Nỗi niềm nữ chiến sỹ cảnh sát giao thông trực Tết xa nhà

(Kiến Thức) - "Tết đến khi mọi người đang quây quần bên mâm cơm với gia đình, tôi ngồi trong đơn vị lại là con gái nên cũng có chút tủi thân...", Trung úy CSGT Vũ Thị Sinh Hoa bùi ngùi nhớ lại lần trực Tết đầu tiên.

Những ngày cận Tết Mậu Tuất 2018, khắp phố phường Hà Nội được trang trí cờ hoa, đèn điện sáng đẹp lộng lẫy, người người nhà nhà rủ nhau đi mua sắm nhộn nhịp để chuẩn bị đón chào một năm mới an lành, hạnh phúc. Ngược lại, với nữ Trung úy cảnh sát giao thông Vũ Thị Sinh Hoa (SN 1989, thuộc Đội tuần tra dẫn đoàn – Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) vẫn quay cuồng với công việc ở đơn vị.
Đội tuần tra dẫn đoàn thuộc Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội.
  Đội tuần tra dẫn đoàn thuộc Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội.
Nhiều năm phải đón Tết xa gia đình
Gặp nữ Trung úy CSGT Vũ Thị Sinh Hoa tại Đội tuần tra dẫn đoàn - Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, nhưng do công việc rất bận bịu nên chị chỉ thu xếp được khoảng đôi mười phút trò chuyện với chúng tôi. Trung úy Hoa cho biết chị bắt đầu về công tác tại Đội tuần tra dẫn đoàn từ tháng 9/2010. Từ thời điểm làm việc đến nay đã ba cái Tết nữ Trung úy CSGT này phải xa gia đình vì nhiệm vụ.
Nhớ về cái Tết đầu tiên xa gia đình, xa người thân, nữ Trung úy CSGT Vũ Thị Sinh Hoa khẽ mỉm cười kể: “Tết đến khi mọi người đang quây quần bên mâm cơm với gia đình, tôi ngồi trong đơn vị cũng có chút tủi thân, thế nhưng niềm vinh dự được trực Tết lại vô cùng lớn lao. Lúc ấy ở đội có chỉ huy đội, các anh, chị, em cán bộ chiến sỹ cùng ca trực và mọi người cùng động viên, an ủi nhau vì nhiệm vụ nên cố gắng vượt qua. Do đặc thù của đội chủ yếu là dẫn đoàn và sắp xếp xe, nếu những ngày bình thường sẽ có giờ giấc làm việc ổn định, còn khi nào mà có nhiệm vụ đột xuất như các ngày đại hội quan trọng diễn ra tại Hà Nội, chúng tôi sẽ phải đi từ 4h sáng cho đến khoảng 21h hoặc 22h đêm mới được về. Hầu như phải làm việc liên tục kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ Tết không được nghỉ như vậy nên dần dần cũng thành quen”.
Trung úy CSGT Vũ Thị Sinh Hoa không bao giờ từ bỏ nghề CSGT dù công việc có vất vả, khó khăn đến mấy.
  Trung úy CSGT Vũ Thị Sinh Hoa không bao giờ từ bỏ nghề CSGT dù công việc có vất vả, khó khăn đến mấy.
Theo chia sẻ của nữ Trung úy CSGT Hoa, từ lúc lựa chọn phục vụ trong ngành Công an nhân dân, chị được gia đình, anh chị em, bạn bè vô cùng ủng hộ. Mặc dù là con gái nhưng nữ Trung úy CSGT không hề thua kém bất kỳ “cánh mày râu” nào trong nghề, chị luôn giữ vững niềm tin vào Đảng, Nhà nước, luôn cố gắng học tập rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, trong quá trình công tác tại Đội tuần tra dẫn đoàn – Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, Trung úy CSGT Vũ Thị Sinh Hoa đã đạt được nhiều thành tích đáng nể, chị còn được lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội tặng giấy khen, đồng nghiệp, bạn bè tin yêu ngưỡng mộ và giao các vị trí quan trọng trong những phong trào thi đua, đại hội do ngành Công an tổ chức.
“Tôi cảm thấy vinh dự, tự hào khi được đứng trong hàng ngũ Công an nhân dân, phục vụ nhân dân, đất nước. Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn nghành CSGT và không bao giờ từ bỏ”, Trung úy Hoa nói.
Trung úy CSGT Hoa trong một lần làm nhiệm vụ.
 Trung úy CSGT Hoa trong một lần làm nhiệm vụ.
Giao thừa không được ở cùng bạn đời
Do bận công việc mà phần nhiều thời gian của nữ cảnh sát giao thông Sinh Hoa chủ yếu là ở đơn vị. Nếu không làm nhiệm vụ phân luồng hoặc dẫn đoàn, điều tiết giao thông thì nữ Trung úy Hoa lại quay về đơn vị xử lý hồ sơ vụ việc các việc cùng cán bộ, chiến sĩ ca trực, nhất là trong ngày Tết rất nhiều.
Đặc biệt, chồng của Trung úy Hoa cùng nghành CSGT nên hầu như mọi việc ở nhà của hai vợ chồng đều phải nhờ đến sự giúp đỡ từ bố mẹ chồng, nhất là việc chăm sóc hai đứa con. Nhiều cái Tết cả hai vợ chồng Trung úy Hoa đều phải trực nên không có giây phút đón giao thừa cạnh nhau.
“Chồng tôi hầu như phải trực 100% ngày Tết, còn tôi nếu trực sẽ đều phải trực hết đêm 30, nên từ lúc cưới nhau xong ít được bên nhau phút giao thừa lắm”, Trung úy Hoa kể.
Trung úy CSGT Hoa hạnh phúc bên chồng và hai con.
 Trung úy CSGT Hoa hạnh phúc bên chồng và hai con.
Theo nữ chiến sĩ cảnh sát giao thông, từng có quãng thời gian chồng của chị “nhăn nhó” vì cả hai đều phải làm việc suốt ngày. “Sau kỳ nghỉ phép sinh con đầu lòng đang ở nhà làm việc nhà tôi trở lại đi làm thì chồng hơi nhăn nhó mặt mày. Đến khi cả hai ngồi lại chia sẻ, tâm sự và tôi cũng chia sẻ với chồng về niềm đam mê cháy bỏng với công việc, niềm khát khao được cống hiến vì nhân dân, đất nước… Trong khi chồng cũng phục vụ trong ngành nên dần dần chồng hiểu và thông cảm”, nữ Trung úy CSGT Hoa chia sẻ.
“Ngày Tết thật sự cũng rất muốn về với gia đình, họ hàng, có lúc mọi người gọi điện cho hỏi Tết này có về được không, Tết này được nghỉ mấy ngày? Lúc ấy tôi chỉ cười và nói rằng càng những ngày lễ thì càng phải trực. Tôi cũng sợ mọi người buồn nhưng không thể làm thế nào khác. Thực sự không chỉ riêng gì các cán bộ chiến sỹ phục vụ trong ngành Công an mà nhiều người làm ở các ngành, lĩnh vực khác cũng như vậy, mỗi khi Tết đến xuân về ai ai cũng mong được quây quần bên mâm cơm gia đình. Khi hoàn thành xong ca trực tôi về với gia đình thấy mọi người vui vẻ chào đón là phấn khởi rồi”, Trung úy CSGT Vũ Thị Sinh Hoa bày tỏ.
Để phân chia thời gian hợp lý vừa hoàn thành công việc, vừa chăm sóc gia đình, nữ Trung úy CSGT Vũ Thị Sinh Hoa cho biết, ngay sau khi kết thúc công việc là lao về nhà thật nhanh, làm mọi công việc gia đình. Đặc biệt, dịp Tết đến Xuân về rất muốn ở nhà để phụ dọn dẹp nhà cửa, mua sắm nhưng vì nhiệm vụ đành phải xa gia đình.

Buồn vui phóng viên trực Tết

(Kiến Thức) - Những ngày Tết khi ai ai cũng được sum vầy đầm ấm bên gia đình thì với nhiều phóng viên, nhà báo, họ phải lang thang ngoài đường, thức trắng đêm... để trực Tết. 

Trong những ngày cuối năm cũ và đầu năm mới, đặc biệt là trong thời khắc giao thừa, hầu như ai cũng muốn được sum họp đầm ấm bên gia đình. Tuy nhiên, với nhiều nhà báo, phóng viên, vào cái thời điểm thiêng liêng, ý nghĩa nhất năm ấy, họ phải xa nhà, thức trắng đêm để đưa tin về không khí tết, tình hình an toàn giao thông, an ninh trật tự, giá cả thị trường, các lễ hội xuân… Với họ, được truyền tải thông tin trong dịp Tết đến với bạn đọc trên cả nước, để mọi người vui xuân trọn vẹn luôn là thứ tiên quyết nhất và chỉ có đam mê, nhiệt huyết với nghề mới giúp họ quên đi nỗi buồn xa nhà, xa người thân để toàn tâm với nhiệm vụ trực Tết.
Phóng viên Đỗ Quốc Huy, Báo Pháp luật Việt Nam, khi nhớ về những thời điểm trực Tết vẫn có nhiều cảm xúc khó tả. Liên tục trong năm 2013 và 2014, Phóng viên Đỗ Quốc Huy đều nhận lệnh trực tết, phản ánh nhanh nhạy những thông tin thời sự, đưa tin lễ hội giao thừa tại nhiều địa điểm ở Hà Nội, đồng thời ghi nhận tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, cũng như vấn đề vệ sinh thực phẩm...

Sự thật ít biết về "chiến sĩ thầm lặng" thắp sáng Thủ đô

(Kiến Thức) - Đánh đổi những giây phút sum vầy gia đình ngày Tết, CBCNV EVN Hà Nội cần mẫn trong phòng trực, giữ nguồn điện luôn ổn định ngày Tết cho dân Thủ đô.

Đường phố được trang hoàng lộng lẫy với những ánh đèn sáng lung linh, Tháp Rùa, Cầu Thê Húc in bóng xuống mặt hồ. Con người, phố phường, tiết Xuân như hòa vào một để làm nên một bầu không khí tươi vui nhất trong ngày đầu năm mới. Dòng người tấp nập chờ đợi ngắm những chùm pháo hoa được bắn lên bầu trời vào giây phút thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Nhưng cũng còn đó những con người vì công việc, niềm vui, hạnh phúc của mọi nhà, mà hy sinh cái giây phút thiêng liêng, thời khắc đặc biệt này.
Với mọi người, Tết là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và sum họp sau những ngày làm việc vất vả, nhưng với cán bộ, nhân viên Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, đó là những ngày làm việc căng thẳng nhất và trách nhiệm phải đặt lên cao nhất. Họ phải gác bỏ việc riêng tư, tạm quên tổ ấm gia đình để hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ người dân được đón Tết với một niềm vui trọn vẹn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.