Nóng: Iran sẽ mua tiêm kích J-10 Trung Quốc thay cho Su-35 Nga?

Nóng: Iran sẽ mua tiêm kích J-10 Trung Quốc thay cho Su-35 Nga?

Iran muốn mua tiêm kích J-10C Trung Quốc là thông tin đầy bất ngờ, bởi trước đó Nga từng tự tin sẽ bán được cho Tehran chiến đấu cơ Su-35.

Iran muốn mua  tiêm kích J-10C Trung Quốc là điều được nói tới, khi thông tin tóm tắt về cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Iran Hossein Amir Abdollahian tại Vô Tích (tỉnh Giang Tô) xuất hiện trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Iran muốn mua tiêm kích J-10C Trung Quốc là điều được nói tới, khi thông tin tóm tắt về cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Iran Hossein Amir Abdollahian tại Vô Tích (tỉnh Giang Tô) xuất hiện trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trong các vấn đề hội đàm, ngoài tăng cường hợp tác kinh tế thì còn có cả nội dung liên quan đến lĩnh vực quân sự, trong đó nói về triển vọng xuất khẩu vũ khí tối tân của Bắc Kinh sang Tehran.
Trong các vấn đề hội đàm, ngoài tăng cường hợp tác kinh tế thì còn có cả nội dung liên quan đến lĩnh vực quân sự, trong đó nói về triển vọng xuất khẩu vũ khí tối tân của Bắc Kinh sang Tehran.
Truyền thông quốc tế nhận xét, mối quan hệ thắt chặt giữa Bắc Kinh và Tehran trong bối cảnh sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc làm giảm mạnh cơ hội bán tiêm kích Su-35 cũng như bất kỳ loại vũ khí nào khác của Nga cho Iran.
Truyền thông quốc tế nhận xét, mối quan hệ thắt chặt giữa Bắc Kinh và Tehran trong bối cảnh sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc làm giảm mạnh cơ hội bán tiêm kích Su-35 cũng như bất kỳ loại vũ khí nào khác của Nga cho Iran.
Vào năm 2021, Iran đã nỗ lực để tìm cách sở hữu máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc, chiếc tiêm kích này được nhận xét tinh vi hơn nhiều so với Su-35, nhưng nhỏ gọn và có chi phí mua cũng như vận hành thấp hơn hẳn.
Vào năm 2021, Iran đã nỗ lực để tìm cách sở hữu máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc, chiếc tiêm kích này được nhận xét tinh vi hơn nhiều so với Su-35, nhưng nhỏ gọn và có chi phí mua cũng như vận hành thấp hơn hẳn.
Tiêm kích J-10C của Trung Quốc có giá thành chỉ từ 40 - 65 triệu USD tùy thuộc vào cấu hình, chi phí vận hành khoảng 15 nghìn USD/h. Trong khi đó Nga đang bán Su-35 ở mức 85 triệu USD, nó tiêu tốn trên 40 nghìn USD cho mỗi giờ hoạt động.
Tiêm kích J-10C của Trung Quốc có giá thành chỉ từ 40 - 65 triệu USD tùy thuộc vào cấu hình, chi phí vận hành khoảng 15 nghìn USD/h. Trong khi đó Nga đang bán Su-35 ở mức 85 triệu USD, nó tiêu tốn trên 40 nghìn USD cho mỗi giờ hoạt động.
Xét về đặc tính thao diễn, J-10C với động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều đã có màn thể hiện ngoạn mục tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018, nó thực hiện được những động tác mềm dẻo không thua gì Su-35 trong khi là tiêm kích chỉ có 1 động cơ.
Xét về đặc tính thao diễn, J-10C với động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều đã có màn thể hiện ngoạn mục tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018, nó thực hiện được những động tác mềm dẻo không thua gì Su-35 trong khi là tiêm kích chỉ có 1 động cơ.
Ngoài ra J-10C còn được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) công nghệ mới, tiên tiến hơn nhiều so với loại N035 Irbis-E quét thụ động (PESA) mà Nga tích hợp cho chiến đấu cơ của mình.
Ngoài ra J-10C còn được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) công nghệ mới, tiên tiến hơn nhiều so với loại N035 Irbis-E quét thụ động (PESA) mà Nga tích hợp cho chiến đấu cơ của mình.
Do kích thước nhỏ và sử dụng vật liệu composite có tính tàng hình cao, diện tích phản xạ radar của J-10C nhỏ hơn rất nhiều khi đặt cạnh chiếc Su-35 cồng kềnh, khiến tiêm kích Trung Quốc nắm giữ lợi thế lớn trong không chiến tầm xa.
Do kích thước nhỏ và sử dụng vật liệu composite có tính tàng hình cao, diện tích phản xạ radar của J-10C nhỏ hơn rất nhiều khi đặt cạnh chiếc Su-35 cồng kềnh, khiến tiêm kích Trung Quốc nắm giữ lợi thế lớn trong không chiến tầm xa.
Ngoài tính năng kỹ chiến thuật ấn tượng, mối quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn của Iran với Trung Quốc đã khiến cho việc “mua vũ khí Trung Quốc có nhiều khả năng hơn là sản phẩm của Nga”.
Ngoài tính năng kỹ chiến thuật ấn tượng, mối quan hệ kinh tế và chính trị chặt chẽ hơn của Iran với Trung Quốc đã khiến cho việc “mua vũ khí Trung Quốc có nhiều khả năng hơn là sản phẩm của Nga”.
Không chỉ có vậy, giữa Iran và Nga còn có không ít mâu thuẫn do liên quan đến tranh giành ảnh hưởng tại Syria, thể hiện qua thỏa thuận không xâm phạm lẫn nhau với Israel, để máy bay Tel Aviv có điều kiện không kích lực lượng Iran trên đất Syria.
Không chỉ có vậy, giữa Iran và Nga còn có không ít mâu thuẫn do liên quan đến tranh giành ảnh hưởng tại Syria, thể hiện qua thỏa thuận không xâm phạm lẫn nhau với Israel, để máy bay Tel Aviv có điều kiện không kích lực lượng Iran trên đất Syria.
Một vụ bê bối khác mà Iran không quên liên quan đến vũ khí Nga chính là chuyến bay trinh sát của tiêm kích tàng hình F-35I Adir hồi năm 2018, nó đã ở ngay trên các cơ sở hạt nhân của Iran để trinh sát mà không gặp bất cứ cản trở nào.
Một vụ bê bối khác mà Iran không quên liên quan đến vũ khí Nga chính là chuyến bay trinh sát của tiêm kích tàng hình F-35I Adir hồi năm 2018, nó đã ở ngay trên các cơ sở hạt nhân của Iran để trinh sát mà không gặp bất cứ cản trở nào.
Tehran sau đó cáo buộc Nga đã bí mật cung cấp mã nguồn tổ hợp phòng không S-300PMU-2 Favorit bán cho nước này để lấy công nghệ máy bay không người lái Israel, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng một thời gian khá dài.
Tehran sau đó cáo buộc Nga đã bí mật cung cấp mã nguồn tổ hợp phòng không S-300PMU-2 Favorit bán cho nước này để lấy công nghệ máy bay không người lái Israel, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng một thời gian khá dài.
Trước thực tế trên, việc Iran quan tâm và muốn mua J-10C Trung Quốc thay vì Su-35 của Nga là điều dễ hiểu, thậm chí gần đây báo chí nước này còn đăng tải ảnh đồ họa một chiếc J-10C mang màu sơn và phù hiệu của Không quân Iran, cho thấy thương vụ có khả năng cao sẽ thành công.
Trước thực tế trên, việc Iran quan tâm và muốn mua J-10C Trung Quốc thay vì Su-35 của Nga là điều dễ hiểu, thậm chí gần đây báo chí nước này còn đăng tải ảnh đồ họa một chiếc J-10C mang màu sơn và phù hiệu của Không quân Iran, cho thấy thương vụ có khả năng cao sẽ thành công.
Việc Iran muốn mua tiêm kích J-10C Trung Quốc có thể xem là cú sốc dành cho Nga, bởi Moskva từng hy vọng Tehran sẽ nhận lại lô Su-35S mà Không quân Ai Cập từ bỏ dưới sức ép của Mỹ.
Việc Iran muốn mua tiêm kích J-10C Trung Quốc có thể xem là cú sốc dành cho Nga, bởi Moskva từng hy vọng Tehran sẽ nhận lại lô Su-35S mà Không quân Ai Cập từ bỏ dưới sức ép của Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT