NSƯT Quốc Anh: “Đừng bao giờ nhắc lại về Bà Tưng”

(Kiến Thức) - "Để chèo ngấm dần vào giới trẻ thì việc tuyên truyền cũng cần xác định đúng hướng. Bây giờ những cái tốt thì chỉ nói một lần rồi chả bao giờ nhắc lại, những cái xấu thì cứ thông tin rầm rộ, ví dụ như chuyện Bà Tưng". 

NSƯT Quốc Anh: “Đừng bao giờ nhắc lại về Bà Tưng”
Sắm đủ các loại vai, từ vai thư sinh, vai hề, vai đểu cáng, háu gái đến những vai thể hiện nhân cách lớn như Nguyễn Trãi. Vai nào anh cũng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Điều gì khiến anh biến hóa được như vậy?
Để biến hóa được trong nhiều vai diễn, trước hết người nghệ sĩ phải giàu sức tưởng tượng, cộng với đó là những trải nghiệm ở trường đời. Vốn sống càng nhiều, cuộc sống càng xù xì, góc cạnh thì càng có nhiều những phút thăng hoa trong vai diễn. Thực tế, trong lĩnh vực nghệ thuật, có những bậc đại thụ sáng tác được những tác phẩm để đời, giàu tính nhân văn, lại chính là khi họ rơi vào tình thế bấp bênh, chống chếnh nhất.
Nghệ sĩ chèo Quốc Anh thăng hoa trong vai diễn
 Nghệ sĩ chèo Quốc Anh thăng hoa trong vai diễn
Sức tưởng tượng đó giúp gì cho vai diễn của anh?
Tôi là người lười tập trên sàn nhất. Thế nhưng mỗi lần nhận một kịch bản tôi luôn nghĩ về nó, thậm chí có thể thức trắng cả đêm để ngồi trăn trở, suy nghĩ về nhân vật. Tôi cứ mường tượng, nhân vật này phải có thần thái thế này, hay nhân vật kia phải có động tác, lối diễn thế kia. Với tôi, tập nhiều trên sàn chưa hẳn đã tốt mà chủ yếu là tập trong đầu. Nghề diễn là vậy, nó không giống người công nhân đi vặn con ốc vít, người nghệ sĩ càng có trí tưởng tượng phong phú bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
Trong cuộc đời nghệ sĩ, anh thấy thích thú với loại vai diễn nào hơn, vai hài, phản diện hay chính diện?
Với tôi dạng vai nào tôi cũng thích miễn là vai ấy tôi cảm thấy hợp với trí tưởng tượng của tôi và tôi có thể đẩy vai diễn ấy lên. Điều đó tôi cảm được ngay từ khi đọc kịch bản. Tôi cũng là người kén chọn, đọc kịch bản thấy vai diễn không hợp là tôi từ chối luôn.
Nhiều người xem tôi diễn hài, cứ nghĩ rằng tôi không diễn được dạng vai khác, nhưng lần đóng vai Nguyễn Trãi trong Oan khuất một thời, có người xem xong lại khuyên tôi đừng đóng hài nữa. (Cười)
"Những giai điệu ngâm nga của chèo thì không bao giờ chết được, thậm chí cả nghìn năm sau" - NSƯT Quốc Anh.
 "Những giai điệu ngâm nga của chèo thì không bao giờ chết được, thậm chí cả nghìn năm sau" - NSƯT Quốc Anh.
Với nghệ thuật chèo, so với chèo cổ dường như chèo hiện nay ngày càng ít những vở hay và phù hợp với nhịp sống hiện đại, là Phó Giám đốc Nhà hát chèo Hà Nội anh nghĩ sao? Theo anh nên cách tân hay bảo tồn chèo cổ?
Chèo cổ có cái hay của chèo cổ và chèo hiện đại cũng có cái hay riêng. Kể cả muốn đổi mới yếu tố nào đó cho hợp với thị hiếu khán giả thì vẫn phải giữ lại cái gốc của chèo. Điều quan trọng hơn là làm cách nào để khán giả cảm nhận được cái hay đó. Nếu họ không cảm nhận được cái hay của chèo thì mình là người thua.
Cuộc sống hiện nay với các phương tiện thông tin hiện đại, tất cả mọi luồng thông tin ồ ạt tấn công, không thiếu một thứ gì. Đặc biệt là khán giả trẻ, những người luôn đi theo trào lưu. Ví như điệu nhảy Gangnam style vốn chả có gì hay ho nhưng lại hot, tuy nhiên điều đó chỉ là nhất thời, lúc thích là thế nhưng chỉ được một thời gian ngắn họ lại chán ngay. Nhiều bài hát nhạc trẻ bây giờ cũng vậy, thời gian đầu hát ra rả nhưng được mấy năm thì chả ai còn nhớ. Chèo thì khác, những giai điệu ngâm nga của chèo thì không bao giờ chết được, thậm chí cả nghìn năm sau.
Đương nhiên chèo sẽ kén khán giả. Đa số những người đến với chèo là những người đã trải qua trường đời, có nhiều trải nghiệm. Đến một giai đoạn nào đó người ta sẽ đi tìm cái bản ngã của mình, muốn quay về cái gốc, lúc đó họ mới tìm đến các môn nghệ thuật dân tộc, mới ngấm và cảm nhận được hết cái hay của chúng. Nhiều người thành đạt trong xã hội, khi tuổi xế chiều mới gật gù nhận ra, điệu chèo hay thế mà mình không biết thưởng thức cứ đi tìm ở đâu.
Theo anh, nên làm gì để chèo cũng như các môn nghệ thuật dân tộc ngấm dần vào giới trẻ?
Muốn làm được điều đó những người làm quản lý phải hướng được thị hiếu khán giả, làm sao cho các môn nghệ thuật dân tộc này tiếp cận được với số đông, chứ nhiều nghệ sĩ chèo, tuồng hiện nay thậm chí không được ai nhắc đến.
Ngay như việc tuyên truyền cũng cần xác định đúng hướng, những cái xấu thì cứ thông tin rầm rộ, trong khi những cái tốt thì chỉ nói một lần rồi chả bao giờ nhắc lại. Ví dụ như trường hợp của Bà Tưng hay các vụ giết người … chỉ nên đưa tin một lần, sau đó phải loại ngay, đừng bao giờ nhắc lại nữa.
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Minh Vượng: Biến nhược điểm béo phì thành ưu điểm

Minh Vượng: Biến nhược điểm béo phì thành ưu điểm

- Ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhưng thời gian gần đây, hầu như ngày nào cũng có thể bắt gặp Minh Vượng tại nhà hát chèo Việt Nam. Chị đang mải miết tập luyện ba vở kịch để phục vụ các em thiếu nhi nhân ngày 1/6.

[links()]

Bước ra khỏi phòng tập, người đầm đìa mồ hôi nhưng Minh Vượng vẫn xởi lởi cười nói như đã quen thân từ rất lâu. Chưa kịp hỏi thì chị đã vồn vã chia sẻ lý do có mặt tại nhà hát Chèo Việt Nam:
vuong1.jpg
 

“Trước khi vào trường sân khấu Hà Nội, tôi đã từng thi tuyển vào đoàn chèo Hà Nội. Đứng trên sấu khấu kịch nói nhưng tôi vẫn mê tuồng, chèo, cải lương nên khi được giám đốc nhà hát chèo, chị Thúy Mùi mời tham gia vào các vở kịch dành cho thiếu nhi, tôi đã nhận lời ngay. Vì tôi thấy sân chơi dành cho trẻ em rất thiếu, nhất là sân khấu học đường kết hợp với các loại hình nghệ thuật truyền thống để các em có thể chơi mà học, học mà chơi”.

Không tham gia thì thôi nhưng khi đã nhận lời thì Minh Vượng cùng một lúc hóa thân vào ba nhân vật trong ba vở kịch khác nhau: Quả táo thần vào vai lão phú ông, vở Ăn khế trả vàng vào vai chị dâu gian ác và vở Cây tre thần thì chị hóa thân thành chú chó tốt bụng luôn giúp đỡ mọi người xung quanh.

Chia sẻ về vai diễn “lạ” là chú chó trong vở kịch Cây tre thần, Minh Vượng cho biết: “Người ta vẫn thường nói “Khuyển mã chí tình”, trong đời sống chó là một, ngựa là hai luôn là những con vật có tình nghĩa với con người. Tôi muốn diễn tả nó để các em thiếu nhi sẽ cảm nhận được tình yêu của mình với mọi thứ xung quanh.

Hiện, tôi đang phải may một cái áo lốt chó nhưng mặt vẫn lộ ra là diễn viên đóng để vở kịch thêm hấp dẫn. Vai chú chó của tôi sẽ biết cười nói và hát ca rất lạc quan, vui vẻ”.

Minh Vượng cũng kể rằng, nhiều người lo lắng cho sức khỏe của chị khi phải tập luyện cùng một lúc ba vở kịch nhưng với Minh Vượng đó lại là niềm vui, là “liều thuốc” mạnh nhất để chị cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Và theo Minh Vượng để chinh phục được khán giả thiếu nhi là rất khó, người nghệ sỹ phải hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn kịch cho lứa tuổi này giống như chơi đồ hàng với chúng vậy.
vuong2.jpg
 

Khi được hỏi ngoại hình “mập mạp” có phải là ưu điểm gây ấn tượng với khán giả nhí không thì Minh Vượng lại có vẻ trầm ngâm:

“Do tôi bị tiểu đường và khớp nên mới có hình thù lớn hơn người bình thường một chút. Nhưng tôi đã biến nhược điểm thành ưu điểm của mình khi tham gia đóng kịch. Ví dụ thông qua một tiểu phẩm như Chuyện của Bo chẳng hạn tôi muốn gửi thông điệp đến các em là hãy biết yêu thương và san sẻ với những người mắc bệnh béo phì

Vì hiện nay ở trên thế giới và Việt Nam trẻ em bị mắc bệnh béo phì chiếm tỷ lệ rất cao và những em đó rất khổ tâm khi đi ra đường, đến trường. Tôi lấy chính mình ra để kêu gọi các bạn phải biết yêu thương những bạn bị như vậy để các bạn có lòng tin đi học tốt hơn”.

Sau khoảng 40 năm đứng trên sân khấu, Minh Vượng cho biết chị không còn muốn nói về mình nữa, mọi thứ ngóc ngách trong cuộc sống của chị cũng đã chia sẻ hết với công chúng. Chuyện mập hay gầy không còn khiến chị bận tâm nữa mà chị  tự hào vì đã dành hết tình yêu cho nghệ thuật. Đặc biệt là dành cho những khán giả nhí của mình, chị luôn bật cười khi nhớ đến những ánh mắt thích thú và nụ cười hạnh phúc của trẻ thơ khi xem chị diễn.

Và đến thời điểm này chị vẫn muốn được cháy hết mình như ngọn nến khi đứng trên sân khấu phục vụ khán giả. Với chị sáng tạo nghệ thuật như người bơi trên sông, bơi kiểu gì thì bơi nhưng phải về tới đích và đừng có lạc dòng.

Lê Phương

“Chuyện đời, chuyện nghề” của NSND Trà Giang

“Chuyện đời, chuyện nghề” của NSND Trà Giang
Nhận lời mời của Viện Phim trở về Hà Nội vào mùa thu này, Trà Giang mang theo nhiều tâm tư, cảm xúc và hoài niệm.

Thời gian qua, NSND Trà Giang ít xuất hiện trước công chúng, bà lặng lẽ lui về ở ẩn với niềm vui hội họa. Cuộc sống thường nhật không có gì mới mẻ khiến bà ngại xuất hiện trên các phương tiện truyền thông hay nói vui rằng đang “trốn” khán giả. Thế nhưng, Trà Giang lại nhận lời mời của Viện Phim Việt Nam tham dự chương trình triển lãm, giao lưu, giới thiệu chân dung mang tên “NSND Trà Giang – Chuyện nghề, chuyện đời” như một món quà tri ân với khán giả.
 
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong điện ảnh
 
Sinh năm 1942 tại miền đất gió cát Bình Thuận nhưng Trà Giang đã theo cha mẹ tập kết ra Bắc từ khi mới 12 tuổi. Suốt quãng thời niên thiếu và trong những năm tháng vất vả với nghiệp diễn, Trà Giang đã ngày càng khắc sâu trong mình tình yêu với mảnh đất miền Bắc đầy thân thương. Dù sau này, khi đã chuyển về Nam sinh sống nhưng năm nào, NSND cũng bay ra Hà Nội để thăm và gặp bạn bè thân thiết, ôn lại những kỷ niệm của một thời điện ảnh khốn khó.
 
Khi ấy, Trà Giang mới chỉ là một cô bé thích văn nghệ, thích xem tuồng, chèo, cải lương, xem xiếc, múa… Sớm nhìn ra được tố chất nghệ sĩ của Trà Giang nhưng cha bà – NSƯT Nguyễn Văn Khánh vẫn muốn con gái mình tập trung vào việc học tập. Thế nhưng, sống trong khu văn công, Trà Giang lại trở nên say mê nghệ thuật.
NSND Trà Giang
NSND Trà Giang
Năm 1959, Trà Giang thi đỗ vào trường múa. Cha bà định hướng con gái theo nghiệp điện ảnh bởi Trà Giang có khuôn mặt rất thu hút. Nghiệp múa của bà đã dang dở khi Bộ Văn hóa tổ chức thi tuyển diễn viên cho khóa đầu tiên của Trường Điện ảnh. Trà Giang nhanh chóng lọt qua vòng tuyển sinh, trở thành lớp diễn viên đầu tiên của Trường Điện ảnh.
 
Điện ảnh Việt Nam lúc ấy còn rất mới, chỉ có một hai phim ra mắt; diễn viên lúc ấy chỉ diễn đơn thuần theo bản năng và sự cảm nhận riêng của mỗi người. Với gương mặt ăn ảnh và một đôi mắt rất “có thần”, Trà Giang đã khởi nghiệp diễn xuất bằng một vai phụ trong phim “Vợ chồng A Phủ”. Được đào tạo bài bản, lối diễn bớt tính sân khấu và mang nhiều chất điện ảnh của Trà Giang trong vai diễn chỉ lướt qua màn ảnh đã để lại ấn tượng với các đạo diễn.
Trà Giang có gương mặt ăn ảnh và đôi mắt "có thần"
Trà Giang có gương mặt ăn ảnh và đôi mắt "có thần"
Sắp đặt cuộc đời đưa cô đến với vai tiếp theo trong “Một ngày đầu thu”. Nhân vật của Trà Giang có chồng tham gia du kích. Đó là bước đầu tiên để Trà Giang nhận ra được ý nghĩa của sự đấu tranh sinh tồn, của một cuộc sống cách mạng.
 
Sau đó, các vai diễn quan trọng lần lượt đến với Trà Giang. “Chị Tư Hậu” là người phụ nữ biết cầm súng đấu tranh bởi “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”; rồi vai diễn trong “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, người phụ nữ được giác ngộ và có ý thức cách mạng sâu sắc. Các bộ phim này dần trở thành những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam và mang lại tên tuổi cho Trà Giang. Bao nhiêu năm đã trôi qua từ thế hệ lớp diễn viên đầu tiên nhưng những vai diễn của NSND Trà Giang vẫn làm rung động hàng triệu trái tim khán giả.
 
NSND Trà Giang tâm sự: “Tôi rất may mắn vì được đóng vai người phụ nữ qua nhiều thời kỳ cách mạng Việt Nam. Một diễn viên, nếu không diễn bằng tâm hồn, bằng sự hiểu biết thì cũng chỉ là người kể chuyện một cách máy móc, khô khan mà thôi. Thời ấy, cái gì cũng vất vả, vừa đóng phim lại vừa trốn địch nhưng thế hệ diễn viên chúng tôi lại có vốn sống phong phú và cảm giác chân thật để nhập hồn vào vai diễn”.
 
Viện Phim Việt Nam là nơi cuối cùng mà NSND Trà Giang làm việc trước khi nghỉ hưu. Nhận lời mời của Viện Phim tổ chức giao lưu mang tên “NSND Trà Giang – Chuyện nghề, chuyện đời”, Trà Giang muốn nhân dịp này để tri ân bạn bè – những người đã cùng bà trải qua thời kỳ khó khăn của nền điện ảnh nước nhà.
 
NSND Trà Giang chia sẻ: “Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và sinh nhật tròn 70 tuổi, tôi muốn tạo một kỷ niệm nho nhỏ với khán giả và bạn bè mình. Chuyện đời, chuyện nghề của tôi gắn liền với phim ảnh và đưa tôi đến với công chúng. Cứ mỗi khi nhớ lại khoảng thời gian khó khăn nhưng diễn bằng sự đam mê, đầy sức lực của tuổi trẻ, tôi lại cảm thấy biết ơn. 35 năm sống ở đất Bắc trong yêu thương của những người làm nghề, đây cũng là dịp để tôi tri ân bạn bè”.
 
Trà Giang và cuộc dạo chơi với sắc màu
 
Từ khi về hưu, Trà Giang lại có niềm đam mê với hội họa. Hội họa đến với Nghệ sĩ Trà Giang như một sự tình cờ của định mệnh, vực bà dậy trong nỗi đau mất đi người chồng yêu quý. Những giá vẽ, bảng màu, bút, cọ, đường nét… đã mê hoặc, cuốn hút người diễn viên điện ảnh tài sắc bước vào thế giới kỳ ảo của mỹ thuật tạo hình.
 
Từ những bước đầu tiên, đến nay Trà Giang đã có năm lần tham dự triển lãm cùng nhóm họa sĩ “Hương Cỏ”; hai lần trưng bày chung với các tác giả - họa sĩ nữ TP. HCM; một lần cùng với họa sĩ - đạo diễn, nhà thơ Phan Vũ và một lần triển lãm cá nhân. Hội họa đã trở thành người bạn đồng hành và là nguồn vui không thể thiếu được đối với người nghệ sĩ “có đôi mắt biết nói” trên màn ảnh năm nào.
NSND Trà Giang với niềm đam mê hội họa
NSND Trà Giang với niềm đam mê hội họa
Lần triển lãm này, Trà Giang đã đem từ Nam ra 11 bức tranh. Bà tâm sự: “Các tác phẩm mang ra lấy chủ đề về phim ảnh và người phụ nữ Việt Nam, cũng nhằm khoe với bạn bè dằng, dù tôi sống bình lặng nhưng không vô dụng. Tôi sống với đam mê nghệ thuật và giữ được ngọn lửa trong mình cháy mãi”.
 
Sau triển lãm, số tiền bán tranh sẽ được trích một phần dành tặng cho cơ sở Thiện Giao (Đồ Sơn, Hải Phòng), nơi có một phụ nữ dù ung thư nhưng vẫn nuôi 166 trẻ em tàn tật và mắc di chứng chất độc màu da cam. Đó là tình cảm của Trà Giang và những người hảo tâm dành cho trẻ em cơ nhỡ, cũng để tôn vinh tấm lòng người phụ nữ trong ngày trọng đại của phụ nữ Việt Nam 20/10./.
 
 Theo Thanh Thanh/VOV Online

(Ảnh tư liệu do Viện Phim VN cung cấp)
[links()]

HH Ngọc Diễm nền nã với áo dài Sen

(Kiến Thức) - Trong tà áo dài Sen, HH Ngọc Diễm đẹp thướt tha giữa không gian chùa chiền tĩnh lặng.

HH Ngọc Diễm nền nã với áo dài Sen
Ngọc Diễm đăng quang ngôi vị Hoa hậu Du Lịch 2008. Chiếc vương miện đã mang đến cho cô nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức và áp lực.
 Ngọc Diễm đăng quang ngôi vị Hoa hậu Du Lịch 2008. Chiếc vương miện đã mang đến cho cô nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức và áp lực. 
Vốn xuất thân từ sinh viên trường Ngoại Thương, Ngọc Diễm luôn có khát khao trở thành một doanh nhân thành đạt.
 Vốn xuất thân từ sinh viên trường Ngoại Thương, Ngọc Diễm luôn có khát khao trở thành một doanh nhân thành đạt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới