Tác dụng của nụ hoa hồng là gì?
Trong Đông y, để trị bệnh, các thầy thuốc thường sử dụng nụ hoa hồng khô hoặc tươi, thường là loại khô. Họ sẽ hái những nụ hoa vào lúc sáng sớm, lúc còn đọng sương mai để điều chế thuốc. Khi hái về, bỏ phần đài và cuống, chỉ phơi trong bóng râm, tránh phơi nắng vì sẽ làm tan hương vị của hoa, sau khi phơi khô sẽ cất vào lọ kín để sử dụng.
Theo Y học Cổ truyền, nụ hoa hồng có vị ngọt, thơm, không độc, rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ. Nụ hoa hồng sấy khô chứa rất nhiều khoáng chất có lợi vì thế chúng có rất nhiều công dụng tuyệt vời như: Canxi trong nụ hồng giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, trao đổi chất tốt hơn. Kali trong nụ hồng giúp hoạt động của tim mạch tốt hơn.
Nụ hoa hồng có thể chống các bệnh ngoài da, hạn chế viêm, mưng mủ các vết thương. Giúp kích thích, cân bằng hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hoạt động của các tuyến nội tiết. Nụ hồng còn có khả năng phục hồi số men thiếu hụt trong ruột và dạ dày, chống viêm loét dạ dày. Giúp làm giảm đau bụng kinh cho phụ nữ khi tới kỳ.
Uống trà nụ hoa hồng có tốt không?
Uống nước nụ hoa hồng có tác dụng gì? Ngày nay, khi y học ngày càng phát triển thì trà nụ hoa hồng được biết đến như một loại trà “thần dược” có rất nhiều công dụng cho chúng ta, đặc biệt là phái nữ. Trà hoa hồng được làm từ cánh và nụ hoa hồng.
Trà hoa hồng có thể pha từ nụ hoa hồng tươi hay sấy khô đều được. Theo một nghiên cứu cho thấy, trong nụ hoa và cánh hoa đều chứa vitamin C, carotene, vitamin B, K và vô số khoáng chất có ích cho sức khỏe.
Tác dụng đầu tiên của trà nụ hoa hồng phải kể đến là tăng cường tuần hoàn máu, chống oxy hóa bảo vệ cơ tim hiệu quả. Nhiều bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên sử dụng trà hoa hồng để tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, tương tự như hoa đậu biếc, nó còn có tác dụng ổn định huyết áp, giúp giảm căng thẳng, giảm các chứng mất ngủ và đau đầu ngăn ngừa bệnh ung thư, giúp giảm cân hiệu quả.
Cách làm bánh từ nụ hoa hồng cực tốt cho sức khỏe
Nguyên liệu
- Nụ hoa hồng
- Bột năng
- Đường
- Kỷ tử
Cách làm:
- Nụ hoa hồng khô bạn tách bỏ phần đài hoa chỉ giữ lại cánh sau đó bỏ vào máy rồi xay cho thật nhuyễn mịn.
- Đổ phần cánh hoa hồng đã xay mịn ra bát, thêm vào đây 1 phần bột năng vừa đủ rồi trộn thật đều lên.
- Thêm nước vào nồi rồi cho đường và khuấy đều. Tới khi nước sôi, đường tan thì bạn tắt bếp. Từ từ đổ nước đường vừa đun vào bát bột năng ở bước 2. Lưu ý, nên đổ nước thành nhiều lần như thế bột sẽ không bị nhão hoặc quá khô.
- Dùng tay nhào bột đều cho tới khi tạo thành khối dẻo, mịn, không dính tay là được.
- Chia bột vừa nhào thành từng viên nhỏ rồi vo tròn lại. Viên bột càng nhỏ thì chín càng nhanh, khi ăn cùng sẽ ngon hơn. Để tránh bột dính, bạn hãy phủ 1 lớp bột khô lên bề mặt bột rồi mới tiến hành nặn.
- Lần lượt nặn bánh cho tới khi hết nguyên liệu. Bạn cũng có thể làm nhiều rồi cho vào túi zip, bọc kín lại và trữ trong ngăn đông của tủ lạnh, khi cần lấy ra nấu được ngay.
- Đun nước sôi sau đó thả viên bột năng đã nặn vào. Khuấy đều để viên bột không bị dính vào nhau. Quan sát thấy viên bột nổi lên trên bề mặt thì bạn đun khoảng 10 phút nữa là có thể tắt bếp.
- Vớt bánh ra bát nước lạnh. Lúc này, bạn sẽ thấy bột năng trong suốt như pha lê, xen kẽ là màu của hoa hồng rất bắt mắt.
- Món bánh này sẽ ăn giống với bánh trôi nước nên bạn cần đun nước đường. Chỉ cần thêm nước lọc, đường vừa đủ vào nồi, đun sôi thì cho viên bột đã nấu chín trước đó vào. Khi nồi nước sôi trở lại bạn cho chút kỷ tử, cánh hoa hồng lên trên để trang trí rồi tắt bếp.
Những viên bánh hoa hồng nhỏ nhắn vô cùng đẹp mắt. Khi ăn bạn cảm nhận rõ được vị dai dẻo của bột năng, thơm của hoa hồng, ngọt từ đường và kỷ tử. Phần nước đường có vị ngọt vừa phải ăn rất hợp.
Bạn có thể ăn nóng hoặc dùng bánh này làm “topping” cho món chè, trà sữa cũng đều rất hợp. Những ngày hè nóng có bát bánh hoa hồng ăn thơm ngon lại bổ cho cơ thể thì còn gì bằng.