Nữ diễn viên Ấn Độ hứng “gạch đá” vì tung tin giả chết

Thông tin về sự ra đi của Pandey là... giả và nằm trong kế hoạch truyền thông đã được Pandey thống nhất cùng các cộng sự. Động thái của Pandey và ê-kíp gây tranh cãi dữ dội đối với truyền thông và công chúng Ấn Độ.

Mục đích của Poonam Pandey khi tung ra thông tin giả về cái chết của mình là để nâng cao nhận thức của công chúng về căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Ngày 2/2, đại diện của nữ diễn viên kiêm người mẫu Poonam Pandey lên tiếng xác nhận với giới truyền thông Ấn Độ về việc cô đã qua đời vì ung thư Hữu Hậu cổ tử cung. Sau 2 ngày khiến công chúng hoang mang về sự ra đi đột ngột của người đẹp 32 tuổi, đại diện của Pandey lại lên tiếng đính chính rằng cô... vẫn còn sống.

Nu dien vien An Do hung “gach da” vi tung tin gia chet

Thông tin về sự ra đi đột ngột của nữ diễn viên Poonam Pandey khiến công chúng Ấn Độ bàng hoàng (Ảnh: Daily Mail).

Thông tin về sự ra đi của Pandey là... giả và nằm trong kế hoạch truyền thông đã được Pandey thống nhất cùng các cộng sự. Động thái của Pandey và ê-kíp gây tranh cãi dữ dội đối với truyền thông và công chúng Ấn Độ. Pandey đối mặt với làn sóng chỉ trích của công chúng vì lấy chuyện sống chết ra để "đùa cợt".

Dù vậy, Pandey khẳng định cô cảm thấy tự hào về kế hoạch truyền thông của mình. Cô nói: "Vâng, tôi đã giả chết. Thật khó chấp nhận, tôi biết. Nhưng các bạn có thấy bỗng nhiên các bạn nói nhiều hơn về căn bệnh ung thư cổ tử cung không? Tôi tự hào rằng thông tin về cái chết của tôi có thể đưa lại những tác động tích cực trong việc truyền thông về căn bệnh này".

Sau động thái gây tranh cãi, Pandey bắt đầu chia sẻ trên mạng xã hội đường link dẫn tới website do cô bảo trợ. Nội dung của website này là những thông tin về căn bệnh ung thư cổ tử cung và các biện pháp phòng tránh.

Mới đây, Pandey đã bị nam diễn viên người Ấn Độ Faizan Ansari kiện ra tòa vì tung tin giả với mục đích tư lợi cá nhân. Ansari cho rằng hành động của Pandey đã gây ảnh hưởng tới niềm tin của hàng triệu công chúng Ấn Độ và làm ảnh hưởng tới hình ảnh của giới showbiz Ấn Độ.

Đơn kiện của Ansari đề nghị nhà chức trách bắt giữ Pandey, đưa Pandey ra xét xử vì những hệ lụy mà nữ diễn viên kiêm người mẫu đã gây ra cho cộng đồng và cho nền công nghiệp giải trí Ấn Độ.

Nu dien vien An Do hung “gach da” vi tung tin gia chet-Hinh-2

Pandey khẳng định cô cảm thấy tự hào về kế hoạch truyền thông của mình (Ảnh: Daily Mail).

Trong đơn kiện, Ansari cho rằng Pandey cần phải chịu hình phạt có tính chất răn đe, cảnh tỉnh, để những ngôi sao khác không dễ dàng tung ra tin giả gây chấn động dư luận, rồi lồng ghép mục đích tốt đẹp vào để bào chữa cho bản thân, từ đó, nhanh chóng thoát ra khỏi vấn đề mà họ gây ra.

Ansari đưa ra mức đề xuất tiền phạt lên tới 12 triệu USD vì những hệ lụy khó lường từ hành động gây phẫn nộ trong dư luận của Pandey.

Đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của Pandey chia sẻ về sự ra đi của cô đã bị ẩn hoặc đã bị xóa. Trước đó, bình luận nhận được ủng hộ nhiều nhất của cộng đồng mạng xuất hiện bên dưới đăng tải gây tranh cãi của Pandey đã đạt hơn 33.000 lượt "thích".

Bình luận này có nội dung như sau: "Tôi vui vì cô ấy còn sống nhưng cô ấy cần phải bị bắt giữ vì toàn bộ những hoang mang, chấn động gây ra từ một chiêu trò giật gân gây sốc như thế này".

Trước đó, khi thông tin Ansari đã qua đời được ê-kíp của cô tung ra, công chúng Ấn Độ đã rất bàng hoàng bởi mọi chuyện xảy ra quá đột ngột. Nhiều người còn nghi vấn rằng sự ra đi này có yếu tố bất thường và đề nghị cảnh sát vào cuộc điều tra.

Nu dien vien An Do hung “gach da” vi tung tin gia chet-Hinh-3

Pandey đã bị nam diễn viên người Ấn Độ Faizan Ansari kiện ra tòa vì tung tin giả (Ảnh: Daily Mail).

Trong giới người mẫu tại Ấn Độ, Pandey bắt đầu được biết tới từ năm 2011, khi cô tham gia một cuộc thi tìm kiếm người mẫu triển vọng và lọt vào tới vòng chung kết. Ngay sau khi bước ra khỏi cuộc thi, Pandey trở thành người mẫu trẻ sáng giá.

Ngay trong bước khởi đầu sự nghiệp, Pandey đã gây tranh cãi khi cô từng tuyên bố sẽ khỏa thân nếu đội bóng gậy của Ấn Độ giành chiến thắng tại một giải đấu hồi năm 2011. Lời hứa của Pandey khi ấy gây nhiều tranh cãi trong dư luận Ấn Độ.

Sau khi đội bóng giành chiến thắng, Pandey đã đăng tải lên tài khoản mạng xã hội cá nhân một clip thoát y quay tại một sân vận động ở Mumbai khi đêm xuống.

Trong sự nghiệp người mẫu, Pandey không ngần ngại nhận lời chụp các bộ ảnh khỏa thân. Điều này khiến sức hấp dẫn của Pandey gia tăng, nhưng đồng thời cũng khiến cô là một nhân vật gây tranh cãi trong dư luận Ấn Độ.

Năm 2013, Pandey bắt đầu khởi nghiệp diễn xuất bên cạnh sự nghiệp người mẫu. Năm 2020, Pandey kết hôn với bạn trai Sam Bombay, nhưng cuộc hôn nhân này cũng liên tục bị vướng phải tin đồn rạn nứt.

Người mẫu Ấn Độ bị chỉ trích vì tự hào gây sốc khi giả chết

Cô gái 29 tuổi qua đời do ung thư vì sai lầm khi giặt đồ lót

Giặt đồ lót tưởng chừng là một việc hết sức đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu làm sai cách.

Cô gái 29 tuổi qua đời do ung thư vì sai lầm khi giặt đồ lót

Chị em phụ nữ thường chú tâm đến vệ sinh vùng kín hằng ngày nhưng lại dễ bất cẩn trong chọn và giặt đồ lót. Một cô gái họ Lâm (Trung Quốc) đã qua đời ở tuổi 29 sau gần nửa năm phát hiện ung thư cổ tử cung. Được biết, bệnh xuất phát từ thói quen xấu khi giặt đồ lót mà rất nhiều chị em, nhất là những người bận rộn thường mắc phải.

Cô Lâm vốn sinh ra trong gia đình khó khăn ở một bản nghèo thuộc một tỉnh miền núi của Trung Quốc. Từ nhỏ đã chịu cảnh thiếu ăn thiếu mặc nên rèn luyện được đức tính chịu khó, cần kiệm và tự lập. Sớm nhận ra học hành là con đường thoát nghèo tốt nhất nên cô rất chăm chỉ, cố gắng học đến quên ăn quên ngủ.

Mỗi tháng 2 'kỳ đèn đỏ', có bình thường không?

Nếu phụ nữ có kinh nguyệt nhiều hơn một lần mỗi tháng, nguyên nhân là do căng thẳng dồn nén hoặc thay đổi nội tiết tố.

Mỗi tháng 2 'kỳ đèn đỏ', có bình thường không?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường chỉ đến một lần trong tháng. Nhưng đột nhiên lại có máu kinh giống như kinh nguyệt lần thứ hai khiến chúng ta hoang mang. Dưới đây là lời giải đáp từ bác sĩ:

Nhận tin sốc mắc ung thư, không thể mang thai khi mới 28 tuổi

Đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vì thấy ra máu âm đạo bất thường, chị T.A (28 tuổi, Hà Nội) bất ngờ khi bác sĩ thông báo bản thân mắc ung thư cổ tử cung.

Nhận tin sốc mắc ung thư, không thể mang thai khi mới 28 tuổi

Bác sĩ Nguyễn Công Định cho biết chị A. bị sùi loét ở cổ tử cung. Kết quả xét nghiệm, sinh thiết xác định bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 2B. Sau khi phẫu thuật, chị quay lại cuộc sống bình thường, tuy nhiên không còn khả năng mang thai.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý khiến 2.400 phụ nữ Việt tử vong mỗi năm. Theo số liệu từ Globocan, năm 2020 có thêm 4.200 phụ nữ nước ta mắc bệnh này. Ra máu và tiết dịch âm đạo bất thường (như trường hợp chị A.), đau và chảy máu khi quan hệ tình dục được coi là các dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung.

Nhan tin soc mac ung thu, khong the mang thai khi moi 28 tuoi
10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Nguồn: Bệnh viện K

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, ngoài yếu tố chủ yếu là nhiễm HPV, các yếu tố nguy cơ khác như hành vi tình dục (phụ nữ sinh hoạt tình dục sớm, nhiều bạn tình), nhiễm trùng, tác động của tinh dịch, trạng thái suy giảm miễn dịch, hút thuốc lá, dinh dưỡng.

"Thực tế cho thấy có hiện tượng trẻ hóa ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung" - ông Định chia sẻ với VietNamNet. Ngoài ra, các bác sĩ cũng gặp nhiều trường hợp tổn thương tiền ung thư, tổn thương nặng sát với ung thư ở tuổi rất trẻ. Đáng nói, họ vô tình phát hiện ngẫu nhiên qua sàng lọc sức khỏe không liên quan ung thư cổ tử cung.

Mới đây, bác sĩ Định khám cho 2 phụ nữ rất trẻ (khoảng 23-24 tuổi), đi khám vô sinh, hiếm muộn nhưng lại phát hiện nhiễm virus HPV kèm tổn thương cổ tử cung mức độ cao, sát ung thư.

"Nếu không phát hiện sớm những tổn thương này, chỉ 2-3 năm sau sẽ tiến triển thành ung thư" - nam bác sĩ chia sẻ. Theo vị chuyên gia này, quá trình từ khi nhiễm HPV đến ung thư có thể kéo dài khoảng 10 năm, theo các mức độ nhẹ - trung bình - nặng.

Vì vậy, các bác sĩ đều khuyến cáo từ tuổi 21 trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Do đó, sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên từ 35-44 tuổi.

Đây là phương pháp phát hiện tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư. Nhờ vậy, quá trình ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư cổ tử cung đạt thành công lên tới 75 - 90%.

Theo bác sĩ Định, trước đây, bệnh nhân nhiễm HPV hay có tổn thương mức độ nhẹ chỉ theo dõi, đợi virus tự đào thải. Hiện nay, thuốc điều trị HPV đang được các bệnh viên sử dụng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải của virus hoặc nhanh chóng hồi phục nếu sang thương mức độ nhẹ. Hơn nữa, việc xét nghiệm gene còn xác định được loại HPV tự đào thải và phát hiện thêm những chủng HPV tồn tại dai dẳng.

Theo cập nhật mới, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo nên tiêm 2 mũi vắc xin HPV cho trẻ cả nam và nữ từ 11-12 tuổi để phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, trực tràng, âm đạo, hầu họng (ở nữ) và phòng ung thư dương vật, hậu môn, hầu họng (ở nam)…

"Người có quan hệ tình dục, thậm chí kể cả nhiễm HPV vẫn nên tiêm phòng vắc xin này" - bác sĩ Định tư vấn. Nguyên nhân là vắc xin HPV không chỉ phòng một chủng virus mà có những loại phòng tới 4-9 chủng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Định, với người trên 26 tuổi nên cân nhắc lợi ích, ưu - nhược điểm khi tiêm phòng vắc xin HPV.

Đọc nhiều nhất

Tin mới