Nông nghiệp Hữu cơ Châu Âu: Ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng
Hội thảo “Từ Nông Trại tới Bàn Ăn: Tương lai bền vững với Nông nghiệp Hữu cơ theo tiêu chuẩn của Châu Âu” vừa được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm hữu cơ đang tăng lên của người Việt.
PV
Hội thảo “Từ Nông Trại tới Bàn Ăn: Tương lai bền vững với Nông nghiệp Hữu cơ theo tiêu chuẩn của Châu Âu” ngày 5 tháng 4 năm 2024 tại Khách sạn The Reverie Sài Gòn.
Hội thảo báo chí “Từ Nông Trại tới Bàn Ăn: Tương lai bền vững với Nông nghiệp Hữu cơ theo tiêu chuẩn của Châu Âu” là một trong các hoạt động của chiến dịch Hữu cơ EU hợp tác với Naturland, Hiệp hội quốc tế nông dân hữu cơ tại Đức.
Tại hội thảo, các đối tác truyền thông trong ngành du lịch và khách sạn đã tìm hiểu về các sản phẩm hữu cơ của Liên minh châu Âu. Các khách mời cũng tìm hiểu thêm vai trò quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong việc đối phó với những thách thức nông nghiệp đang đối mặt như: mất mùa, tăng giá, áp lực chuỗi cung ứng do biến đổi khí hậu, sâu bệnh...
Nỗ lực chung của Liên minh Châu Âu và Naturland nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về nông nghiệp hữu cơ diễn ra vào thời điểm người tiêu dùng ở Việt Nam đang chú ý nhiều hơn đến các vấn đề về khí hậu và tính bền vững, bao gồm nguồn gốc và tập quán canh tác được sử dụng để sản xuất thực phẩm với lựa chọn an toàn chất lượng.
Ông Albin Deforges, Đại diện Naturland chia sẻ về nông nghiệp hữu cơ.
Ông Albin Deforges, Đại diện Naturland tại Việt Nam cho biết: “Giữa những thách thức do khủng hoảng khí hậu đặt ra, nông nghiệp hữu cơ mang đến tia hy vọng. Bằng cách canh tác phù hợp với các quy tắc hữu cơ của EU, chúng tôi có thể giúp nông nghiệp thích ứng với khí hậu tốt hơn. EU cũng đang dẫn đầu về nguyên tắc hữu cơ, ví dụ điển hình là hệ thống nông lâm kết hợp mà Naturland áp dụng trong sản xuất cà phê và ca cao.”
Khái niệm Nông lâm kết hợp của Naturland dựa trên các cộng đồng thực vật xuất hiện tự nhiên nhưng được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sản xuất hiện đại và các hệ sinh thái địa phương cụ thể. Theo tiêu chuẩn của Naturland, nông lâm kết hợp có nghĩa là cây trồng chính - như cà phê hoặc ca cao - được trồng cùng với hỗn hợp ít nhất 1-2 loại cây bóng mát khác nhau.
Những cây bóng mát tạo thành tán cây rậm rạp giống như rừng để bảo vệ cây trồng khỏi mưa lớn cũng như nắng gắt. Hệ thống rễ của cây giữ đất và chống xói mòn, trong khi lá rụng có tác dụng như lớp phủ, bảo vệ đất và tăng độ phì cho đất. Do một hệ thống nông lâm kết hợp phát triển tốt bao gồm nhiều giống cây trồng bản địa nên hệ thống này cũng thu hút các loài chim bản địa và côn trùng có ích giúp thụ phấn và kiểm soát sâu bệnh. Tất cả những điều này mang lại lợi ích cho nông dân bằng cách giúp trang trại có khả năng chống chịu trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu.
Nông lâm kết hợp không chỉ mang lại lợi ích đa dạng sinh học, nông dân địa phương mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Các nhà sản xuất cà phê, nhà chế biến và nhà bán lẻ ở châu Âu cũng tin tưởng vào hương vị và chất lượng cao của các sản phẩm từ hệ thống nông nghiệp rừng này Hệ thống nông lâm kết hợp thúc đẩy hệ sinh thái tự nhiên giúp giảm nguy cơ mất mùa, giúp bảo đảm sản lượng, nguồn cung và cuối cùng là giá cả ổn định hơn. Bằng cách này, chúng ta có thể tiếp tục thưởng thức cà phê hoặc sô cô la buổi sáng với sự yên tâm hơn.
Sản phẩm hữu cơ của EU ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi của nông dân và bảo vệ môi trường cũng như phúc lợi động vật. Đối với người tiêu dùng, đây là một lựa chọn hấp dẫn có thể mang lại lợi ích cho cả cá nhân và Trái Đất.
Ông Albin Deforges chia sẻ: “Là người tiêu dùng, chúng tôi có quyền tác động đến sự thay đổi tích cực thông qua các quyết định mua hàng hàng ngày của mình. Bằng cách liên tục phấn đấu cải tiến các phương pháp canh tác nhằm bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, nhân giống các giống cây trồng thích ứng với khí hậu mà không có GMO và tăng cường độ phì nhiêu của đất, các sản phẩm hữu cơ của EU mang lại mức chất lượng khiến cho quyết định này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết”.
Trí Phan - Influencer yêu thích chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm hữu cơ EU.
Trí Phan - Influencer là người tiêu dùng quan tâm sử dụng sản phẩm hữu cơ EU. Khi chú ý hơn đến sức khỏe của mình Trí Phan nhận thấy chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm hữu cơ EU giúp cải thiện dinh dưỡng và hương vị cũng như hỗ trợ và bảo vệ nền nông nghiệp bền vững. Sản phẩm hữu cơ ưu tiên lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi của nông dân và bảo vệ môi trường cũng như phúc lợi động vật. Đây là một lựa chọn mang lại lợi ích cho cả cá nhân và Trái Đất.
Chứng nhận hữu cơ Châu Âu (EU organic) là chứng nhận uy tín đảm bảo các sản phẩm hữu cơ chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ và đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt về cách sản xuất, chế biến, vận chuyển. Người tiêu dùng cần nhận biết logo EU organic – chứng nhận sản phẩm hữu cơ của EU để lựa chọn những sản phẩm hữu cơ chất lượng cho gia đình mình.
Nông sản hữu cơ: Sợ hãi với lời quảng cáo trên mạng
“Tôi đọc những lời quảng cáo trên mạng về thực phẩm hữu cơ ở TP.HCM mà sợ hãi. Thực tế có phải như thế không?” là băn khoăn của bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao
“Chiếc bánh” ngày càng phình to
Đề cập đến thị trường cho nông sản hữu cơ tại diễn đàn “Kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và các sản phẩm chế biến” chiều 28/9, bà Vũ Kim Hạnh cho rằng, phải nhìn nhận vào sự thật. Mới đây, khi khảo sát thị trường, đọc được quảng cáo “Thực phẩm hữu cơ đang ngày càng rất phổ biến, thị phần áp đảo thị trường. Với nhu cầu bùng nổ như hiện nay, tại TP.HCM, các cửa hàng thực phẩm hữu cơ mọc lên như nấm... ”, bản thân bà cảm thấy sợ hãi.
Bà lý giải, hiện còn rất nhiều người chưa hiểu đúng về định nghĩa “hữu cơ”. Do đó, cần đưa ra một định nghĩa đơn giản, rõ ràng về mô hình sản xuất hữu cơ là cách sản xuất đảm bảo nguyên tắc 6 không: Không phân bón vô cơ, không thuốc BVTV, không thuốc diệt cỏ, không dùng giống biến đổi gien, không dùng thuốc kích thích tăng trưởng và không có hóa chất trong đất và nước.
Khi nói về thị trường nông sản hữu cơ, một số chuyên gia trong ngành cho rằng, nhiều cửa hàng tự phong, chêm thêm chữ “hướng hữu cơ” - ý chỉ sản phẩm nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, chỉ là chưa có chứng nhận. Trong khi, người tiêu dùng vẫn còn ngờ vực, chưa tin tưởng vào chất lượng các mặt hàng thực phẩm hữu cơ hiện nay.
Giá trị thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu ngày càng tăng mạnh.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp, nhận định, người tiêu dùng đang dần nhận thức rõ tầm quan trọng của sản phẩm hữu cơ đối với môi trường, sức khỏe con người và tạo ra hệ sinh thái bền vững. Đây cũng là một phần nguyên nhân đẩy doanh số bán lẻ sản phẩm hữu cơ trên toàn cầu tăng 15%, lên 129 tỷ USD vào năm 2020, rồi tăng mạnh lên 188 tỷ USD vào năm 2021. Năm 2022, doanh thu bán lẻ sản phẩm hữu cơ ước đạt 208 tỷ USD.
Cũng theo ông Tiến, người tiêu dùng đang hướng tới những bữa ăn tốt cho sức khoẻ nhưng vẫn đảm bảo vấn đề môi trường. Bởi vậy “chiếc bánh” sản phẩm hữu cơ sẽ ngày càng phình to ra. Dự báo thị trường thực phẩm hữu cơ sẽ tăng lên con số 437,36 tỷ USD vào năm 2026.
Do đó, để phát triển thị trưởng sản phẩm hữu cơ, ông nhấn mạnh về việc xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng. Điều này cần cả quá trình với sự nỗ lực từ nhiều bên từ cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, hệ thống phân phối và chính người tiêu dùng.
Tại Việt Nam, sản xuất hữu cơ cũng trở thành xu hướng và ngày càng lan toả. Thống kê cho thấy, năm 2021, diện tích đất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta đạt trên 174.000ha, tăng 47% so với năm 2016. Việt Nam lọt top 10 nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất châu Á, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt 335 triệu USD/năm.
Ông Paul Le - Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail - cho hay, về tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đây là một xu thế tiêu dùng tất yếu. Ông cho rằng, tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 25 triệu người vào năm 2025, chiếm 25% dân số. Tầng lớp này có thể hiểu, và cảm thấy việc tiêu thụ những sản phẩm hữu cơ để sử dụng hàng ngày là một nhu cầu quan trọng.
Làm hữu cơ thật sự quá khó
Là doanh nghiệp chọn theo con đường nông nghiệp hữu cơ từ khá sớm ở Việt Nam, ông Lê Khắc Cương,Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao Quốc tế TH Group, cho biết, để có một sản phẩm hữu cơ chuẩn tốn quá nhiều thời gian.
Ông dẫn chứng, do yếu tố lịch sử, tồn dư nhiều thuốc BVTV làm chai đất, độ PH chỉ 3-4. TH phải kiên trì 5-7 năm mới cải tạo được để đưa vào sản xuất. Chưa kể, trong quá trình sản xuất, chỉ một mẫu không đạt sẽ phải làm lại từ đầu. Do đó, giá thành sản phẩm đội lên rất cao. Đây cũng là thách thức không nhỏ khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ được cho quá khó, đưa ra thị trường còn khó khơn vì giá thành cao (ảnh: Tâm An)
Đồng quan điểm, ông Bùi Hồng Quân - Phó Chủ tịch HĐQT Vinamit - cho rằng, để làm nông nghiệp hữu cơ thực chất, điều quan trọng là doanh nghiệp phải đảm bảo uy tín, thực hiện đúng cam kết về chất lượng, mẫu mã khi tới tay nhà phân phối và người tiêu dùng. Đồng thời, đòi hỏi DN phải thực sự tâm huyết, giữ uy tín, bởi khi bắt đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn như thiếu chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật cao, kinh phí, vốn đầu tư,...
Ông Quân cũng thẳng thắn nói rằng, hiện nay Vinamit vẫn chưa thể tin tưởng được một số nhà cung cấp do nhiều đơn vị chưa đảm bảo đúng theo cam kết ban đầu.
Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng giám đốc Công ty CP Kinh doanh Chế biến nông sản Bảo Minh, chia sẻ thực tế đáng buồn hiện nay là nhiều doanh nghiệp, trong đó có Bảo Minh, đã xây dựng được vùng nguyên liệu lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA nhưng nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn. Thế nên, họ vẫn phải mua nguyên liệu hữu cơ với giá cao hơn 60% và bán sản phẩm ra thị trường với giá thường.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là một sản phẩm có phân khúc đặc thù về nhu cầu thị trường, giá trị định vị thương hiệu. Đồng thời, sảm phẩm hữu cơ mang giá trị tái tạo môi trường, trách nhiệm bảo vệ con người và trách nhiệm chung với tăng trưởng xanh của ngành nông nghiệp.
Song, ông cũng thừa nhận những khó khăn mà nông nghiệp hữu cơ phải khắc phục như: xây dựng lòng tin của người tiêu dùng với sảm phẩm hữu cơ; điều kiện sản xuất trên diện rộng còn hạn chế; về hợp lực ngành hàng để cùng nhau đi xa hơn, ở quy mô lớn hơn trong câu chuyện về thị trường.
Do vậy, cần chận thức đúng về mặt sản xuất, tiêu dùng, chia sẻ thông tin. Điều quan trọng là truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa, số hóa sản phẩm hữu cơ, ông Toản chỉ rõ.
Với 125.000 nông dân, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Đức mang đến sản phẩm được chăn nuôi hữu cơ theo hướng tôn trọng động vật, đảm bảo an toàn.
Rèn luyện sức khỏe, quan tâm an toàn vệ sinh thực phẩm dần trở thành thói quen mới của nhiều người. Tại Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu cẩn thận, tìm kiếm thực phẩm an toàn. Những sản phẩm có nguồn gốc đáng tin cậy dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Để hình dung cách trang trại hữu cơ vận hành, hiểu đúng khái niệm “hữu cơ” cũng như giá trị mà sản phẩm này mang lại, bạn có thể đến thăm mô hình này tại châu Âu.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.
Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao, nhiều siêu thị ở Nghệ An luôn nhộn nhịp, đông khách. Trong khi đó, chợ truyền thống ảm đạm, lác đác người đi mua hàng.
Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.