Nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa của phố cổ Hội An

Nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa của phố cổ Hội An

Với kiến trúc độc đáo cùng hệ thống hiện vật đặc sắc, những năm qua Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An luôn là một điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan ở Di sản thế giới Đô thị cổ Hội An.

Tọa lạc tại số 33 Nguyễn Thái Học, Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An là địa điểm không thể bỏ qua dành cho những du khách muốn khám phá nét văn hóa cổ truyền của  phố cổ Hội An.
Tọa lạc tại số 33 Nguyễn Thái Học, Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An là địa điểm không thể bỏ qua dành cho những du khách muốn khám phá nét văn hóa cổ truyền của phố cổ Hội An.
Mở cửa đón tiếp khách tham quan từ năm 2005, Bảo tàng có diện tích 369 m2, là nơi trưng bày gần 500 hiện vật với 4 chủ đề chính, đó là: - Nghệ thuật tạo hình dân gian - Nghệ thuật diễn xướng dân gian - Các làng nghề truyền thống - Sinh họat dân gian.
Mở cửa đón tiếp khách tham quan từ năm 2005, Bảo tàng có diện tích 369 m2, là nơi trưng bày gần 500 hiện vật với 4 chủ đề chính, đó là: - Nghệ thuật tạo hình dân gian - Nghệ thuật diễn xướng dân gian - Các làng nghề truyền thống - Sinh họat dân gian.
Nghệ thuật tạo hình dân gian ở Hội An được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc, chạm trổ trên gỗ, phù điêu bằng sành sứ, tượng thờ, tượng trang trí bằng đồng, đất nung, tranh thủy mặc, tranh màu, hoành phi, liễn đối... thể hiện sự tinh tế, tài hoa của các thế hệ nghệ nhân ở phố Hội xưa.
Nghệ thuật tạo hình dân gian ở Hội An được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc, chạm trổ trên gỗ, phù điêu bằng sành sứ, tượng thờ, tượng trang trí bằng đồng, đất nung, tranh thủy mặc, tranh màu, hoành phi, liễn đối... thể hiện sự tinh tế, tài hoa của các thế hệ nghệ nhân ở phố Hội xưa.
Nghệ thuật diễn xướng dân gian Hội An được phản ánh qua điệu múa thiên cẩu, lối hát bả trạo, trò chơi bài chòi. Đây là những loại hình diễn xướng mang nhiều ý nghĩa tâm linh, thường được tổ chức vào các dịp lễ, đặc biệt là Tết Nguyên Đán hay các lễ hội lớn.
Nghệ thuật diễn xướng dân gian Hội An được phản ánh qua điệu múa thiên cẩu, lối hát bả trạo, trò chơi bài chòi. Đây là những loại hình diễn xướng mang nhiều ý nghĩa tâm linh, thường được tổ chức vào các dịp lễ, đặc biệt là Tết Nguyên Đán hay các lễ hội lớn.
Các làng nghề truyền thống ở Hội An được giới thiệu qua các hiện vật sinh động, gồm nghề buôn, nghề đánh bắt thủy hải sản, nghề nông, nghề y cổ truyền, nghề mộc, nghề gốm, và đặc biệt là nghề may có từ lâu đời, với các dịch vụ may nhanh được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Các làng nghề truyền thống ở Hội An được giới thiệu qua các hiện vật sinh động, gồm nghề buôn, nghề đánh bắt thủy hải sản, nghề nông, nghề y cổ truyền, nghề mộc, nghề gốm, và đặc biệt là nghề may có từ lâu đời, với các dịch vụ may nhanh được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Sinh hoạt dân gian truyền thống ở Hội An được tái hiện qua nhiều loại trang phục truyền thống gắn với các tục lệ, thể hiện sự đa dạng văn hóa của một cộng đồng gồm nhiều lớp, nhiều cội nguồn khác ở cảng thị Hội An xưa.
Sinh hoạt dân gian truyền thống ở Hội An được tái hiện qua nhiều loại trang phục truyền thống gắn với các tục lệ, thể hiện sự đa dạng văn hóa của một cộng đồng gồm nhiều lớp, nhiều cội nguồn khác ở cảng thị Hội An xưa.
Có thể nói, các hiện vật trong Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An đã thể hiện cô đọng các giá trị thuộc văn hoá phi vật thể, giới thiêụ về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển vùng đất Hội An.
Có thể nói, các hiện vật trong Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An đã thể hiện cô đọng các giá trị thuộc văn hoá phi vật thể, giới thiêụ về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển vùng đất Hội An.
Bản thân ngôi nhà dùng làm Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An cũng là một công trình có giá trị văn hóa nổi bật của phố cổ Hội An. Đây chính là ngôi nhà cổ có quy mô to lớn nhất của Hội An.
Bản thân ngôi nhà dùng làm Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An cũng là một công trình có giá trị văn hóa nổi bật của phố cổ Hội An. Đây chính là ngôi nhà cổ có quy mô to lớn nhất của Hội An.
Toàn bộ ngôi nhà có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét, gồm hai tầng, sàn bằng gỗ, thông hai mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Toàn bộ khu nhà được chia làm 3 khối nhà, ngăn cách nhau bằng 2 khoảng sân trời, lối xây dựng điển hình trong phố cổ Hội An.
Toàn bộ ngôi nhà có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét, gồm hai tầng, sàn bằng gỗ, thông hai mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Toàn bộ khu nhà được chia làm 3 khối nhà, ngăn cách nhau bằng 2 khoảng sân trời, lối xây dựng điển hình trong phố cổ Hội An.
Với kiến trúc độc đáo cùng hệ thống hiện vật đặc sắc, những năm qua Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An luôn là một điểm đến hấp dẫn, thu hút trên dưới 10.000 lượt du khách tham quan ở Di sản thế giới Đô thị cổ Hội An mỗi năm.
Với kiến trúc độc đáo cùng hệ thống hiện vật đặc sắc, những năm qua Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An luôn là một điểm đến hấp dẫn, thu hút trên dưới 10.000 lượt du khách tham quan ở Di sản thế giới Đô thị cổ Hội An mỗi năm.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.

GALLERY MỚI NHẤT