Nóng: Căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, quân đội Australia không thể đứng nhìn

Nóng: Căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, quân đội Australia không thể đứng nhìn

(Kiến Thức) - Australia đã quyết định tăng chi tiêu quân sự thêm 40% để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc; Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng, việc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, Australia không thể đứng ngoài cuộc.

Ngày 2/7, Thủ tướng Australia Scott Morrison cam kết giành 270 tỷ đô la Australia (tương đương 186 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng trong vòng 10 năm tới (tăng 40% so với trước), để đối phó với môi trường khu vực đang ngày càng xấu đi. Ảnh: Thủ tướng Australia Scott Morrison - Nguồn: Reuters.
Ngày 2/7, Thủ tướng Australia Scott Morrison cam kết giành 270 tỷ đô la Australia (tương đương 186 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng trong vòng 10 năm tới (tăng 40% so với trước), để đối phó với môi trường khu vực đang ngày càng xấu đi. Ảnh: Thủ tướng Australia Scott Morrison - Nguồn: Reuters.
Phát biểu tại Học việc quốc phòng Australia, Thủ tướng Morrison nhấn mạnh: "Sự thật rất đơn giản, ngay cả khi chúng ta đang phải căng mình đối phó với đại dịch COVID-19, thì chúng ta vẫn phải chuẩn bị cho những mối đe dọa an ninh tiềm ẩn, còn nguy hiểm hơn cả đại dịch". Ảnh: Thủ tướng Australia Scott Morrison - Nguồn: Reuters.
Phát biểu tại Học việc quốc phòng Australia, Thủ tướng Morrison nhấn mạnh: "Sự thật rất đơn giản, ngay cả khi chúng ta đang phải căng mình đối phó với đại dịch COVID-19, thì chúng ta vẫn phải chuẩn bị cho những mối đe dọa an ninh tiềm ẩn, còn nguy hiểm hơn cả đại dịch". Ảnh: Thủ tướng Australia Scott Morrison - Nguồn: Reuters.
Thủ tướng Morrison cũng chỉ ra một loạt các yếu tố phức tạp hơn nữa ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm việc đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, tranh chấp lãnh thổ dẫn đến nguy cơ xung đột giữa các quốc gia. Thủ tướng Morrison cũng chỉ ra rằng: Diễn biến tình hình tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nhanh hơn dự đoán của Sách trắng Quốc phòng Australia 2016 . Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông năm 2017 - Nguồn: 81.cn.
Thủ tướng Morrison cũng chỉ ra một loạt các yếu tố phức tạp hơn nữa ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm việc đẩy nhanh hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, tranh chấp lãnh thổ dẫn đến nguy cơ xung đột giữa các quốc gia. Thủ tướng Morrison cũng chỉ ra rằng: Diễn biến tình hình tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nhanh hơn dự đoán của Sách trắng Quốc phòng Australia 2016 . Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông năm 2017 - Nguồn: 81.cn.
Thủ tướng Morrison đánh giá: Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang trở thành điểm "nóng" của thế giới trong thời gian gần đây, như việc tranh chấp lãnh thổ biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ; tình hình phức tạp tại khu vực Biển Đông, do Trung Quốc quân sự hóa vùng biển quốc tế quan trọng này. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ bảo vệ một đường cao tốc dẫn tới hồ Leh, ở Gagangir, giáp Trung Quốc - Nguồn: AFP.
Thủ tướng Morrison đánh giá: Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang trở thành điểm "nóng" của thế giới trong thời gian gần đây, như việc tranh chấp lãnh thổ biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ; tình hình phức tạp tại khu vực Biển Đông, do Trung Quốc quân sự hóa vùng biển quốc tế quan trọng này. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ bảo vệ một đường cao tốc dẫn tới hồ Leh, ở Gagangir, giáp Trung Quốc - Nguồn: AFP.
Ông Morrison cho rằng, Australia và các đối tác khu vực sẽ phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, nhưng cũng cần đề cao vai trò điều phối của Australia. Thủ tướng Morrison khẳng định: Australia "có khả năng và sẵn sàng" để triển khai quân đội để kiềm chế lực lượng có khả năng phá hoại. Ảnh: Tàu chiến Mỹ và Australia tuần tra ở Biển Đông ngày 22/4/2020 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Ông Morrison cho rằng, Australia và các đối tác khu vực sẽ phát triển mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, nhưng cũng cần đề cao vai trò điều phối của Australia. Thủ tướng Morrison khẳng định: Australia "có khả năng và sẵn sàng" để triển khai quân đội để kiềm chế lực lượng có khả năng phá hoại. Ảnh: Tàu chiến Mỹ và Australia tuần tra ở Biển Đông ngày 22/4/2020 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Thủ tướng Morrison chỉ rõ: "Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là sự cạnh tranh chiến lược, nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng, không chỉ Mỹ và Trung Quốc mới là người chơi chính, phần còn lại của khu vực còn có Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam và các quốc gia ở Thái Bình Dương đều có vai trò, đưa ra lựa chọn và tạo ảnh hưởng". Ảnh: Một chiếc tiêm kích hạm F/A-18F cất cánh từ tàu sân bay Roosevelt (CVN 71) ở biển Philippines ngày 18/3 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Thủ tướng Morrison chỉ rõ: "Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ là sự cạnh tranh chiến lược, nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng, không chỉ Mỹ và Trung Quốc mới là người chơi chính, phần còn lại của khu vực còn có Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam và các quốc gia ở Thái Bình Dương đều có vai trò, đưa ra lựa chọn và tạo ảnh hưởng". Ảnh: Một chiếc tiêm kích hạm F/A-18F cất cánh từ tàu sân bay Roosevelt (CVN 71) ở biển Philippines ngày 18/3 - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Việc tăng ngân sách quốc phòng lần này, sẽ giúp tăng khả năng chiến đấu của Quân đội Australia, nhất là các lực lượng hải quân và không quân như mua các hệ thống vũ khí tiến công tầm xa, hệ thống phòng thủ khu vực và năng lực tác chiến mạng. Ảnh: Tàu tuần dương HMAS Parramatta của Hải quân Australia tham gia tập trận với tàu chiến Mỹ - Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia
Việc tăng ngân sách quốc phòng lần này, sẽ giúp tăng khả năng chiến đấu của Quân đội Australia, nhất là các lực lượng hải quân và không quân như mua các hệ thống vũ khí tiến công tầm xa, hệ thống phòng thủ khu vực và năng lực tác chiến mạng. Ảnh: Tàu tuần dương HMAS Parramatta của Hải quân Australia tham gia tập trận với tàu chiến Mỹ - Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia
Bộ trưởng  Quốc phòng Australia Linda Reynold cũng xác nhận rằng, nước này sẽ có được một số lượng Tên lửa chống hạm thế hệ mới LRASM AGM-158C của Lockheed Martin (Mỹ), có tầm bắn tới 370 km, thông qua thỏa thuận mua bán vũ khí nước ngoài với Hải quân Mỹ. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynold - Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynold cũng xác nhận rằng, nước này sẽ có được một số lượng Tên lửa chống hạm thế hệ mới LRASM AGM-158C của Lockheed Martin (Mỹ), có tầm bắn tới 370 km, thông qua thỏa thuận mua bán vũ khí nước ngoài với Hải quân Mỹ. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynold - Nguồn: Bộ Quốc phòng Australia.
Ngoài ra, Chính phủ Australia cũng xem xét khả năng lập một mạng lưới vệ tinh do nước này vận hành (Dự án 3023 Giai đoạn 1), nhằm giảm phụ thuộc vào hệ thống của Mỹ và mở rộng hệ thống radar nhằm giám sát các khu vực ở phía đông Australia. Ảnh: Hải quân Australia sẽ tập trung nhiều hơn vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương - Nguồn: Getty.
Ngoài ra, Chính phủ Australia cũng xem xét khả năng lập một mạng lưới vệ tinh do nước này vận hành (Dự án 3023 Giai đoạn 1), nhằm giảm phụ thuộc vào hệ thống của Mỹ và mở rộng hệ thống radar nhằm giám sát các khu vực ở phía đông Australia. Ảnh: Hải quân Australia sẽ tập trung nhiều hơn vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương - Nguồn: Getty.
Chương trình huấn luyện sử dụng tên lửa LRASM AGM-158C cho không quân Australia sẽ bắt đầu tại Mỹ vào năm 2021. Tên lửa AGM-158C đầu tiên sẽ được sử dụng trên 24 máy bay chiến đấu tấn công F/A-18F Super Hornet của Không quân Australia. Ảnh: Australia sẽ mua tên lửa AGM-158C - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Chương trình huấn luyện sử dụng tên lửa LRASM AGM-158C cho không quân Australia sẽ bắt đầu tại Mỹ vào năm 2021. Tên lửa AGM-158C đầu tiên sẽ được sử dụng trên 24 máy bay chiến đấu tấn công F/A-18F Super Hornet của Không quân Australia. Ảnh: Australia sẽ mua tên lửa AGM-158C - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Việc đưa số tên lửa trên vào trực chiến trong Không quân Australia sẽ được bắt đầu vào năm 2023. Bộ trưởng Reynold cho biết, số tên lửa này cũng sẽ được tích hợp với số máy bay tàng hình F-35A mà nước mới được trang bị. Ảnh: Một chiếc F-35 của Australia tại căn cứ Williamtown - Nguồn: Asian Defence News.
Việc đưa số tên lửa trên vào trực chiến trong Không quân Australia sẽ được bắt đầu vào năm 2023. Bộ trưởng Reynold cho biết, số tên lửa này cũng sẽ được tích hợp với số máy bay tàng hình F-35A mà nước mới được trang bị. Ảnh: Một chiếc F-35 của Australia tại căn cứ Williamtown - Nguồn: Asian Defence News.
Australia cũng đang tiến hành đàm phán để mua loại máy bay vận tải quân sự chiến lược C-130J-30 Hercules của Lockheed Martin và máy bay tiếp dầu đa chức năng Airbus A330, máy bay cảnh báo sớm E-7A, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler...Ảnh: Máy bay vận tải quân sự C-130J-30 Hercules - Nguồn: Lockheed Martin.
Australia cũng đang tiến hành đàm phán để mua loại máy bay vận tải quân sự chiến lược C-130J-30 Hercules của Lockheed Martin và máy bay tiếp dầu đa chức năng Airbus A330, máy bay cảnh báo sớm E-7A, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler...Ảnh: Máy bay vận tải quân sự C-130J-30 Hercules - Nguồn: Lockheed Martin.
Đài radar tại Jindalee (một địa điểm tại ngoại ô tây nam thành phố Brisbane, bang Queensland) cũng sẽ được mở rộng, để có thể bao phủ toàn bộ tuyến hàng hải phía đông Australia. Chính phủ Australia cũng sẽ hỗ trợ kinh phí để phát triển vũ khí siêu vượt âm. Ảnh: Tàu HMAS Sydney - Nguồn: navy.gov.au.
Đài radar tại Jindalee (một địa điểm tại ngoại ô tây nam thành phố Brisbane, bang Queensland) cũng sẽ được mở rộng, để có thể bao phủ toàn bộ tuyến hàng hải phía đông Australia. Chính phủ Australia cũng sẽ hỗ trợ kinh phí để phát triển vũ khí siêu vượt âm. Ảnh: Tàu HMAS Sydney - Nguồn: navy.gov.au.
Về hải quân, Australia sẽ nhận hai tàu vận tải đa dụng mới và 8 tàu quét mìn và tuần tra xa bờ; các tàu chiến đấu này được thiết kế dựa trên lớp tàu Arafura hiện đang được chế tạo. Ảnh: Tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Australia phóng tên lửa chống hạm Harpoon - Nguồn: navy.gov.au.
Về hải quân, Australia sẽ nhận hai tàu vận tải đa dụng mới và 8 tàu quét mìn và tuần tra xa bờ; các tàu chiến đấu này được thiết kế dựa trên lớp tàu Arafura hiện đang được chế tạo. Ảnh: Tàu khu trục HMAS Hobart của Hải quân Australia phóng tên lửa chống hạm Harpoon - Nguồn: navy.gov.au.
Về lục quân, Lục quân Australia sẽ nhận được trang bị các phương tiện cơ giới mới, có khả năng cơ động, bảo vệ và hỏa lực tốt hơn; thêm hai lữ đoàn pháo phản lực và Australia thay thế xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams bằng M1A3 Abrams. Ảnh: Australia tiếp nhận lô vũ khí từ Đức nhằm nâng cao khả năng tác chiến và đảm bảo việc tham gia tốt hơn các chiến dịch quân sự quốc tế - Nguồn: Reuters.
Về lục quân, Lục quân Australia sẽ nhận được trang bị các phương tiện cơ giới mới, có khả năng cơ động, bảo vệ và hỏa lực tốt hơn; thêm hai lữ đoàn pháo phản lực và Australia thay thế xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams bằng M1A3 Abrams. Ảnh: Australia tiếp nhận lô vũ khí từ Đức nhằm nâng cao khả năng tác chiến và đảm bảo việc tham gia tốt hơn các chiến dịch quân sự quốc tế - Nguồn: Reuters.
Video Quân đội Việt Nam đóng tàu cứu hộ tàu ngầm cho Australia - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT