Nói là làm Nga đưa tên lửa đạn đạo nguy hiểm tới sát Ukraine

Nói là làm Nga đưa tên lửa đạn đạo nguy hiểm tới sát Ukraine

Tình hình căng thẳng tại đông nam Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Nga tiếp tục đưa những vũ khí hạng nặng tới sát biên giới với Ukraine và mới nhất là sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo Iskander-M.

Trong những ngày qua căng thẳng tiếp tục leo thang tại khu vực Donbass và bán đảo Crimea, khi cả Nga và Ukraine liên tục có những tuyên bố cứng rắn đồng thời có những hành động “điều binh khiển tướng”, khiến nguy cơ chiến tranh nổ ra cao hơn bao giờ hết.
Trong những ngày qua căng thẳng tiếp tục leo thang tại khu vực Donbass và bán đảo Crimea, khi cả Nga và Ukraine liên tục có những tuyên bố cứng rắn đồng thời có những hành động “điều binh khiển tướng”, khiến nguy cơ chiến tranh nổ ra cao hơn bao giờ hết.
Để chứng minh cho những tuyên bố cứng rắn của mình, quân đội Nga đã có những hành động chuyển quân liên tiếp đến khu vực dọc biên giới Nga-Ukraine. Cụ thể là các đơn vị thuộc quân khu Tây Nam cùng các vũ khí hạng nặng liên tục được chuyển tới bán đảo Crimea.
Để chứng minh cho những tuyên bố cứng rắn của mình, quân đội Nga đã có những hành động chuyển quân liên tiếp đến khu vực dọc biên giới Nga-Ukraine. Cụ thể là các đơn vị thuộc quân khu Tây Nam cùng các vũ khí hạng nặng liên tục được chuyển tới bán đảo Crimea.
Trước đó Nga đã đưa đến Crimea những đơn vị thiết giáp hạng nặng, sau đó là các đơn vị xe tăng, pháo tự hành, siêu cối 2S4 cũng xuất hiện cùng các hệ thống phòng không tiên tiến như Pantsir-1, S-400 và các lực lượng hải quân, không quân.
Trước đó Nga đã đưa đến Crimea những đơn vị thiết giáp hạng nặng, sau đó là các đơn vị xe tăng, pháo tự hành, siêu cối 2S4 cũng xuất hiện cùng các hệ thống phòng không tiên tiến như Pantsir-1, S-400 và các lực lượng hải quân, không quân.
Mới nhất ngày hôm nay, một số hình ảnh đã xuất hiện trên mạng xã hội Nga về sự hiện diện của  tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, cũng đang trên đường tới khu vực biên giới.
Mới nhất ngày hôm nay, một số hình ảnh đã xuất hiện trên mạng xã hội Nga về sự hiện diện của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, cũng đang trên đường tới khu vực biên giới.
Theo trang tin “Người đưa tin quân sự” của Nga, những chiếc xe tên lửa đạn đạo Iskander-M đang tiến về phía biên giới Ukraine, thuộc biên chế của lữ đoàn tên lửa 119 của Quân khu Trung tâm, đơn vị này đóng quân tại thị trấn Elansky. Đây là một trong những vũ khí đáng sợ nhất của quân đội Nga.
Theo trang tin “Người đưa tin quân sự” của Nga, những chiếc xe tên lửa đạn đạo Iskander-M đang tiến về phía biên giới Ukraine, thuộc biên chế của lữ đoàn tên lửa 119 của Quân khu Trung tâm, đơn vị này đóng quân tại thị trấn Elansky. Đây là một trong những vũ khí đáng sợ nhất của quân đội Nga.
Liên Xô bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander vào cuối những năm 1980 để thay thế cho tên lửa đạn đạo OTR-23 SRBM. Sau khi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) cấm OTR-23 vào năm 1987, Liên Xô đã sử dụng lại động cơ tên lửa rắn của tên lửa OTR-23 cho thiết kế của tên lửa mới.
Liên Xô bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander vào cuối những năm 1980 để thay thế cho tên lửa đạn đạo OTR-23 SRBM. Sau khi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) cấm OTR-23 vào năm 1987, Liên Xô đã sử dụng lại động cơ tên lửa rắn của tên lửa OTR-23 cho thiết kế của tên lửa mới.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga tiếp tục phát triển tổ hợp tên lửa Iskander vào năm 1993. Năm 1998, Nga bắt đầu thử nghiệm cấp nhà nước đối với tên lửa này, hoàn thành 13 chuyến bay tại bãi thử Kasputin Yar cho đến năm 2005.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga tiếp tục phát triển tổ hợp tên lửa Iskander vào năm 1993. Năm 1998, Nga bắt đầu thử nghiệm cấp nhà nước đối với tên lửa này, hoàn thành 13 chuyến bay tại bãi thử Kasputin Yar cho đến năm 2005.
Hệ thống Iskander cuối cùng đã được đưa vào trang bị trong biên chế quân đội Nga vào năm 2006. Năm 2010, Nga đã thử nghiệm một phiên bản nâng cấp có mã định danh là 9M723-1 và chấp nhận đưa nó vào trang bị từ năm 2012.
Hệ thống Iskander cuối cùng đã được đưa vào trang bị trong biên chế quân đội Nga vào năm 2006. Năm 2010, Nga đã thử nghiệm một phiên bản nâng cấp có mã định danh là 9M723-1 và chấp nhận đưa nó vào trang bị từ năm 2012.
Iskander là một hệ thống tên lửa chiến thuật có khả năng phóng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình. Ký hiệu "Iskander" thường được sử dụng để xác định cả hệ thống phóng và tên lửa đạn đạo liên quan của nó. Loại tên lửa này bao gồm các phiên bản, Iskander-M (9M723) dành riêng cho quân đội Nga và Iskander-E (9M720) để xuất khẩu. Một biến thể thứ ba, là Iskander-K, sử dụng để bắn tên lửa hành trình SSC-7 (9M728).
Iskander là một hệ thống tên lửa chiến thuật có khả năng phóng tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa hành trình. Ký hiệu "Iskander" thường được sử dụng để xác định cả hệ thống phóng và tên lửa đạn đạo liên quan của nó. Loại tên lửa này bao gồm các phiên bản, Iskander-M (9M723) dành riêng cho quân đội Nga và Iskander-E (9M720) để xuất khẩu. Một biến thể thứ ba, là Iskander-K, sử dụng để bắn tên lửa hành trình SSC-7 (9M728).
Tên lửa đạn đạo 9M723 SRBM dài 7,3 m, đường kính 0,92 m, trọng lượng phóng 3.800 kg. Tên lửa sở hữu tầm bắn tối đa 500 km và mang tải trọng từ 480 đến 700 kg. Biến thể xuất khẩu, 9M720 có tầm bắn giảm 280 km trong khi mang tải trọng 480 kg.
Tên lửa đạn đạo 9M723 SRBM dài 7,3 m, đường kính 0,92 m, trọng lượng phóng 3.800 kg. Tên lửa sở hữu tầm bắn tối đa 500 km và mang tải trọng từ 480 đến 700 kg. Biến thể xuất khẩu, 9M720 có tầm bắn giảm 280 km trong khi mang tải trọng 480 kg.
Tên lửa 9M723 có đầu đạn tách rời có thể cơ động độc lập trong giai đoạn cuối. Sử dụng kết hợp dẫn đường tương quan địa hình quán tính, GLONASS và radar, tên lửa có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi và sai số chỉ từ 2-5 mét.
Tên lửa 9M723 có đầu đạn tách rời có thể cơ động độc lập trong giai đoạn cuối. Sử dụng kết hợp dẫn đường tương quan địa hình quán tính, GLONASS và radar, tên lửa có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi và sai số chỉ từ 2-5 mét.
Mỗi bệ phóng (9P78) được trang bị một mái bọc thép để bảo vệ hai tên lửa đạn đạo. Cabin được làm cứng chống lại các mối nguy hiểm về hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN) và nhiệt độ khắc nghiệt. Chiếc xe cũng có thể di chuyển với tốc độ lên đến 70 km/h và phạm vi hoạt động lên tới 1.100 km.
Mỗi bệ phóng (9P78) được trang bị một mái bọc thép để bảo vệ hai tên lửa đạn đạo. Cabin được làm cứng chống lại các mối nguy hiểm về hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN) và nhiệt độ khắc nghiệt. Chiếc xe cũng có thể di chuyển với tốc độ lên đến 70 km/h và phạm vi hoạt động lên tới 1.100 km.
Hiện tại, Nga đang vận hành 11 lữ đoàn chiến đấu Iskander-M. Lữ đoàn Iskander tiêu chuẩn bao gồm 12 chiếc xe vận chuyển TEL và các phương tiện hỗ trợ đi kèm. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Nga, Điện Kremlin có kế hoạch mở rộng các lữ đoàn Iskander của mình từ 12 lên 16 bệ phóng mỗi lữ đoàn.
Hiện tại, Nga đang vận hành 11 lữ đoàn chiến đấu Iskander-M. Lữ đoàn Iskander tiêu chuẩn bao gồm 12 chiếc xe vận chuyển TEL và các phương tiện hỗ trợ đi kèm. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Nga, Điện Kremlin có kế hoạch mở rộng các lữ đoàn Iskander của mình từ 12 lên 16 bệ phóng mỗi lữ đoàn.
Nga cũng đã triển khai Iskander-M tới Kaliningrad, nơi vũ khí này có thể nhắm vào các lực lượng NATO ở Ba Lan, các nước Baltic và Thụy Điển. Những cuộc triển khai này là một yếu tố quan trọng trong chính sách ngoại giao đáp trả của Nga.
Nga cũng đã triển khai Iskander-M tới Kaliningrad, nơi vũ khí này có thể nhắm vào các lực lượng NATO ở Ba Lan, các nước Baltic và Thụy Điển. Những cuộc triển khai này là một yếu tố quan trọng trong chính sách ngoại giao đáp trả của Nga.
Với sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo Iskander-M tại biên giới với Ukraine, đây được xem là hành động nguy hiểm nhất của quân đội Nga trong bối cảnh căng thẳng tại Donbass và Crimea leo thăng, cũng là tín hiệu gửi cho Ukraine rằng những lời tuyên bố của Nga không chỉ là trò đùa. Nguồn ảnh: QQ.
Với sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo Iskander-M tại biên giới với Ukraine, đây được xem là hành động nguy hiểm nhất của quân đội Nga trong bối cảnh căng thẳng tại Donbass và Crimea leo thăng, cũng là tín hiệu gửi cho Ukraine rằng những lời tuyên bố của Nga không chỉ là trò đùa. Nguồn ảnh: QQ.
Sức mạnh như vũ bão của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander - tổ hợp tên lửa "độc nhất vô nhị" của Nga hiện nay. Nguồn: RUPTLY.

GALLERY MỚI NHẤT