Du khách có thể trải nghiệm cảm giác đón năm mới tới hai lần nếu di chuyển từ đảo Kiritimati tới Hawaii trong cùng một ngày.
Trần Trân
Theo Tạp chí Địa lý Quốc gia, Kiritimati và 10 đảo san hô lân cận là địa điểm đón giao thừa sớm nhất thế giới. Cụ thể, thời khắc giao thừa tại đây vào 17h ngày 31/12 hàng năm (theo giờ Hà Nội).
Quốc đảo xinh đẹp Kiritimati là một địa điểm lý tưởng cho những khách du lịch ưa hoà mình vào thiên nhiên.
Trong quá khứ, Kiritimati và những hòn đảo lân cận không có người sinh sống. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, Kiritimati đã dần trở thành điểm đến lý tưởng cho những người ưa khám phá và yêu thích khung cảnh hoang sơ.
Một điều du khách không thể bỏ qua khi tới Kiritimati đón năm mới, đó là trải nghiệm ăn Tết tới 2 lần chỉ trong một ngày. Lý do là vì Kiritimati dù nằm ngay sát đảo Hawaii của Mỹ, nhưng lại nằm bên kia đường chuyển ngày quốc tế. Sau khi đón giao thừa tại Kiritimati, du khách vẫn thoải mái thời gian để có thể di chuyển tới Hawaii và... đón giao thừa thêm một lần nữa.
Dù nằm ngay sát đảo Hawaii, nhưng Kiritimati lại nằm ở "phía bên kia" đường đổi ngày quốc tế.
Trong quá khứ, Kiritimati từng có chung múi giờ với Hawaii. Tuy nhiên vào năm 1995, quốc đảo này đã điều chỉnh lại múi giờ. Việc đổi múi giờ cũng gây ra không ít khó khăn, ví dụ như khi giao thương hàng hoá với Hawaii, các công ty vận tải thực tế chỉ có 4 ngày làm việc một tuần - dù khoảng cách địa lý là rất gần.
Samoa và New Zealand là những quốc gia đón giao thừa ngay sau Kiritimati vào lúc 18h ngày 31/12 theo giờ Hà Nội. Trước đó, một phần của New Zealand là đảo Chatham sẽ đón năm mới vào lúc 17:15 theo giờ Hà Nội.
Bật mí cực thú vị phong tục đón Tết Nguyên đán của các nước Châu Á
(Kiến Thức) - Ngoài Việt Nam, một số quốc gia khác ở Châu Á như Hàn Quốc, Mông Cổ, Philippines, Singapore và Trung Quốc…vẫn duy trì phong tục truyền thống đón Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán.
Tết Nguyên đán là dịp lễ tết quan trọng nhất trong năm đối với người Trung Quốc. Vào dịp này, người dân sẽ trang trí nhà cửa bằng những vật dụng màu đỏ với ngụ ý mong muốn nhiều điều may mắn, tốt lành sẽ đến với họ vào năm mới.
Trong dịp Tết ở Trung Quốc, trẻ em và người già thường được mừng tuổi, gọi là lì xì. Tiền đựng trong phong bao màu đỏ với mong muốn chúc một năm có sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn.
Hoạt động đón mừng năm mới của người dân Philippines không thể thiếu các màn múa lân, múa rồng.
Bánh gạo ngọt (Tikoy) là món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Philippines, mang ý nghĩa cầu chúc cho mọi người trong gia đình luôn gắn kết bên nhau.
Ngoài ra, vào ngày Tết tại Philippines, người dân thường chọn và mua cho mình cũng như người thân trong gia đình những đồ vật có dáng dấp hoặc đan xen hình tròn như quần áo chấm bi, quả bóng... và cả những loại trái cây có hình tròn như cam, quýt,... với hy vọng về một năm mới tròn trịa và viên mãn.
Tại Hàn Quốc, vào những ngày Tết, mọi người thường mặc trang phục truyền thống Hanbok đề hành lễ thờ cúng tổ tiên, và tổ chức nhiều hoạt động vui chơi chào đón năm mới.
Những ngày Tết ở Singapore lại khá đặc biệt, khi diễn ra 3 lễ hội: Lễ hội hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay. Đối với Singapore, quả quýt được cho là thứ mang lại may mắn và hạnh phúc. Vì thế, vào ngày Tết, họ sẽ mời khách cũng như cả gia đình cùng ăn quýt hoặc một món ăn khác là cá.
Tết cổ truyền hay còn gọi là Tsagaan Sar (Tết Tháng Trắng) là một trong hai dịp lễ lớn nhất trong năm ở Mông Cổ. Ảnh: LF.
Trong ba ngày Tết, người Mông Cổ chỉ mặc trang phục dân tộc. Mọi người thường tụ họp tại nhà của người già nhất trong vùng. Sau đó, họ cùng nhau trò truyện, vui đùa, trao đổi các món ăn và thưởng thức chúng. Ảnh: BJ.
Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng.
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình ở Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên. Ảnh: Getty.
Tết cận kề, dân Trung Quốc ùn ùn về quê đoàn tụ gia đình
(Kiến Thức) - Khi Tết Nguyên đán 2020 đang cận kề, người dân Trung Quốc đã bắt đầu cuộc "xuân vận" lớn nhất hành tinh để về quê ăn Tết cùng gia đình.
Theo Business Insider, ước tính, khoảng 3 tỷ chuyến đi diễn ra trong kỳ xuân vận năm nay ở Trung Quốc, khi hàng trăm triệu người trên khắp nước này đã bắt đầu về nhà để đoàn tụ gia đình dịp Tết Nguyên Đán 2020. (Nguồn ảnh: Business Insider)
Cuộc xuân vận ở Trung Quốc năm nay dự kiến kéo dài 40 ngày, từ 10/1 đến 18/2.
Những ngày nay, các nhà ga ở Trung Quốc đều chật kín với rất nhiều hành khách chờ xe buýt, tàu, máy bay, phà,...
Trong 3 tỷ lượt hành trình dự kiến sẽ được thực hiện, có 2,43 tỷ lượt bằng ôtô, 440 triệu lượt bằng tàu hỏa, 79 triệu lượt bằng máy bay và 45 triệu bằng đường biển.
Theo đại diện Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, hơn 17.000 chuyến bay sẽ diễn ra mỗi ngày. Trong khi đó, khoảng 790.000 xe khách với sức chuyên chở tổng cộng 20,3 triệu hành khách và 19.000 tàu thủy với năng lực vận chuyển khoảng 830.000 hành khách dự kiến tham gia kỳ xuân vận.
Một trong những lý do chính dẫn đến mùa xuân vận khổng lồ ở Trung Quốc là đông đảo lao động sống ở làng mạc nông thôn nhưng làm việc ở các đô thị lớn. Phần lớn họ đều trở về nhà đoàn tụ với người thân vào dịp Tết.
Đối với quốc gia đông dân như Trung Quốc, dịp Tết thực sự dịp khiến ngành vận tải phải "đau đầu".
Tất cả các phương tiện giao thông như tàu hỏa, máy bay, phà... ở Trung Quốc sẽ phải hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu đi lại của dân chúng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Hé lộ cách đón Tết của Tổng thống Nga Vladimir Putin
Nếu không có lịch trình làm việc, Tổng thống Nga Vladimir Putin thích đón Tết ở nhà cùng người thân và bạn bè. Khi bận rộn, ông thường mừng năm mới ở xa nhà.
Nếu không có lịch trình làm việc, Tổng thống Putin thích đón Tết ở nhà cùng người thân và bạn bè, Thư ký báo chí Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết hồi năm 2019. Ảnh: TASS.
Trong kỳ nghỉ năm mới, Tổng thống Nga Putin thích dành thời gian chơi thể thao như trượt tuyết, khúc côn cầu trên băng hay bơi lội. Ảnh: Kremlin.
Khúc côn cầu là một trong những môn thể thao yêu thích của ông Putin. Ảnh: Kremlin.
Hồi năm 2018, lãnh đạo Nga đón năm mới tại nhà và sau đó tới Siberia, một vùng lạnh giá dưới -30 độ C. Ảnh: Time.
"Đó chỉ đơn giản là thói quen truyền thống. Thành thực mà nói, tôi không thích đi du lịch bất cứ đâu (nước ngoài). Tôi đã dành kỳ nghỉ năm mới ở nhà và sau đó đến Siberia vài ngày. Ở đó thực sự rất lạnh (-33 độ C), nhưng tôi thích nơi đó", ông Putin chia sẻ về kỳ nghỉ Tết năm 2018. Ảnh: Kremlin.
Một truyền thống mùa lễ hội mà Tổng thống Putin thường thực hiện là tham dự lễ Giáng sinh tại các nhà thờ khác nhau trên khắp đất nước. Năm 2006, ông đến thăm một nhà thờ ở Yakutia, nơi nhiệt độ vào thời điểm đó là -46 độ C.
Theo Russia Beyond, vì công việc bận rộn, Tổng thống Nga không ít lần phải đón Tết xa nhà. Chẳng hạn như, vào ngày 31/12/2013, Tổng thống Putin đích thân tới Khabarovsk, nơi trước đó đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận lũ lụt khiến 32.000 người dân địa phương phải sơ tán, RBC đưa tin. Ảnh: Reuters.
Có mặt tại Khabarovsk, nhà lãnh đạo Nga hỏi thăm tình hình người dân và chúc Tết họ, đồng thời kiểm tra nơi ở mới cho những cư dân bị ảnh hưởng. Ảnh: Russia Beyond.
Năm ngoái, Tổng thống Putin cho biết ông đón năm mới 2022 cùng gia đình. Tổng thống Nga còn nói đùa rằng ông ngồi để xem bản thân đọc bài phát biểu đầu năm mới hàng năm phát sóng trên truyền hình. Ảnh: Sputnik News.
Tổng thống Putin cũng tiết lộ rằng ông thường tự tay chọn quà năm mới cho các cháu. “Tôi không trực tiếp đi mua, nhưng ngày nay mọi người có thể chọn quà qua nhiều kênh khác nhau”, ông Putin nói. Ảnh: Reuters.
Nghe con gái nói có kẻ đang lấy trộm xe máy nhà mình, bác sĩ T. vừa hô hoán vừa chạy đến ngăn cản nên bị tên trộm đâm một nhát thấu ngực dẫn đến tử vong.
Tòa lâu đài cổ tích khiến nhiều người sửng sốt bởi thiết kế vô cùng nguy nga, tráng lệ. Từng chi tiết đều được thiết kế tỉ mỉ, sắc sảo và mang âm hưởng của kiến trúc thần thoại Hy Lạp.
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Nhiều nguồn tin cho biết, Á hậu Phương Nhi có thể sẽ chuyển về sống trong trong khu biệt thự xa hoa bậc nhất thủ đô, mỗi căn trị giá 300 - 500 tỷ đồng.
Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.
Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao, nhiều siêu thị ở Nghệ An luôn nhộn nhịp, đông khách. Trong khi đó, chợ truyền thống ảm đạm, lác đác người đi mua hàng.
Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tuyết Nguyên (Công ty Tuyết Nguyên) vừa được Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều công bố trúng 2 gói thầu mua sắm thiết bị.
Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.