Nữ cửu vạn “cõng việc” ngày đầu năm trong tiết trời lạnh 13 độ C

Nữ cửu vạn “cõng việc” ngày đầu năm trong tiết trời lạnh 13 độ C

Ngày đầu năm mới, những nữ cửu vạn tại chợ Long Biên đang tất bật và gồng mình kéo những chiếc xe hàng nặng từ 4-5 tạ với hy vọng có một cái Tết đủ đầy.

Có mặt tại chợ Long Biên (Hà Nội) rạng sáng ngày 1/1/2022, trong thời tiết giá lạnh 13 độ C, những nữ cửu vạn vẫn đang cật lực bán sức bên những xe hàng với hy vọng "có tiền tiêu Tết".
Có mặt tại chợ Long Biên (Hà Nội) rạng sáng ngày 1/1/2022, trong thời tiết giá lạnh 13 độ C, những nữ cửu vạn vẫn đang cật lực bán sức bên những xe hàng với hy vọng "có tiền tiêu Tết".
Đa phần lao động bốc vác tại khu chợ Long Biên đều là người ngoại tỉnh từ những vùng quê nghèo. Dù quanh năm "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" nhưng vẫn không đủ sống nên mới phải lên Hà Nội mưu sinh.
Đa phần lao động bốc vác tại khu chợ Long Biên đều là người ngoại tỉnh từ những vùng quê nghèo. Dù quanh năm "bán mặt cho đất bán lưng cho trời" nhưng vẫn không đủ sống nên mới phải lên Hà Nội mưu sinh.
Phần lớn những người làm nghề cửu vạn tại đây là phụ nữ, họ đến từ nhiều miền quê nghèo khó, làm việc xuyên đêm ở chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Hà Nội, để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày và lo cho gia đình ở quê.
Phần lớn những người làm nghề cửu vạn tại đây là phụ nữ, họ đến từ nhiều miền quê nghèo khó, làm việc xuyên đêm ở chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Hà Nội, để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày và lo cho gia đình ở quê.
Bà Nguyễn Thị Hoa (43 tuổi, quê Bắc Ninh) làm nghề hơn 10 năm nay tại đây cho biết, việc bốc vác diễn ra từ 8h tối đến 7h sáng, với thu nhập từ 100.000 - 200.000 đồng.   \
Bà Nguyễn Thị Hoa (43 tuổi, quê Bắc Ninh) làm nghề hơn 10 năm nay tại đây cho biết, việc bốc vác diễn ra từ 8h tối đến 7h sáng, với thu nhập từ 100.000 - 200.000 đồng.

\
Bà Hoa tâm sự, những ngày khi mới làm nghề bốc vác, chưa quen việc, hôm nào đi làm về tay chân cũng sưng đỏ, đau nhức, ê ẩm khắp người, tưởng như không thể làm nổi. Đã nhiều lần bà muốn bỏ về quê nhưng nghĩ về gia đình còn khó khăn, chỉ nhờ vào vài ba sào ruộng không đủ ăn, nên hễ ai thuê, bà lại bất chấp đi ngay. "Làm nghề bốc vác cực lắm, với cánh nam giới đã cực, huống gì những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chúng tôi còn cực hơn gấp nhiều lần", bà Hoa nói thêm.
Bà Hoa tâm sự, những ngày khi mới làm nghề bốc vác, chưa quen việc, hôm nào đi làm về tay chân cũng sưng đỏ, đau nhức, ê ẩm khắp người, tưởng như không thể làm nổi. Đã nhiều lần bà muốn bỏ về quê nhưng nghĩ về gia đình còn khó khăn, chỉ nhờ vào vài ba sào ruộng không đủ ăn, nên hễ ai thuê, bà lại bất chấp đi ngay. "Làm nghề bốc vác cực lắm, với cánh nam giới đã cực, huống gì những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chúng tôi còn cực hơn gấp nhiều lần", bà Hoa nói thêm.
Chợ đêm Long Biên có nhiều người không có xe kéo, ai thuê thì bốc xếp, nếu không thì đẩy xe thuê cho người có xe đẩy. Mỗi lượt đẩy xe qua đoạn đường hơn 1 km từ chợ ra bãi hàng sẽ nhận được 10.000 đồng, bốc hàng lên xe sẽ nhận thêm được 10.000 đồng.
Chợ đêm Long Biên có nhiều người không có xe kéo, ai thuê thì bốc xếp, nếu không thì đẩy xe thuê cho người có xe đẩy. Mỗi lượt đẩy xe qua đoạn đường hơn 1 km từ chợ ra bãi hàng sẽ nhận được 10.000 đồng, bốc hàng lên xe sẽ nhận thêm được 10.000 đồng.
Một đêm còng lưng, kiệt sức, người nào khỏe lắm thì được 8 - 10 chuyến, kiếm được 200.000 đồng còn bình thường chỉ 100.000 đồng.
Một đêm còng lưng, kiệt sức, người nào khỏe lắm thì được 8 - 10 chuyến, kiếm được 200.000 đồng còn bình thường chỉ 100.000 đồng.
Có những xe hàng nặng hàng vài tạ do phụ nữ đẩy kéo là chuyện bình thường tại chợ đêm Long Biên.
Có những xe hàng nặng hàng vài tạ do phụ nữ đẩy kéo là chuyện bình thường tại chợ đêm Long Biên.
Dịp cuối năm, nhiều người chỉ mong có nhiều hàng vì một cái Tết no đủ. “Năm nay ảnh hưởng của dịch Covid-19, những người cửu vạn như chúng tôi cũng ít việc hơn, chỉ mong những ngày cuối năm lượng công việc ổn định để có tiền trang trải cuộc sống và có tiền tiêu Tết”, một người cửu vạn tại đây chia sẻ.
Dịp cuối năm, nhiều người chỉ mong có nhiều hàng vì một cái Tết no đủ. “Năm nay ảnh hưởng của dịch Covid-19, những người cửu vạn như chúng tôi cũng ít việc hơn, chỉ mong những ngày cuối năm lượng công việc ổn định để có tiền trang trải cuộc sống và có tiền tiêu Tết”, một người cửu vạn tại đây chia sẻ.

GALLERY MỚI NHẤT