Bà Tư Hồng, tên thật là Trần Thị Lan sinh năm 1868, là một nữ doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bà được biết đến với biệt danh "Me Tư Hồng" và được xem là một trong những người phụ nữ Việt Nam thành công và có ảnh hưởng nhất thời bấy giờ.
Bà Tư Hồng sinh ra trong 1 gia đình nghèo ở Hà Nam, bà từng phải trải qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Năm 17 tuổi, cha bà nợ nần lý trưởng chưa trả được nên bà đã bị ép gả cho người này. Người đàn ông này đã lớn tuổi và có vợ, không chấp nhận số phận, bà Tư Hồng đã bỏ nhà ra đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sau đó, bà lấy 1 người bán bún xáo trâu, cả 2 sống với nhau 2 năm nhưng không có con rồi đường ai nấy đi.
Sau đó 1 thời gian, bà gặp một người đàn ông tên Hồng người Hoa gốc Việt đưa thuyền về Nam Định thu mua lúa. Ông Hồng đã phải lòng bà ngay từ lần đầu gặp, ông bỏ tiền trả món nợ của cha bà rồi rủ bà trốn ra Hải Phòng. Tuy nhiên, cuối năm 1890, công việc xuất kaaur gạo của ông Hồng thua lỗ nên ông phải trốn về nước, không còn chỗ dựa, bà Tư Hồng đã phải tự lực cánh sinh, mở 1 cửa hiệu buôn bán tạp hóa nhỏ. May mắn, 1 người bạn biết được hoàn cảnh của bà và đã rủ bà lên Hà Nội làm ăn.
Bằng sự nhạy bén của mình, từ số gạch đá cũ phá dỡ thành Hà Nội, bà Tư Hồng mua đất xây hàng loạt ngôi nhà để kinh doanh, bù lại khoản tiền bỏ ra thuê nhân công. Thành công liên tiếp nhiều công trình giúp sản nghiệp của bà đồ sộ hơn bao giờ.
Bên cạnh thành công ở lĩnh vực thầu khoán, bà còn lấn sân sang kinh doanh thực phẩm, cung cấp lúa gạo cho nhà tù, vận chuyển tàu biển và đều đạt được thành công.
Bà Tư Hồng là một biểu tượng của phụ nữ Việt Nam thời kỳ giao thoa giữa hai thế kỷ. Bà đã vượt qua những định kiến xã hội, khẳng định bản thân và gặt hái được thành công vang dội trong lĩnh vực kinh doanh. Bà qua đời vào năm 1921 khi mới 53 tuổi, không chồng, không con, số tài sản của bà được cho là để lại cho em trai và các cháu – con của em trai.