NSƯT Lê Văn Duy qua đời

Do tuổi cao và mắc bệnh hiểm nghèo, đạo diễn - NSƯT Lê Văn Duy qua đời vào ngày 27/1 tại nhà riêng, hưởng thọ 82 tuổi.

Đạo diễn - NSƯT Lê Văn Duy tên thật là Dương Ngọc Chúc, sinh năm 1942 tại TPHCM. Ông là con thứ 4 trong gia đình và có anh trai là nhà văn Dương Ngọc Huy (tức Lê Văn Thảo) và em gái là biên kịch Dương Cẩm Thúy, hiện là Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM. Khi tham gia hoạt động cách mạng ông đã lấy họ Lê của mẹ làm bí danh.

Năm 1962, Lê Văn Duy tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm TPHCM và sau đó ông vào chiến khu, tham gia cách mạng. Lê Văn Duy từng là phóng viên chiến trường, từng tham gia Chiến dịch Mậu Thân và ông đã để nhiều thước phim phóng sự, phim tài liệu có giá trị trong kháng chiến chống Mỹ.

Sau ngày đất nước thống nhất, Lê Văn Duy làm việc tại Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu. Trong suốt sự nghiệp của mình, Lê Văn Duy đã làm công tác đạo diễn, biên kịch nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như Viên ngọc Côn Sơn, Nàng Hương, Phượng, Đời người hát rong… Ngoài phim ảnh, Lê Văn Duy còn viết hàng trăm bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim tài liệu.

NSUT Le Van Duy qua doi

Đạo diễn - NSƯT Lê Văn Duy.

Ông còn viết hàng trăm bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, phim tài liệu và phim truyện.

Lê Văn Duy còn được biết tới với nhiều bộ phim tài liệu về chân dung những người nổi tiếng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, giáo sư Trần Văn Khê, nhà văn Trang Thế Hy, nhà văn Nguyễn Quang Sáng… Năm 2019, đạo diễn Lê Văn Duy đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT.

Theo bà Dương Cẩm Tú, em gái của đạo diễn Lê Văn Duy cho biết mấy năm gần đây, đạo diễn đã mắc nhiều bệnh hiểm nghèo. Tuy gia đình đã cố gắng chạy chữa nhưng do tuổi cao nên bệnh tình của ông đã ngày một nguy kịch và gia đình đã phải đưa ông về nhà riêng để tiếp tục điều trị. Tuy nhiên vào lúc 12h18 ngày 27/1, đạo diễn - NSƯT đã qua đời, hưởng thọ 82 tuổi.

Theo gia đình, tang lễ đạo diễn - NSƯT Lê Văn Duy dự kiến được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng (số 5 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TPHCM).

* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại 

Chiến dịch Mậu Thân và cuộc khủng hoảng truyền thông của Mỹ

(Kiến Thức) - Có thể nói, Chiến dịch Mậu Thân là lần đầu tiên trong lịch sử một cuộc chiến tranh được lên sóng truyền hình trực tiếp khắp thế giới.

Chiến dịch Mậu Thân và cuộc khủng hoảng truyền thông của Mỹ
Chien dich Mau Than va cuoc khung hoang truyen thong cua My
 Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 hay còn được gọi là Tổng công kích - tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 là một sự kiện ghi hằn dấu ấn không thể nào quên vào trong lòng những người dân Mỹ, đặc biệt là những người yêu chuộng hòa bình và những tổ chức, cá nhân phản chiến. Nguồn ảnh: History.
Chien dich Mau Than va cuoc khung hoang truyen thong cua My-Hinh-2
 Trước đó, người dân nước Mỹ chỉ biết tới chiến tranh Việt Nam qua những bài báo, những đoạn phim tài liệu được "định hướng" một cách khéo léo khiến người dân Mỹ vẫn tin rằng cuộc chiến Việt Nam chỉ đơn giản là một chuyến "du lịch tới miền rừng rậm nhiệt đới", đúng như lời các sỹ quan tuyên truyền của Mỹ "quảng cáo" khi họ chiêu mộ thanh niên Mỹ gia nhập quân đội để tham chiến ở Việt Nam. Nguồn ảnh: History.

Chiến dịch Mậu Thân 1968: Cú sốc của chính trường Mỹ

Hệ quả trực tiếp của đợt 1 Mậu Thân là nhiều nhân vật quan trọng trong quân đội Mỹ bị thay thế hoặc triệu hồi về nước như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng McNamara, Tư lệnh Westmoreland

Chiến dịch Mậu Thân 1968: Cú sốc của chính trường Mỹ
Theo TS Lê Hữu Phước, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM), chỉ 7 ngày sau cao điểm tập kích chiến lược của đợt 1 Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, tướng Westmoreland - Tư lệnh Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ, Tư lệnh Lục quân quân đội Mỹ - phải thừa nhận: "Đối phương đã giáng cho Chính phủ Nam Việt Nam một cú đấm nặng nề; họ đã đưa chiến tranh vào các thành phố, đô thị, gây thương vong và thiệt hại nghiêm trọng cho chúng ta".

Số phận bi thảm kẻ sát nhân hành quyết chiến sỹ biệt động trên phố Sài Gòn

Sau khi làm cả thế giới phẫn nộ vì bắn vào đầu chiến sỹ Biệt động Sài Gòn Nguyễn Văn Lém, Nguyễn Ngọc Loan phải sống tiếp cuộc đời đầy bi thảm theo đúng luật nhân quả để trả giá cho tội ác man rợ mình gây ra.

Số phận bi thảm kẻ sát nhân hành quyết chiến sỹ biệt động trên phố Sài Gòn
Sát nhân biện minh cho tội ác

Đọc nhiều nhất

Tin mới