Nông dân Trung Quốc chế máy bay trực thăng từ phế liệu

Bác nông dân Li Housheng (52 tuổi) ở làng Ganzhou, Miluo (Trung Quốc) đã tự chế chiếc trực thăng của riêng mình từ những phế liệu kim loại.

Nhiều người cho rằng chiếc trực thăng này không bao giờ có thể bay lên được, nhưng thực tế là nó có thể bay lên khỏi mặt đất 40 cm.
Ông Li Housheng đang thử nghiệm chiếc trực thăng tự chế của mình.
 Ông Li Housheng đang thử nghiệm chiếc trực thăng tự chế của mình.
Ông Li bắt đầu chế tạo chiếc trực thăng hai cánh quạt này kể từ tháng 8/2013. Mỗi cánh quạt của chiếc máy bay tự chế này là sự kết hợp của 4 tấm kim loại. Bộ khung của trực thăng được làm bằng ống thép không gỉ, hàn lại với nhau.
Chiếc trực thăng đã bay lên khỏi mặt đất 40 cm.
 Chiếc trực thăng đã bay lên khỏi mặt đất 40 cm.
Ông Li hy vọng chiếc trực thăng của mình sẽ bay được cao hơn nữa trong tương lai.
Ông Li hy vọng chiếc trực thăng của mình sẽ bay được cao hơn nữa trong tương lai. 
Hệ thống điều khiển của chiếc trực thăng gồm một chân ga, tay côn, động cơ và cần điều khiển. Tất cả các chi tiết này được lấy từ một chiếc xe máy cũ dùng trong nông nghiệp.
Ông Li cho biết, chiếc trực thăng này vừa hoàn thành và có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Nó đã bay lên khỏi mặt đất 40 cm. Bác nông dân này hy vọng, chiếc trực thăng mình có thể bay cao hơn nữa trong tương lai.

Ngắm đội trực thăng “khủng” bay dịch vụ của Việt Nam

(Kiến Thức) - Hiện nay, đội trực thăng bay dịch vụ dân sự của Việt Nam gồm nhiều loại hiện đại được Nga, Pháp cung cấp.

Ít ai biết rằng, hoạt động bay dịch vụ (chở khách, du lịch thăm quan, chụp ảnh, thăm dò dầu khí…) ở Việt Nam ra đời từ rất lâu, nhưng một phần do giá quá đắt nên không được nhiều người biết đến. Ở Việt Nam hiện nay, công ty bay dịch vụ hàng không mạnh nhất là Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (phiên hiệu Binh Đoàn Hải Âu) trực thuộc Bộ Quốc Phòng (thành lập năm 1980), chuyên kinh doanh các lĩnh vực như: bay thăm dò khai thác dầu khí; bay du lịch, chụp ảnh, cấp cứu; bay phục vụ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA); huấn luyện phi công…
  Ít ai biết rằng, hoạt động bay dịch vụ (chở khách, du lịch thăm quan, chụp ảnh, thăm dò dầu khí…) ở Việt Nam ra đời từ rất lâu, nhưng một phần do giá quá đắt nên không được nhiều người biết đến. Ở Việt Nam hiện nay, công ty bay dịch vụ hàng không mạnh nhất là Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (phiên hiệu Binh Đoàn Hải Âu) trực thuộc Bộ Quốc Phòng (thành lập năm 1980), chuyên kinh doanh các lĩnh vực như: bay thăm dò khai thác dầu khí; bay du lịch, chụp ảnh, cấp cứu; bay phục vụ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA); huấn luyện phi công…
Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam gồm 7 đơn vị thành viên, nhưng khai thác hoạt động bay dịch vụ chỉ có 2 đơn vị chính gồm: Công ty Trực thăng miền Bắc và Công ty Trực thăng miền Nam. Trang bị máy bay của 2 công ty này đều do đơn vị “mẹ” mua sắm và phân phối. Các loại máy bay chủ yếu đều có xuất xứ từ hãng Mil Moscow (Nga) và Eurocopter (Pháp).
 Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam gồm 7 đơn vị thành viên, nhưng khai thác hoạt động bay dịch vụ chỉ có 2 đơn vị chính gồm: Công ty Trực thăng miền Bắc và Công ty Trực thăng miền Nam. Trang bị máy bay của 2 công ty này đều do đơn vị “mẹ” mua sắm và phân phối. Các loại máy bay chủ yếu đều có xuất xứ từ hãng Mil Moscow (Nga) và Eurocopter (Pháp).

Phi đội máy bay tối tân của Malaysia Airlines

(Kiến Thức) - Ngoài chiếc Boeing 777-200, hãng hàng không Malaysia Airlines hiện đang sở hữu nhiều loại máy bay tối tân hàng đầu thế giới.

Chiếc Boeing 747-400 hiện là máy bay nhanh nhất trong dòng 747, sức chứa tối đa 600 hành khách. Malaysia có 2 chiếc loại này sơn màu đỏ trắng.
 Chiếc Boeing 747-400 hiện là máy bay nhanh nhất trong dòng 747, sức chứa tối đa 600 hành khách. Malaysia có 2 chiếc loại này sơn màu đỏ trắng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới