Nữ quan "thử hôn" với Hoàng đế: Mang thai bị xử tử

Nữ quan chịu trách nhiệm thực hiện "thử hôn" với Hoàng đế, lành thì ít mà dữ thì nhiều.

Nữ quan "thử hôn" với Hoàng đế: Mang thai bị xử tử

Xem các bộ phim cổ trang Trung Quốc, hẳn rằng bạn không còn xa lạ với cảnh tượng triều đình tổ chức đại hôn của Hoàng đế hoặc đơn giản hơn là cảnh Hoàng đế nạp phi.

Tuy nói sở hữu ba nghìn giai lệ trong hậu cung, nhưng thân là người đứng đầu một nước, Hoàng đế thời bấy giờ phải tiếp nhận rất nhiều khóa học trưởng thành, học tập những kiến thức cơ bản nhất trong thế giới người lớn để có thể khi kết hôn, động phòng với phi tần của mình cũng không bị bỡ ngỡ, làm mất uy phong của bậc Thiên tử chí tôn, làm ảnh hưởng đến danh tiếng của hoàng thất.

Nu quan

Ít ai biết rằng, trong cung đình phong kiến ở Trung Quốc cũng có chế độ "thử hôn", thường được áp dụng đối với Hoàng đế nhỏ tuổi, hoặc giai đoạn Thái tử chuẩn bị tiếp nhận ngai vàng.

Thời bấy giờ có một tập tục gọi là Quán lễ, nôm na chính là Lễ trưởng thành. Ở Trung Quốc xưa, nam đủ 20 tuổi được cử hành Quán lễ để đánh dấu sự trưởng thành. Nhưng đối với Hoàng đế có thể sớm hơn một chút, đôi khi là tuổi 15, bởi lẽ Hoàng đế mặc dù trẻ tuổi nhưng phải đảm đương quán xuyến cả thiên hạ, nếu không công nhận sự trưởng thành thì không thể được xem là một Thiên tử thật sự.

Sau Quán lễ, cũng xem như đã là người trưởng thành, Thái tử hoặc tiểu Hoàng đế bắt đầu tuyển chọn Thái tử phi để bàn chuyện kết hôn. Để chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân sau này, triều đình sẽ sắp xếp cho Thái tử hoặc tiểu Hoàng đế một vị nữ quan, cao hơn một bậc so với cung nữ, tiến hành thực hiện "thử hôn" với Thái tử gia.

Nu quan

Trước khi đến Đông cung thực hiện "thử hôn" với Thái tử, mặc dù các nữ quan đã được đào tạo bài bản, nhưng họ vẫn là trinh nữ. Đối mặt với Thái tử hoặc tiểu Hoàng đế non nớt, các nàng phải tỏ ra thật lão luyện, chuyên nghiệp, vì phải hướng dẫn chủ tử hoàn thành một quá trình quan trọng chính thức bước vào đời.

Đương nhiên, nếu nữ quan giúp Thái tử và tiểu Hoàng đế có trải nghiệm tốt trong quá trình "thử hôn", thì họ cũng nhận được không ít vận may, được ban thưởng hậu hĩnh, thậm chí còn được đề bạt lên chức vị cao hơn trong trong cung đình.

Song nếu không may có thai với Thái tử hoặc tiểu Hoàng đế, các nữ quan này chưa chắc nhận kết cục tốt, chưa kịp có thân phận bước vào hậu cung thì đã bị ban tội chết. Bởi lẽ chủ tử nạp phi không hề đơn giản, đa phần đều có liên quan đến chính trị. Vậy thì thử hỏi một nữ quan thấp kém thì sao có thể "một bước lên mây" dễ dàng như vậy?

Nu quan

Nếu không may mang đến trải nghiệm xấu, để lại cái bóng tâm lý suốt đời cho Thái tử thì nữ quan này, nhẹ thì bị giáng cấp xuống thành cung nữ phục vụ ở các cung điện thấp bé nhất, nặng thì xử tử.

Có thể nhiều người nghe đến quy tắc "thử hôn" trong triều đình phong kiến sẽ cảm thấy nó không cần thiết, vì "khi trưởng thành, chuyện gì cần biết ắt sẽ biết, động phòng hay kết hôn là bản năng của mỗi người". Tuy nhiên, cuộc sống trong hoàng thất không đơn giản như dân gian đời thường. Đặc biệt là các hoàng tử và Thái tử, họ mang trong mình trách nhiệm lớn hơn. Thái tử là người kế vị ngôi vàng, trước đó đã phải học tập rất nhiều, không chỉ kiến thức mà còn có hàng loạt nguyên tắc cung đình khác.

Do đó, "thử hôn", nói đơn giản, chính là một khóa học trưởng thành. Một là để đào tạo sự chỉn chu cho quân vương tương lai, hai là giữ vững thể diện, uy nghiêm của hoàng thất, cái gì cũng phải đi theo nguyên tắc, lề lối.

Chiêu tuyển phò mã cực dị của cách cách nhà Thanh

Để làm phò mã, đặc biệt là phò mã nhà Thanh, các thanh niên tài tuấn phải vứt bỏ tự trọng, dẫm lên tự tôn của mình, sống cuộc sống nhìn mặt người khác, rất khổ sở.

Chiêu tuyển phò mã cực dị của cách cách nhà Thanh

Được tuyển là phò mã của công chúa đôi khi lại không phải là điều may mắn, hạnh phúc. 

Là triều đại phong kiến cuối cùng của xã hội phong kiến ở Trung Quốc, nhà Thanh đã trở thành triều đại gây tranh cãi nhất đối với hậu thế. 

Vì sao phò mã nhà Thanh phải “làm thử” với cung nữ của... công chúa?

Dưới thời nhà Thanh, để trở thành phò mã các ứng viên phải vượt qua thử thách quái gở là “qua đêm” với một người không phải công chúa.

Vì sao phò mã nhà Thanh phải “làm thử” với cung nữ của... công chúa?

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cũng xuất hiện rất nhiều qua các bộ phim cổ trang. Sau khi xem phim không ít bạn trẻ mơ mộng được "xuyên không" trở về thời cổ đại nhập vai thành hoàng tử, công chúa, phi tần, phò mã,… để hưởng vinh hoa phú quý. Tuy nhiên theo sử sách, để chính thức trở thành phò mã là điều không hề dễ dàng.

Hoàng đế muốn kén rể, lẽ dĩ nhiên không thể làm qua loa. Thông thường, các ứng viên đều do Hoàng hậu, Hoàng thượng đích thân lựa chọn. Các tiêu chí được quan tâm là xuất thân, ngoại hình, học vấn, tài năng và cuối cùng là tuổi tác.

Phò mã nhà Thanh phải "làm chuyện ấy trước" với cung nữ, vì sao?

Để trở thành phò mã, các ứng viên phải vượt qua thử thách quái gở là "qua đêm" với một người không phải Công chúa.

Phò mã nhà Thanh phải "làm chuyện ấy trước" với cung nữ, vì sao?

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cũng xuất hiện rất nhiều qua các bộ phim cổ trang. Sau khi xem phim không ít bạn trẻ mơ mộng được "xuyên không" trở về thời cổ đại nhập vai thành hoàng tử, công chúa, phi tần, phò mã,… để hưởng vinh hoa phú quý. Tuy nhiên theo sử sách, để chính thức trở thành phò mã là điều không hề dễ dàng.

Hoàng đế muốn kén rể, lẽ dĩ nhiên không thể làm qua loa. Thông thường, các ứng viên đều do Hoàng hậu, Hoàng thượng đích thân lựa chọn. Các tiêu chí được quan tâm là xuất thân, ngoại hình, học vấn, tài năng và cuối cùng là tuổi tác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới