Nỗi lo thực phẩm “bẩn” mùa lễ hội

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm mùa lễ hội đang diễn ra ở nhiều nơi. Thị trường phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách cũng trở nên sôi động, kèm theo đó là nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Trong tháng Giêng, mọi người vẫn còn tâm lý “du xuân lễ hội” và đi ăn hàng quán bên ngoài nhiều hơn nấu cơm ở nhà. Nắm bắt cơ hội này, nhiều hộ kinh doanh hàng ăn, quán giải khát “mọc lên như nấm” tại các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, các di tích lịch sử, chùa, miếu, đình…, bất chấp những cảnh báo nguy cơ về an toàn thực phẩm.
Nguy cơ hiện hữu
Những ngày đầu năm mới, khu Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia Chùa Linh Sơn Cổ Tự (phường 2, TP Vũng Tàu) luôn tấp nập du khách đến lễ, cầu may, du xuân. Khu vực phía ngoài di tích, hàng quán mọc lên như nấm, từ những quán khang trang đến những gánh hàng rong tạm bợ. Đặc điểm chung của những quán ăn ở khu vực này là thực phẩm không được che đậy hay bảo quản kỹ càng, tất cả đều được “phơi” ra để mời gọi du khách.
Mục sở thị một quán bún ốc nằm cạnh Chùa Linh Sơn Cổ Tự, phóng viên nhận thấy, cơ sở không bảo quản thực phẩm tươi sống trong tủ chuyên dụng. Tại khu vực vệ sinh, rau xanh, củ quả để dưới đất; hàng trăm chiếc bát, đũa, thìa chưa rửa... Ở khu vực bàn ăn, thực khách “vô tư” xả thức ăn thừa, giấy ăn xuống nền đất, do quán không bố trí thùng rác tiện dụng.
Noi lo thuc pham “ban” mua le hoi
Bốc đồ ăn cho khách bằng tay trần. 
Còn tại các khu vực gần chùa Ngọc Hoàng (quận 1, TP HCM) xuất hiện nhiều quán ăn vặt bán rong hai bên đường như kẹo bông, bò bía, bánh tráng trộn, bánh mì… bày bán ngay trên vỉa hè, trước cổng chùa…
Cá biệt, một số người bán hàng không đeo găng tay khi lấy đồ ăn, vừa bốc thực phẩm sống để chế biến món ăn, vừa bốc thực phẩm chín cho khách, xong quay qua cầm tiền và thối tiền thừa cho khách,... có rất nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chị Trần Thị Bích Vân (quận 6, TP HCM) chia sẻ: “Sau tết thường là mùa lễ hội nên các dịch vụ kinh doanh ăn theo rất nhiều. Để bảo đảm sức khỏe cho mình, tôi nghĩ, mọi người khi ra ngoài không nên sử dụng thực phẩm ở những hàng quán tạm bợ, không có tủ kính, người chế biến thực phẩm không đeo găng tay. Việc bảo đảm an toàn thực phẩm trước hết phải đến từ chính bản thân mỗi người tiêu dùng”.
Tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), những thực phẩm có nguồn gốc động vật, giàu đạm, dầu như thịt, hải sản, sữa rất dễ bị ôi thiu, chỉ cần sơ suất nhỏ trong chế biến, bảo quản là vi khuẩn phát triển. Bởi vậy, ý thức của người bán cần được nâng cao để tránh cho du khách các nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Hơn nữa, để loại bỏ hàm lượng độc tố, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư bám trên rau cần phải rửa sạch nhiều lần dưới dòng nước chảy. Thế nhưng, tại các quán ăn tự phát, mang tính thời vụ, số lượng rau sử dụng lớn, nguồn nước lại hạn chế nên hầu hết chỉ rửa qua loa. Do đó, nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.
Noi lo thuc pham “ban” mua le hoi-Hinh-2
Lực lượng chức năng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Minh họa 
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (tính từ ngày 8/2 đến 14/2), cả nước ghi nhận tổng số 616 ca khám, cấp cứu ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa; trong đó có 314 ca nhập viện theo dõi điều trị.
Nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm mùa lễ hội xuân năm 2024, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức, triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào chất lượng, an toàn sản phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm, việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm, ghi nhãn sản phẩm, nguyên liệu, phụ gia sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm, điều kiện sản xuất thực phẩm và quảng cáo thực phẩm.
Phát hiện sớm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi và sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chuyển cơ quan điều tra truy tố trước pháp luật những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm nghiêm trọng, tái diễn. Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng.

Giật mình 4 loại thực phẩm “bẩn” nhất chợ, thông minh thì đừng ăn

Dưới đây là 4 loại thực phẩm được xem là thực phẩm bẩn nhất chợ, người bán thường không thèm ăn.

Giật mình 4 loại thực phẩm “bẩn” nhất chợ, thông minh thì đừng ăn
Giat minh 4 loai thuc pham “ban” nhat cho, thong minh thi dung an
 Vẫn luôn có những loại thực phẩm dù ngon miệng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn. Dưới đây là 4 loại thực phẩm được xem là thực phẩm bẩn nhất chợ, người bán thường không thèm ăn. (Ảnh minh họa)

Cuối năm, lại "nóng" thực phẩm bẩn

Lợi dụng thời điểm cuối năm, không ít gian thương sẵn sàng dùng mọi chiêu trò, thủ đoạn để buôn bán thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, tuồn hàng hóa hết hạn sử dụng... ra thị trường.

Cuối năm, lại "nóng" thực phẩm bẩn
Cuoi nam, lai
Lực lượng chức năng vào cuộc kiểm tra, kiểm soát thị trường thực phẩm. Ảnh: TCQLTT.

Giáp Tết Nguyên Đán, liên tục bắt hàng tấn thực phẩm bẩn

Dịp giáp Tết, cơ quan chức năng liên tục phát hiện các vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn. Trong đó phải kể đến vụ tạm giữ gần 2 tấn nầm lợn và tràng trứng gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở Hà Nội.

Giáp Tết Nguyên Đán, liên tục bắt hàng tấn thực phẩm bẩn

Giữa tuần qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9, QLTT Hà Nội phối hợp với Cảnh sát môi trường, Công an TP. Hà Nội kiểm tra phương tiện vận tải mang BKS 29H 178.xx đang dừng đỗ gần số 28 Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trên thùng xe có chứa 1 tấn nầm lợn và 0,8 tấn tràng trứng gà. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số thực phẩm trên.

Đoàn kiểm tra đã phối hợp với đơn vị thú y, cán bộ thú y xác định số nầm lợn và tràng trứng gà trên kém chất lượng và không đảm bảo vệ sinh thú y.

Giap Tet Nguyen Dan, lien tuc bat hang tan thuc pham ban

Cơ quan chức năng phát hiện gần 2 tấn nầm lợn và tràng trứng gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ ở Hà Nội (Ảnh: Cục QLTT TP. Hà Nội)

Trước đó, Cục QLTT TP. Hà Nội phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 1 tấn ức vịt đông lạnh và 180kg cánh gà đông lạnh tại 1 hộ kinh doanh trên địa bàn phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Số ức vịt và cánh gà đông lạnh này không có hóa đơn chứng từ, không có căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Còn tại Cần Thơ, hồi đầu tuần, lực lượng chức năng cũng vừa phát hiện 1 cơ sở kinh doanh chả cá dương tính với hàn the. Cụ thể, chiều 12/12/2022, Đội QLTT số 3, thuộc Cục QLTT TP.Cần Thơ phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP. Cần Thơ kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh chả cá K.A, trên đường Nguyễn Khuyến, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

Đoàn kiểm tra phát hiện có 2 loại chả cá mè, không có ghi nhãn hàng hóa. Trong đó, 1 loại có số lượng 147kg, giá bán 50.000 đồng/kg; 1 loại có số lượng 60kg, giá bán 50.000 đồng/kg. Đoàn kiểm tra dùng test kiểm tra nhanh hàn the thì phát hiện loại chả cá số lượng 147kg có kết quả âm tính, loại có số lượng 60kg có kết quả dương tính.

Một điểm chung là tất cả sản phẩm đều có xuất xứ ở nước ngoài và đều là lô hàng 3 không: không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch và không được cấp phép nhập khẩu theo quy định. Về cảm quan khó phát hiện ra là thực phẩm bẩn nhưng trên tem mác cho thấy nhiều thực phẩm đã hết hạn từ 1 năm, thậm chí là gần 2 năm.

Từ các vụ việc trên, có thể thấy, vào dịp cuối năm, lợi dụng nhu cầu của người dân đối với mặt hàng thực phẩm, vì lợi nhuận, một số đối tượng gian thương đã đưa ra thị trường để tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không xác định được nguồn gốc sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa. Vì vậy, người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh cho biết, hồi giữa tuần, cơ quan này đã tổ chức hội nghị triển khai công tác quản lý thị trường đợt cao điểm Tết Nguyên đán Qúy Mão.

Theo đó, Tổng cục yêu cầu QLTT các tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng kiểm tra, xử phạt nghiêm, nhất là đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán, như bánh kẹo, hoa quả, thực phẩm... 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.