. Vườn rau xanh của bộ đội Việt Nam trên mảnh đất cằn cỗi, đói nghèo và xung đột này như muốn nói lên rằng: Rồi đây những mầm xanh hy vọng, màu của hòa bình, ấm no, hạnh phúc một ngày nào đó không xa sẽ đến với người dân châu Phi nói chung, Nam Sudan nói riêng.
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-14
 
Được biết tại Nam Sudan người dân địa phương thường gọi Trung tá Phương là "Queen Việt Nam"hay "Miss Việt Nam", tại sao chị có biệt danh này?
- Tôi là người phụ nữ thứ hai làm nhiệm vụ tại phái bộ Nam Sudan, sau Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga. Tuy nhiên, chị Hằng Nga với cương vị là sĩ quan tham mưu nên chủ yếu hoạt động tại căn cứ, tôi là quan sát viên quân sự nên thường ra ngoài tuần tra.
Chính vì vậy khi gặp tôi, nhìn thấy hai chữ "Việt Nam" thêu trang trọng trên bộ quân phục tôi mặc, người dân địa phương nghĩ tôi là người phụ nữ đầu tiên của Việt Nam được triển khai tới phái bộ Nam Sudan.
Ở Nam Sudan, người dân cơ bản có thiện cảm với nhân viên LHQ, họ biết rõ sứ mệnh của lực lượng mũ nồi xanh tại quốc gia của họ là gì, họ tin tưởng vào vai trò của LHQ sẽ làm tốt nhiệm vụ giám sát những thoả thuận ngừng bắn tại quốc gia, bảo vệ người dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ.
Đối với Việt Nam, người dân có ấn tượng rất đặc biệt bởi họ đã biết về Việt Nam qua nhiều câu chuyện về thời kỳ chiến tranh, ý chí kiên cường và sự đoàn kết của người Việt Nam trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế mỗi lần tiếp xúc, người dân đều bày tỏ sự quý mến, muốn chia sẻ nhiều câu chuyện liên quan đến Việt Nam cũng như tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Họ nói phụ nữ Việt Nam rất đẹp và thân thiện nên gọi tôi là Miss Việt Nam. (cười)
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-15
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-16
 
Điều chị lưu luyến nhất ở Nam Sudan sau khi về nước là gì?
- Tình cảm của những người dân Nam Sudan là điều tôi không bao giờ có thể quên được, còn thứ khiến tôi trăn trở nhất là những khó khăn, vất vả và cả những ước mơ của người dân Nam Sudan. Khi làm quan sát viên quân sự tôi cảm nhận được nhiều hơn về cuộc sống, đặc biệt khi đó là cuộc sống mà tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ chứng kiến tại Việt Nam, những ước mơ rất nhỏ nhoi của các em bé bị ly tán khỏi gia đình sau xung đột hay những bất ổn chính trị, các em chỉ khao khát được gặp lại cha mẹ, được quay trở lại trường học… Tôi sẽ cảm thấy cực kỳ day dứt nếu trong tương lai không thể làm điều gì đó cho các em.
Mặc dù đã kết thúc nhiệm vụ nhưng cuộc sống tương lai của phụ nữ, trẻ em và người dân nói chung ở Nam Sudan vẫn là điều khiến tôi canh cánh trong lòng. Tuy về nước và chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ mới nhưng tôi vẫn hướng theo thông tin, những chia sẻ của anh, chị, em tại phái bộ vì tôi vẫn mong muốn những đóng góp của lực lượng GGHBLHQ nói chung và lực lượng GGHB của Việt Nam nói riêng sẽ có thể mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước và người dân Nam Sudan.
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-17
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-18
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-19
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-20
 
Mới hoàn thành nhiệm vụ GGHBLHQ tại Nam Sudan, trở về Việt Nam chưa đầy một năm, điều gì đã thôi thúc chị tiếp tục lên đường làm nhiệm vụ mới tại Abyei?
- UNISFA là một Phái bộ mới mà Việt Nam được LHQ tin tưởng lựa chọn triển khai quân. Không chỉ lực lượng cá nhân được triển khai tại phái bộ này mà sắp tới chúng ta sẽ triển khai lực lượng công binh, một lực lượng đông quân nhất mà việt Nam triển khai tại phái bộ GGHBLHQ.
Tôi rất may mắn khi đã có kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ tại Nam Sudan nên được chỉ huy các cấp tin tưởng, động viên tiếp tục lên đường thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ này trên một cương vị mới là sĩ quan tham mưu và tổ trưởng tổ công tác cá nhân 7 người. Tôi sẽ không chỉ thực hiện nhiệm vụ của Phái bộ, nhiệm vụ của tổ công tác mà còn nhiệm vụ hỗ trợ tích cực cho việc triển khai đội công binh trong thời gian sắp tới.
Tôi đã trải qua hai cái Tết ở Nam Sudan, Tết Nguyên đán Nhâm Dần vừa qua tôi mới được đoàn tụ cùng gia đình và được tận hưởng không khí Tết của Việt Nam, được thưởng thức các món ăn của Việt Nam.
Đã làm nhiệm vụ GGHBLHQ là một nhiệm vụ quốc tế thì chúng tôi sẵn sàng xách ba lô lên đường bất cứ lúc nào, dù cho có là thời điểm giao thừa. Trong số 7 đồng chí của Phái bộ UNISFA thì có 3 đồng chí nhận vé lên đường vào ngày 29 Tết. Ngày 6 Tết có 4 đồng chí đã lên đường đến phái bộ an toàn, tham gia các khoá huấn luyện, sát hạch để bắt đầu thực hiện nhiệm vụ.
Hành trang của chị khi lên đường làm nhiệm vụ mới là gì?
- Tham gia vào một Phái bộ mới thì đầu tiên là những vật dụng cần thiết để đảm bảo sinh hoạt. Bên cạnh đó, ở một vùng đất mới tôi sẽ gặp gỡ những con người mới, bạn bè đồng nghiệp quốc tế và người dân bản địa cũng mới nên tôi rất muốn chia sẻ những nét đẹp truyền thống không chỉ của người Việt Nam mà của quân nhân, sĩ quan QĐND Việt Nam đến tất cả mọi người.
Vì vậy, hành trang sẽ không thể thiếu những món quà lưu niệm, những vật dụng có thể giới thiệu nhiều hơn về đất nước, con người Việt Nam và đặc biệt là lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam.
Đặc biệt, dù đi đâu thì những bức ảnh gia đình cũng không thể thiếu trong hành trang, khiến tôi luôn cảm thấy có gia đình bên cạnh.
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-21
 
"Dịu dàng" hay "mạnh mẽ", chị thấy tính từ nào dành cho mình?
- Tôi chắc không dịu dàng (cười). Thật ra tính cách của tôi sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn, hoàn cảnh. Trước đây, khi làm một công việc khá mô phạm, tôi sẽ rất dịu dàng. Tuy nhiên khi làm nhiệm vụ mới này với tính chất hoàn toàn khác tôi thấy bản thân bản lĩnh, mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Dịu dàng hay mạnh mẽ vẫn là hai mảng tính cách mình có. Tuỳ thời điểm, ví dụ khi trở về với gia đình, dạy dỗ con cái… thì cần dịu dàng, nhẹ nhàng đúng thiên chức của một người vợ, người mẹ còn mạnh mẽ, quyết đoán, kiên cường thì trong công việc là yếu tố không thể thiếu được.
Tình cảm dành cho con cái với tôi lúc nào cũng đong đầy, tuy nhiên khi thực hiện nhiệm vụ GGHBLHQ thường xuyên phải xa nhà thì cái các con thiệt thòi nhất là thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc, đây là điều khiến tôi luôn trăn trở. Tôi vẫn quyết tâm sau mỗi lần thực hiện nhiệm vụ, trở về Việt Nam sẽ cố gắng dành thật nhiều thời gian cho các con để bù đắp quãng thời gian vắng nhà.
Cũng chia sẻ thật, khi là một cán bộ của Cục GGHB Việt Nam chúng tôi vẫn luôn xác định phải thực hiện nhiệm vụ ở xa nhà và cần học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Tuy nhiên cái gì mình có thể bù đắp cho con cái thì mình luôn cố gắng làm một cách tối đa.
Ngoài ra, nếu không có sự ủng hộ của ông xã thì tôi cũng không thể thực hiện được những ước mơ, hoài bão của bản thân cũng như nhiệm vụ cấp trên giao phó. Thật sự rất cảm ơn anh – một người rất chia sẻ, thấu hiểu… Tôi biết chồng mình rất vất vả vì ngoài thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại đơn vị anh còn phải đảm nhiệm việc chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái. Nếu không có sự ủng hộ và hi sinh rất nhiều của anh thì tôi sẽ không có cơ hội thực hiện ước mơ, đam mê và nhiệm vụ của mình.
- Xin cảm ơn Trung tá Nguyễn Thị Minh Phương và chúc chị chân cứng đá mềm, luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ trên hành trình sắp tới!
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-22
 
Trung ta Nguyen Thi Minh Phuong: “Miss Viet Nam” noi vung chien su-Hinh-23
 
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Nữ Thiếu tá tham gia gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc

Nguồn: Truyền hình nhân dân 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.