NSƯT Đức Hải: "Nói hài miền Nam nhảm là định kiến"

NSƯT Đức Hải cho biết anh đã sinh sống ở Sài Gòn 16 năm nay và thấy rõ sự thay đổi tích cực về chất lượng của hài kịch miền Nam.

NSƯT Đức Hải: "Nói hài miền Nam nhảm là định kiến"
Ngay sau khi nghệ sĩ hài miền Bắc phản pháo phát ngôn gây tranh cãi của MC Thành Trung về mức độ đón nhận của khán giả miền Bắc và miền Nam đối với hài kịch, Zing.vn có cuộc trao đổi thẳng thắn với NSƯT Đức Hải về vấn đề này.
NSUT Duc Hai Noi hai mien Nam nham la dinh kien
Nghệ sĩ Đức Hải. Ảnh: NVCC. 
Nhiều nghệ sĩ Bắc làm tiểu phẩm dễ dãi
- Những ngày gần đây, MC Thành Trung gây tranh cãi với phát ngôn so sánh mức độ đón nhận của khán giả miền Nam và miền Bắc đối với hài kịch. Là nghệ sĩ hài gốc Bắc nhưng sinh sống ở TP.HCM 16 năm nay, quan điểm của anh thế nào?
- Trước hết, chúng ta cần nhìn lại lịch sử sân khấu nước nhà. Sân khấu miền Bắc đã có một thời gian được gọi là đỉnh cao vào những năm 1980. Khi đó, kịch miền Bắc phát triển rầm rộ. Khán giả xếp hàng đi mua vé xem kịch, thậm chí phải mua vé trước 3 ngày mới có chỗ.
Chúng tôi biểu diễn không chỉ ở Hà Nội mà còn lưu diễn ở các địa phương trên khắp đất nước, đặc biệt là Hải Phòng, Sài Gòn. Thời đó, người người, nhà nhà đi xem kịch miền Bắc, chứng tỏ khán giả miền Bắc rất nhiệt tình với sân khấu.
Nhưng sau đó, các loại hình giải trí phát triển, sân khấu bắt đầu khó khăn. Người dân Hà Nội mất thói quen đi xem sân khấu và tôi cũng không biết từ đâu, họ chỉ chờ nhận được vé mời mới đi chứ không còn bỏ tiền ra mua vé như trước. Nhưng thời gian gần đây, tôi thấy có sự thay đổi, những chương trình đáng "đồng tiền bát gạo", họ vẫn đi xem như thường.
- Như vậy có nghĩa khán giả miền Bắc có một thời gian nhiệt tình ủng hộ sân khấu không kém cạnh gì khán giả miền Nam hiện nay. Nhưng, theo anh tại sao lại có sự so sánh kiểu như một bên thì mưa gió vẫn rất đông người đi xem, còn một bên thì dù xem ở nhà hát với điều hòa cũng chỉ có ba hàng?
- Thực tế thì miền Nam có nhiều điều kiện để phát triển sân khấu, trong đó có hài kịch, hơn miền Bắc. Thứ nhất, dân số Sài Gòn đông hơn Hà Nội. Do vậy, giả dụ 10% dân số của Sài Gòn đi xem kịch đã đông hơn 10% của Hà Nội cũng đi xem kịch.
Thứ hai, thời tiết của Sài Gòn thuận lợi hơn. Mưa ào cái là hết, không mưa phùn, mưa rả rích như miền Bắc. Người miền Nam hình thành phản xạ rất tự nhiên, mua vé là mua chứ không sợ hôm nay mưa gió hay ngày mai rét mướt. Miền Bắc, nếu mưa rét có thể người dân cũng ngại đi hơn.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn nói là, miền nào cũng có nhu cầu thưởng thức hài kịch và đó là nhu cầu có thật dù mỗi miền một khác.
- Bên cạnh mức độ đón nhận, giới nghệ sĩ và khán giả cũng có tranh cãi xoay quanh thiên hướng hài kịch hài miền. Nhiều người cho rằng hài miền Bắc sâu sắc vì nội dung gửi gắm các thông điệp xã hội, trong khi hài Nam không quá chú trọng nội dung miễn sao khán giả cười là được. Anh nghĩ gì về so sánh này?
- Đó là thực trạng của nhiều năm về trước, bây giờ, mọi thứ đã dần thay đối. Nếu vẫn còn nhận xét hài miền Nam nhảm thì đó là định kiến, phải bỏ tiền đi xem hài kịch cả hai miền mới kết luận được. Tôi đã vào Sài Gòn 16 năm nay, hài kịch trong Nam đã thay đổi rồi và thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Nếu mọi người chăm chỉ xem các game show hài của miền Nam sản xuất sẽ thấy chất lượng ngày càng được nâng cao, thậm chí rất tốt. Khi tôi làm huấn luyện viên của một số cuộc thi hài, tôi và các đồng nghiệp cũng đặt ra tiêu chí hài là phải sạch sẽ, trí tuệ và đòi hỏi kỹ năng cao của người nghệ sĩ. Ai không làm được, tôi loại ngay.
- Như anh nói, nghĩa là người miền Nam hiện nay cũng có thiên hướng chuộng hài trí tuệ và sâu sắc chứ không chỉ “cười một cái là xong”?
- Trước đây đúng là người Nam họ thích xem hài mà không phải suy nghĩ nhiều. Nhưng bây giờ nhu cầu của khán giả đã thay đổi. Do vậy, nghệ sĩ cũng phải thay đổi, ai không làm được sẽ bị đào thải. Hài ở miền Nam bây giờ cũng cần có sự sâu sắc và thông điệp, nghĩa là chất lượng tác phẩm rất được chú trọng.
Trong khi chất lượng hài miền Nam đang lên thì tôi lại lo ngại cho cách làm tiểu phẩm dễ dãi của một số nghệ sĩ hài phía Bắc. Tôi nghĩ chính những người như thế mới cần xem lại chứ không phải nghệ sĩ miền Nam.
Hơn nữa, nghệ sĩ miền Nam rất đầu tư cho tiết mục, đi diễn luôn có màn hình LED, sân khấu chuẩn, vũ đạo cũng phải theo yêu cầu. Nhiều người sẵn sàng bỏ hàng chục triệu để đầu tư trang phục. Họ rất cầu thị, tiến bộ và đó là lý do họ có thể đi xa trên con đường nghệ thuật.
NSUT Duc Hai Noi hai mien Nam nham la dinh kien-Hinh-2
Đức Hải là giám khảo của nhiều cuộc thi hài, trong đó có Cười xuyên Việt. Ảnh: CTCC. 
Việt Hương từng diễn ở miền Bắc và không ai cười
- Anh nhận định rằng, chất lượng hài kịch hai miền đã có sự thay đổi so với trước đây. Nhưng rõ ràng, không thể phủ nhận sự khác biệt về tâm lý tiếp cận hài kịch của khán giả hai miền, bằng chứng là không phải nghệ sĩ hài miền Nam nào cũng được khán giả miền Bắc yêu thích và ngược lại?
- Chắc chắn là có. Nhưng không chỉ xuất phát từ nguyên nhân miền Bắc thích hài sâu sắc, lời thoại chọn lọc như nhiều người nói. Nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tâm lý khán giả hai miền. Trước hết là ngôn ngữ, nghệ sĩ miền Nam ra Bắc mà nói nhanh thì không ai hiểu và ngược lại.
Câu chuyện về ngôn ngữ thì rất phong phú, không chỉ chuyện phát âm mà còn có từ ngữ địa phương. Người miền Nam nói ngoẹo, người miền Bắc nói rẽ, người miền Nam gọi là rau ngò, người miền Bắc gọi là rau mùi. Nghệ sĩ Nam ra miền Bắc nói bằng phương ngữ miền Nam thì không phải ai cũng hiểu được.
- Anh có thể dẫn chứng cụ thể về một vài trường hợp nghệ sĩ miền Nam ra Bắc nhưng không thể khiến khán giả cười vì lý do ngôn ngữ?
- Việt Hương là một ví dụ. Ở trong Nam, Việt Hương ra sân khấu là khán giả cười. Nhưng trong chương trình trong gala Bắc Nam cùng cười cách đây vài năm, diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Việt Hương bắn như súng liên thanh. Khán giả ở dưới không cười vì không hiểu.
Ngay sau đêm đó, tôi khuyên Việt Hương phải thay đổi cách nói đi, nói chậm lại. Việt Hương mới bảo “Vậy hả anh? Trong Nam, em vẫn nói như vậy mà khán giả cười”. Tôi đáp “Đây là Hà Nội, em phải nói cho người ta nghe được, có nghe thì mới hiểu, có hiểu thì mới cười”. Sau đó, Việt Hương rút kinh nghiệm và kết quả đã khác.
Không chỉ Việt Hương, Hồng Vân cũng vậy. Hồng Vân thì khán giả miền Bắc rất quen thuộc vì là người Bắc. Nhưng vào Nam lâu ngày, nhiều khi Hồng Vân cũng quên từ.
Một lần diễn ngoài Bắc, Vân mới hỏi tôi “Anh ơi, em muốn dùng một từ để diễn tả hành động nhìn không trực diện mà em không nghĩ ra”. Tôi bảo ngay “Em phải dùng từ tia, ví dụ tao tia mày rồi đấy, bỏ tay xuống”. Hồng Vân mang từ "tia" ra sân khấu, khán giả rú lên cười.
>>> Mời quý độc giả xem video về hoa hậu Diệu Ngọc (nguồn Zing):

Bá đạo trên phim, ngoài đời NS Lan Hương dễ tính không ngờ

(Kiến Thức) - Ngoài đời, nghệ sĩ Lan Hương là người phụ nữ hiền lành, dễ tính, khác hẳn với vai mẹ chồng tai quái trong phim “Sống chung với mẹ chồng”. 

Bá đạo trên phim, ngoài đời NS Lan Hương dễ tính không ngờ
Ba dao tren phim, ngoai doi NS Lan Huong de tinh khong ngo
Khác với hình ảnh người mẹ chồng ghê gớm trong “Sống chung với mẹ chồng”, ngoài đời, nghệ sĩ Lan Hương là người phụ nữ hiền lành, dịu dàng. Với con dâu, chị là người mẹ chồng dễ tính đến không ngờ. Ảnh: FBNV 

Ngoài đời, mối quan hệ của Bảo Thanh - NS Lan Hương ra sao?

(Kiến Thức) - Nghệ sĩ Lan Hương - người đóng “Sống chung với mẹ chồng” nhiệt tình chỉ dạy Bảo Thanh lồng tiếng cũng như thường xuyên bình luận ảnh của “con dâu”.  

Ngoài đời, mối quan hệ của Bảo Thanh - NS Lan Hương ra sao?
Ngoai doi, moi quan he cua Bao Thanh - NS Lan Huong ra sao?
Nghệ sĩ Lan Hương và diễn viên Bảo Thanh đang gây chú ý với vai mẹ chồng nàng dâu trong bộ phim “Sống chung với mẹ chồng”. Ngoài đời, cả hai có mối quan hệ khá thân thiết, đặc biệt sau quá trình quay bộ phim. Ảnh: FBNV 

Sống chung với mẹ chồng: Không thay đổi, Vân sẽ đào hố chôn hạnh phúc!

(Kiến Thức) - Đại đa số lên án nhân vật bà Phương trong phim "Sống chung với mẹ chồng". Tuy nhiên, để mâu thuẫn chất chồng, hôn nhân tan vỡ, Vân cũng là người có lỗi.

Sống chung với mẹ chồng: Không thay đổi, Vân sẽ đào hố chôn hạnh phúc!
Bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” sắp đến hồi kết và chưa bao giờ hết hot kể từ khi phim công chiếu. Qua bộ phim, đạo diễn đã thành công khi xây dựng tình huống của mọi gia đình Việt Nam, nàng dâu chung sống trong cùng một mái nhà với bố mẹ chồng.
Không chỉ thế, đạo diễn cũng đánh đúng thành kiến “mẹ chồng nàng dâu” có thể muôn đời sẽ không mất đi trong nhận thức của nhiều người Việt Nam. Nhắc đến mẹ chồng là lập tức bao định kiến sẽ xuất hiện. Trên khắp các diễn đàn làm vợ làm mẹ, các nàng dâu đổ lỗi và mổ xẻ tính cách của bà Phương – Người mẹ chồng khó tính, rằng người đàn bà ấy chua ngoa, xét nét ngay cả chuyện chăn gối của con gái, rằng bà mẹ chồng lạc hậu chỉ “nhìn từ nhà ra bếp”. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của Thanh – Vân tan vỡ chưa hẳn hoàn toàn do lỗi ở bà Phương, có một phần của Thanh và một phần không thể chối cãi của cô con dâu hiện đại Minh Vân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới