Nữ điệp viên Mỹ nào khiến Hitler "tức điên", đích thân kết án tử?

Nữ điệp viên Mỹ nào khiến Hitler "tức điên", đích thân kết án tử?

Khi Thế chiến 2 nổ ra, nữ giảng viên người Mỹ Mildred Fish Harnack làm điệp viên trong cuộc chiến chống phát xít Đức. Bà bị Hitler đích thân kết án tử.

Sinh năm 1902 tại bang Wisconsin, Mỹ, Mildred Fish Harnack lớn lên trong một gia đình người Đức nhập cư. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà trở thành  giảng viên môn văn học Đức của Đại học Wisconsin-Madison.
Sinh năm 1902 tại bang Wisconsin, Mỹ, Mildred Fish Harnack lớn lên trong một gia đình người Đức nhập cư. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà trở thành giảng viên môn văn học Đức của Đại học Wisconsin-Madison.
Chính tại ngôi trường này, bà Mildred gặp gỡ và kết hôn với nhà kinh tế học người Đức Arvid Harnack. Đến năm 1929, vợ chồng bà chuyển đến Đức sinh sống. Arvid - chồng của bà Mildred có xuất thân danh giá với nhiều thành viên trong gia đình là giáo viên, luật sư... Vì vậy, vào đầu những năm 1930, ông bắt đầu kết giao với những người thuộc tầng lớp tinh hoa, uyên bác ở Berlin.
Chính tại ngôi trường này, bà Mildred gặp gỡ và kết hôn với nhà kinh tế học người Đức Arvid Harnack. Đến năm 1929, vợ chồng bà chuyển đến Đức sinh sống. Arvid - chồng của bà Mildred có xuất thân danh giá với nhiều thành viên trong gia đình là giáo viên, luật sư... Vì vậy, vào đầu những năm 1930, ông bắt đầu kết giao với những người thuộc tầng lớp tinh hoa, uyên bác ở Berlin.
Đặc biệt, ông Arvid hứng thú với mô hình kinh tế của Liên Xô và có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản. Vậy nên, ông cùng với vợ và khoảng 50 giáo viên, nhà kinh tế học thành lập một nhóm nghiên cứu về mô hình kinh tế của Liên Xô.
Đặc biệt, ông Arvid hứng thú với mô hình kinh tế của Liên Xô và có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản. Vậy nên, ông cùng với vợ và khoảng 50 giáo viên, nhà kinh tế học thành lập một nhóm nghiên cứu về mô hình kinh tế của Liên Xô.
Thế nhưng, ngay sau khi Hitler giữ chức Thủ tướng Đức năm 1933, nhóm của vợ chồng bà Mildred tan rã, mỗi người một ngã do bị chính quyền phát xít đàn áp, truy quét. Sau đó, ông Arvid xin vào làm trong Bộ Kinh tế Đức trong khi vợ Mildred làm dịch giả kiêm trợ giảng môn ngôn ngữ Anh và văn học Anh - Mỹ.
Thế nhưng, ngay sau khi Hitler giữ chức Thủ tướng Đức năm 1933, nhóm của vợ chồng bà Mildred tan rã, mỗi người một ngã do bị chính quyền phát xít đàn áp, truy quét. Sau đó, ông Arvid xin vào làm trong Bộ Kinh tế Đức trong khi vợ Mildred làm dịch giả kiêm trợ giảng môn ngôn ngữ Anh và văn học Anh - Mỹ.
Vợ chồng bà Mildred tiếp xúc với nhiều người có chung tư tưởng về việc chống lại sự độc đoán của phát xít Đức và lật đổ sự thống trị của Hitler. Trong số những người mà họ tiếp xúc có vợ chồng Harro Schulze-Boysen - sĩ quan thuộc lực lượng không quân Đức (Luftwaffe).
Vợ chồng bà Mildred tiếp xúc với nhiều người có chung tư tưởng về việc chống lại sự độc đoán của phát xít Đức và lật đổ sự thống trị của Hitler. Trong số những người mà họ tiếp xúc có vợ chồng Harro Schulze-Boysen - sĩ quan thuộc lực lượng không quân Đức (Luftwaffe).
Đến cuối những năm 1930, Harro liên lạc với tình báo Liên Xô và đề nghị cung cấp thông tin về Hitler và phát xít Đức cho họ. Phía Liên Xô đồng ý và nhóm gián điệp Dàn Hợp xướng Đỏ ra đời. Vợ chồng giảng viên Mildred cũng là các điệp viên trong Dàn Hợp xướng Đỏ. Họ cùng các thành viên trong tổ chức thu thập được nhiều tin tức tình báo giá trị gửi cho Liên Xô.
Đến cuối những năm 1930, Harro liên lạc với tình báo Liên Xô và đề nghị cung cấp thông tin về Hitler và phát xít Đức cho họ. Phía Liên Xô đồng ý và nhóm gián điệp Dàn Hợp xướng Đỏ ra đời. Vợ chồng giảng viên Mildred cũng là các điệp viên trong Dàn Hợp xướng Đỏ. Họ cùng các thành viên trong tổ chức thu thập được nhiều tin tức tình báo giá trị gửi cho Liên Xô.
Bà Mildred quen biết nhiều người ở lĩnh vực xã hội, giáo dục và văn học nên tiếp cận được nhiều tin tức quan trọng của phát xít Đức. Nhờ những thông tin mà bà cùng các đồng nghiệp thuộc Dàn Hợp xướng Đỏ cung cấp, Liên Xô sử dụng hiệu quả tin tình báo khiến phát xít Đức thiệt hại lớn.
Bà Mildred quen biết nhiều người ở lĩnh vực xã hội, giáo dục và văn học nên tiếp cận được nhiều tin tức quan trọng của phát xít Đức. Nhờ những thông tin mà bà cùng các đồng nghiệp thuộc Dàn Hợp xướng Đỏ cung cấp, Liên Xô sử dụng hiệu quả tin tình báo khiến phát xít Đức thiệt hại lớn.
Tuy nhiên, đến tháng 7/1942, Gestapo giải mã thành công mật mã của Dàn Hợp xướng Đỏ. Từ đây, các thành viên trong tổ chức bị phát xít Đức truy bắt.
Tuy nhiên, đến tháng 7/1942, Gestapo giải mã thành công mật mã của Dàn Hợp xướng Đỏ. Từ đây, các thành viên trong tổ chức bị phát xít Đức truy bắt.
Vợ chồng Schulze-Boysen bị Đức quốc xã bắt giữ vào cuối tháng 8/1942. Một tuần sau vụ việc này, vợ chồng bà Mildred Harnack cũng rơi vào tay kẻ địch. Nhiều thành viên khác thuộc Dàn Hợp xướng Đỏ cũng bị bắt và chịu số phận bi kịch.
Vợ chồng Schulze-Boysen bị Đức quốc xã bắt giữ vào cuối tháng 8/1942. Một tuần sau vụ việc này, vợ chồng bà Mildred Harnack cũng rơi vào tay kẻ địch. Nhiều thành viên khác thuộc Dàn Hợp xướng Đỏ cũng bị bắt và chịu số phận bi kịch.
Ban đầu, bà Mildred bị kết án 6 năm tù do được cho là ít quan trọng trong mạng lưới gián điệp của Liên Xô. Thế nhưng, về sau, Hitler đã can thiệp vào quá trình xét xử và đích thân ra lệnh tử hình bà. Theo đó, bà Mildred và chồng bị Đức quốc xã tử hình năm 1943. Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, vợ chồng bà được Liên Xô và các nước đồng minh tôn vinh là những người hùng.
Ban đầu, bà Mildred bị kết án 6 năm tù do được cho là ít quan trọng trong mạng lưới gián điệp của Liên Xô. Thế nhưng, về sau, Hitler đã can thiệp vào quá trình xét xử và đích thân ra lệnh tử hình bà. Theo đó, bà Mildred và chồng bị Đức quốc xã tử hình năm 1943. Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, vợ chồng bà được Liên Xô và các nước đồng minh tôn vinh là những người hùng.
Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT