Sai lầm ai cũng mắc khi dùng nhà vệ sinh
Hãy tránh những sai lầm phổ biến sau để giảm thiểu bị nhiễm khuẩn từ vật dụng quen thuộc trong nhà vệ sinh.
Sợ hãi cảnh nhếch nhác của nhà vệ sinh bệnh viện
Nhà vệ sinh bệnh viện tại một số cơ sở y tế quá tải thường trong tình trạng nhếch nhác, bẩn thỉu.
Cô gái hơn 20 năm mắc chứng “nghiện” nhà vệ sinh
Hơn 20 năm bệnh, mỗi ngày, chị Hoa phải đi vệ sinh hàng chục lần và rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.
Khi mắc hội chứng này, người bệnh phải đi tiểu rất nhiều lần và mất nhiều thời gian trong nhà vệ sinh. Tuy hội chứng này không gây tử vong, nhưng người bệnh sẽ gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt.
Bác sĩ Liên chia sẻ mới đây anh đã tiếp nhận và điều trị cho một nữ bệnh nhân mắc chứng phụ thuộc nhà vệ sinh suốt 20 năm. Đó là chị Trương Thị Hoa (40 tuổi) - một cô giáo của một trường THCS trên địa bàn TP Cần Thơ.
Trong suốt thời gian dài mắc bệnh, mỗi ngày, chị Hoa phải đi vệ sinh hàng chục lần và rơi vào những tình huống dở khóc dở cười.
Thậm chí, khi mang thai đứa con thứ 2, với những cơn đau phải chịu hàng ngày và bất tiện trong cuộc sống do một ngày phải đi vệ sinh vài chục lần, chị Hoa đã có ý định bỏ thai. Chị sợ đứa con sinh ra sẽ bị ảnh hưởng.
May mắn, cháu bé ra đời hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng từ sau khi sinh con, căn bệnh tiểu nhiều của chị ngày càng nặng.
Mỗi ngày, chị Hoa phải đi vệ sinh hàng chục lần. Ảnh: Fragilex |
“Qua thăm khám, chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn tiểu tiện, hay còn gọi là hội chứng phụ thuộc nhà vệ sinh. Sau khi xác định được bệnh, chúng tôi đã điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp nong niệu đạo, tập cơ thắt, nhịn tiểu và bơm rửa bàng quang. Sau thời gian điều trị, tình trạng bệnh cải thiện đáng kể. Chị Hoa gần như đã kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình”, bác sĩ Liên cho hay.
Chuyên gia khuyến cáo những người mắc rối loạn tiểu tiện nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh nhân thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, khó chịu nhất là tiểu đêm gây mất ngủ kéo dài, công việc bị gián đoạn, mất tự tin trong cuộc sống.
Đặc biệt, nếu để lâu, bệnh có thể tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn ngược dòng, viêm thận dẫn tới bị suy thận.
Để phát hiện và điều trị kịp thời, bác sĩ Liên khuyên người dân khi thấy các biểu hiện tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thận - tiết niệu để thăm khám.
“Người dân tuyệt đối không nên giấu bệnh, hoặc tự ý dùng thuốc để cắt cơn buồn tiểu vì việc làm này dễ gây biến chứng, ứ nước thận, suy thận, kéo dài thời gian điều trị mà không mang lại kết quả tốt”, bác sĩ Liên cảnh báo.
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.